Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thu giữ và chuyển hóa CO2 thành nguyên liệu hữu ích pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.01 KB, 5 trang )



Thu giữ và chuyển
hóa CO2 thành
nguyên liệu hữu ích






Với tỷ trọng rất lớn trong bầu khí
quyển, CO2 là một trong những khí
gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất
và cũng góp phần rất lớn vào việc
phá hủy tầng ozôn, gây ra biến đổi
khí hậu Trái Đất.
>> Công nghệ mới thu CO2 từ
ống khói
>> Lần đầu tiên Đức lưu trữ
CO2 vào lòng đất
Các quá trình được đề xuất từ trước
đến nay đối với việc thu giữ CO2
thường bao gồm các phản ứng tỷ
lượng với hydroxit để tạo thành
cacbonat hoặc bicacbonat và
chuyển hóa có xúc tác thành các
hợp chất hữu cơ như formaldehyt
và metanol. Quá trình chuyển hóa
có xúc tác là quá trình hiệu quả hơn
và thiết thực hơn trên quy mô lớn,


nhưng các chất xúc tác hiện nay
không thể được sử dụng cho CO2
trong không khí vì chúng cũng
đồng thời khử O2 là thành phần có
mặt trong không khí với tỷ lệ lớn
hơn nhiều so với CO2. Ngoài ra,
các phản ứng nói trên thường
không có tính chọn lọc và tạo ra
hỗn hợp các sản phẩm hữu cơ.
Các nhà hóa học tại Đại học Tổng
hợp Leiden, Hà Lan, mới đây đã
phát triển chất xúc tác có thể phản
ứng với CO2 từ không khí trong
môi trường xung quanh để tạo
thành một sản phẩm duy nhất là
oxalat - đây cũng là nguyên liệu
hữu ích để sản xuất metyl glycolat
và các hợp chất hữu cơ khác. Sau
khi phản ứng, chất xúc tác này
được tái sinh bằng phương pháp
điện hóa ở thế khử rất thấp, do đó
nó rất có lợi về mặt năng lượng.
Đáng chú ý là xúc tác mới này có
tính chọn lọc cao vì nó ưu tiên khử
CO2 so với O2 và bước điện hóa để
tái sinh xúc tác cần rất ít năng
lượng - điều đó cho thấy cấu trúc
của chất xúc tác này phù hợp gần
như hoàn hảo với cơ chế phản ứng
mà nó thúc đẩy.

Theo các nhà khoa học, sẽ còn cần
phải thực hiện nhiều nghiên cứu
tiếp theo trước khi chất xúc tác mới
này có thể được đưa ra áp dụng trên
quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, so
với các phương pháp khác dùng để
loại bỏ CO2 ra khỏi không khí thì
việc chuyển hóa khí gây hiệu ứng
nhà kính thành oxalat như trên hiện
đứng đầu về mặt hiệu suất phản
ứng, hiệu quả xúc tác và tính chọn
lọc .

×