Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân
và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Ðảng
cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam;
là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động.
Công đoàn có vai trò vô cùng quan trọng. Trong trường học nói riêng,
Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động; có trách nhiệm tham gia với Chính quyền bố trí, phân công tổ
chức phù hợp với điều kiện của nhà trường và điều kiện hoàn cảnh của từng
CBGV-CNV. Bên cạnh đó, quan tâm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của
người lao động. Đồng thời kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan và tổ
CBGV-CNV tham gia quản lý nhà trường. Ngoài ra, Công đoàn có trách nhiệm
tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật, giáo dục người lao động ý thức chấp hành
và tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, lao động có kỷ luật, có năng
suất, chất lượng và hiệu quả. Tổ chức, giáo dục, động viên CBGV-CNV phát
huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quan trọng hơn nữa, Công đoàn cùng với
Chính quyền tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi tiềm
năng của CBGV-CNV nhằm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học.
Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò quan trọng
đó của tổ chức Công đoàn trong trường học, rất cần thiết phải xây dựng một tập
thể công đoàn đoàn kết, mà ở đó có các công đoàn viên tích cực, vững vàng về
lập trường tư tưởng, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn.
Với những lý do trên, là một cán bộ công đoàn cơ sở. Tôi chọn đề tài
“Một số biện pháp xây dựng tập thể công đoàn vững mạnh” để nghiên cứu.
II. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài:
2.1. Cơ sở lý luận:
- Theo từ điển Tiếng Việt:
Công đoàn: Là tổ chức quần chúng của công nhân viên chức.
- Tại điều 1, khoản 1 Luật Công đoàn có nêu:
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân
và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
1
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
ra dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao
động.
- Tại điều 2 Luật Công đoàn nêu rõ:
+ Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất,
giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
+ Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ
quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế – xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm
vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ
quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
+ Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động
phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tại điều 2 Pháp lệnh cán bộ công chức có nêu:
Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân,
phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và
năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
- Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh là một trong 4 chương trình
lớn mà Công đoàn cấp trên thường xuyên chỉ đạo, và là mục tiêu quan trọng
của công đoàn cơ sở cần quan tâm thực hiện.
- Công đoàn cơ sở thực sự đoàn kết, vững mạnh là một trong những yếu
tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trong đơn vị.
Đồng thời nâng cao tinh thần đấu tranh phê bình và từ phê bình, giảm tuyệt đối
đơn thư khiếu kiện vượt cấp và tình trạng chia bè phái gây mất đoàn kết.
- Xây dựng tập thể công đoàn đoàn kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi
trường tốt cho các công đoàn viên trao đổi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
- Thực tiễn cho thấy những CĐCS đoàn kết, vững mạnh hoạt động phong
trào mạnh, thi đua sôi nổi và đạt kết quả cao.
- Tập thể công đoàn vững mạnh là nơi luôn quan tâm đến đời sống vật
chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên. Chế độ, quyền lợi của CBCC luôn
được giải quyết kịp thời. Tinh thần động viên, giúp đỡ nhau luôn được đề cao.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra một số biện pháp tích cực trong công tác xây dựng tập thể công
đoàn ở trường tiểu học.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
2
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
- Nghiên cứu biện pháp đã áp dụng để xây dựng tập thể công đoàn vững
mạnh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu sau:
+ Luật Công đoàn
+ Điều lệ Công đoàn Việt Nam
+ Luật Giáo dục
+ Điều lệ trường tiểu học
+ Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp.
- Nghiên cứu thực trạng:
+ Phân tích, đánh giá những biện pháp đã áp dụng trong việc xây dựng tổ
chức công đoàn ở Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng.
+ Phát hiện những ưu điểm và nhược điểm trong những biện pháp.
- Đề ra một số biện pháp phù hợp với thực tiễn của công đoàn trường, có
tác động tích cực tới việc xây dựng tập thể công đoàn vững mạnh.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp: + Phân tích
+ Tổng hợp
+ Thống kê
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Thực nghiệm
V. Thực trạng nghiên cứu:
5.1. Đặc điểm tình hình của Công đoàn Trường Tiểu học Thị trấn
Mường Ảng.
+ Công đoàn trường tiểu học Thị trấn Mường Ảng năm học 2009-2010
được biên chế tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 27đ/c
Trong đó: - Nữ: 24đ/c
- Dân tộc: 3đ/c
- Nữ dân tộc: 2đ/c
- Đảng viên: 11đ/c
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
3
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
+ Ban chấp hành công đoàn: 3đ/c
Trong đó: - Nữ 2đ/c
- Dân tộc: 0
+ Trình độ đào tạo: - Đại học: 4đ/c
- Cao đẳng: 9đ/c
- Trung cấp: 12đ/c
- Không đào tạo: 2đ/c (bảo vệ, phục vụ)
+ Trình độ tin học: - Trình độ A tin học ứng dụng: 25/27đ/c
+ Trình độ lí luận: - Trung cấp: 2đ/c
+ Tư tưởng lập trường, việc chấp hành Đường lối, Chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước:
Phần lớn đội ngũ có tư tưởng lập trường vững vàng, an tâm công tác,
chấp hành tương đối tốt mọi nội quy, quy chế của trường và của ngành đề ra.
+ Về chuyên môn: Phần lớn đội ngũ giáo viên đều có ý chí phấn đấu, học
và tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
5.2. Biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn của Trường TH Thị trấn.
Trong những năm trước, BCH công đoàn trường đã áp dụng một số biện
pháp sau:
+ Cùng với chính quyền quan tâm đến việc giải quyết chế độ cho đội ngũ
cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị.
+ Quan tâm thăm hỏi, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên khi bản
thân và gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Cùng chính quyền tạo điều kiện cho đội ngũ được tham gia các lớp bồi
dưỡng, lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tổ chức cho các thành viên các tổ chuyên môn giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm. Tổ chức gặp mặt dâu, dể nhân ngày lễ 8/3, 20/11 để trao đổi,
nhằm động viên tinh thần giúp đội ngũ thực hiện tốt việc trường cũng như việc
nhà.
+ Tổ chức các hoạt động thể thao hàng tuần để đội ngũ được tập luyện
nâng cao sức khỏe của mình.
5.3. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn
của Công đoàn trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng.
*/ Ưu điểm:
- Các biện pháp đã tác động phần nào làm thay đổi nhận thức của đội
ngũ cán bộ đoàn viên công đoàn, giúp họ ý thức nêu cao tinh thần trách nhiệm,
nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
4
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
- Đã quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đội
ngũ, giúp họ an tâm công tác, yêu nghề mến trẻ.
- Động viên kịp thời tinh thần của đội ngũ, xây dựng mối quan hệ mật
thiết, kêu gọi sự ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất từ các cá nhân hảo tâm,
người thân của mỗi thành viên đến hoạt động của Công đoàn.
- Đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo điều kiện để đội
ngũ học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
*/ Tồn tại:
- Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ chưa được thực hiện thường
xuyên.
- Việc kiểm tra, giám sát và xử lí vi phạm của thành viên vẫn còn cả nể,
mang nặng tình cảm cá nhân.
- Việc khen thưởng còn hạn chế.
PHẦN III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ CÔNG ĐOÀN
VỮNG MẠNH
Để xây dựng tập thể công đoàn vững mạnh, bản thân tôi đã cùng các
thành viên trong Ban chấp hành phát huy những biện pháp tích cực đã áp dụng,
khắc phục những biện pháp còn tồn tại bằng một số biện pháp sau:
1) Chú trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ về tổ
chức Công đoàn trong trường học nói riêng và các cơ quan tổ chức nói chung.
Giúp họ hiểu sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm công tác giáo
dục và sự cần thiết phải xây dựng tập thể công đoàn đoàn kết có các thành viên
tích cực, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng Thông qua tổ chức học tập lại
Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn, Luật Giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học,
Nghị quyết của Đảng và các chính sách của Nhà nước. Triển khai các văn bản
chỉ đạo và Nghị quyết của Công đoàn cấp trên để các thành viên hiểu, đồng
thời có thể tuyên truyền vận động mọi người đoàn kết cùng thực hiện tốt vai
trò, trách nhiệm của mình.
2) Cùng với chính quyền phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ
chuyên môn, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình từng thành viên. Thường xuyên
động viên tinh thần của đội ngũ như: quan tâm đến đời sống vật chất và tinh
thần của các thành viên; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên phát triển
kinh tế tăng thêm thu nhập của gia đình ổn định cuộc sống.
3) Cùng chính quyền xây dựng quy chế phối hợp hoạt động chặt chẽ cho
từng năm học. Qua đó để mọi thành viên thấy được sự đoàn kết, thống nhất
trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động của nhà trường và công đoàn trường của
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
5
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn. Quan đó làm họ yên tâm, bám
lớp, bám trường, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và chia sẻ cùng đồng nghiệp.
4) Quan tâm và sẵn sàng chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống và
trong công tác với công đoàn viên, tôn trọng và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng,
ý kiến của họ. Từ đó nghiên cứu áp dụng phù hợp với thực tiễn của đơn vị,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy năng lực bản thân hoàn thành
tốt việc trường và việc nhà.
5) Cùng chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia
các lớp bồi dưỡng, các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ
chức có chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, trường. Tổ chức các
chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học để các thành viên
có dịp được trao đổi, học tập lẫn nhau để bổ sung những thiếu sót của mình.
6) Tổ chức thường kì các buổi sinh hoạt công đoàn, thẳng thắn đánh giá
để các thành viên thấy được ưu điểm và những tồn tại của cá nhân cũng như tập
thể. Thảo luận, trao đổi thống nhất phương hướng khắc phục trong thời gian tới
để phát huy tinh thần dân chủ trong tập thể, tạo điều kiện để các thành viên bộc
bạch, trao đổi sáng kiến, nhận định của mình trong việc giải quyết các nhiệm
vụ.
7) Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao giữa
các tổ chuyên môn, giữa Đoàn thanh niên với Công đoàn và giao lưu với các
câu lạc bộ của trường bạn để mọi thành viên được tham gia, được thể hiện cái
tôi của mình. Đồng thời giúp họ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi do sức ép công
việc
8) Tổ chức các buổi lao động công đoàn làm sạch, đẹp môi trường cơ
quan để các thành viên được tham gia, đồng thời giúp họ thấy được ý nghĩa của
các phong trào, thấy được ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên.
Qua đó góp ý, rút kinh nghiệm để từng thành viên dần hoàn thiện và hòa mình
vào hoạt động tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
9) Cùng chính quyền tổ chức trọng thể các buổi lễ như: Khai giảng năm
học mới; sơ kết, tổng kết năm học; các lễ kỉ niệm trong năm để mọi thành
viên thấy được tinh thần nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên của Ban
giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, từ đó tự họ ý thức, nêu cao tinh thần
trách nhiệm của mình, phát huy vai trò của mình trong tập thể.
10) Thường xuyên cùng chính quyền, quan tâm giải quyết kịp thời mọi
chế độ cho từng thành viên. Luôn luôn đấu tranh bảo vệ quyền lợi, chế độ
chính đáng của họ theo quy định hiện hành. Giúp họ an tâm công tác, tin tưởng
vào tổ chức Công đoàn.
11) Cùng chính quyền theo dõi, nhắc nhở kịp thời việc thực hiện những
quy định về nề nếp, chuyên môn mà nhà trường và ngành đã đề ra. Xử lý thấu
đáo mọi vi phạm, những hành vi thiếu tích cực của thành viên bằng phương
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
6
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
pháp trao đổi trên cơ sở những quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường
Tiểu học, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nội quy, quy chế
mà nhà trường cũng như ngành đề ra. Từ đó giúp họ hiểu sâu sắc hơn và thực
hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình.
12) Chú trọng xây dựng các phong trào thi đua trong đơn vị. Thường
xuyên đánh giá, nêu gương những cá nhân, tập thể có thành tích tốt và đề nghị
khen thưởng kịp thời để toàn thể thành viên thấy được ý nghĩa và giá trị của
danh hiệu thi đua, sự công bằng giữa công và thưởng trong công tác thi đua, từ
đó nỗ lực phấn đấu theo mục tiêu mà cá nhân và tập thể đã đề ra.
13) Chú trọng công tác phát triển đảng viên, thường xuyên theo dõi, giúp
đỡ những thành viên tích cực để họ sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng
để họ hiểu sâu sắc hơn lí tưởng cách mạng của Đảng, tinh thần trách nhiệm của
những người đảng viên trong mọi hoạt động của công đoàn nói riêng, hoạt
động của nhà trường nói chung.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Kết quả:
Năm học 2009-2010, với mục tiêu xây dựng tập thể công đoàn vững
mạnh, bằng một số biện pháp trên đã mang lại kết quả cụ thể như sau:
+ Toàn thể đội ngũ đều an tâm công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, lối
sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
+ 100% thành viên thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng,
Pháp luật của Nhà nước. Không có thành viên nào vi phạm tệ nạn xã hội.
+ Các phong trào, các cuộc vận động do ngành và công đoàn ngành phát
động được toàn thể thành viên hưởng ứng thực hiện. Chất lượng dạy – học từng
bước được nâng lên (Giáo viên được xếp loại chuyên môn giỏi: đ/c; loại khá:
đ/c. Học sinh giỏi: ;học sinh tiên tiến: ; học sinh hoàn thành chương trình tiểu
học: 54/54), môi trường trường học được cải thiện xanh, sạch, đẹp. Nhà trường
tiếp tục được UBND huyện công nhận trường có đời sống văn hóa
+ Có 8/27 thành viên được công nhận là điển hình tiên tiến trong phong
trào thi đua dạy – học.
+ Câu lạc bộ bóng chuyền nữ đạt giải nhất cuộc thi vòng cụm và vòng
huyện.
+ Tổ nữ công được UBND huyện Mường Ảng tặng Giấy khen: Tập thể
có thành tích xuất sắc trong phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” giai
đoạn 2005-2009.
+ Tập thể đoàn kết, không có hiện tượng chia bè phái gây mất đoàn kết
nội bộ.
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
7
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
+ Có 01 công đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt
Nam; 05 công đoàn viên được đi học lớp tìm hiểu về Đảng.
+ 100% CBGV áp dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học.
II. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Một số biện pháp xây
dựng tập thể công đoàn vững mạnh”, bản thân tôi đã rút ra một số bài học sau:
1) Ban chấp hành công đoàn phải đoàn kết nhiệt tình, tâm huyết, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Luôn thống nhất cao mọi kế
hoạch hoạt động của công đoàn và việc đánh giá hoạt động của từng thành
viên.
2) Phối hợp với Ban giám hiệu xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động
giữa Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn phù hợp với đặc điểm tình
hình từng năm học.
3) Nghiêm túc tổ chức cho các thành viên học tập Luật Công đoàn, Điều
lệ Công đoàn và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Triển khai và tổ chức
thực hiện các văn bản chỉ đạo của công đoàn cấp trên.
4) Phối hợp cùng chính quyền tổ chức phát động các phong trào thi đua,
các cuộc vận động đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo của ngành để các thành viên
nhận thấy trách nhiệm của mình trong tập thể.
5) Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên từ việc phân công
nhiệm vụ, tạo điều kiện cho họ được theo học các lớp nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ, tạo điều kiện để họ được sáng tạo và phát huy năng lực bản thân.
6) Nắm bắt kịp thời mọi đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường về năng
lực và ý thức chấp hành nội quy của từng thành viên để có những đánh giá
chính xác, góp ý cần thiết để thay đổi nhận thức và hành vi của thành viên.
7) Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện ngày giờ công và nề nếp của các
thành viên. Đánh giá nghiêm túc việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên trong
cuộc họp định kỳ của tháng và lấy đó làm căn cứ bình xét từng đợt thi đua
trong năm.
8) Cùng chính quyền tổ chức có ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm để
nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ.
9) Chú trọng tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hoạt động tập
thể để mọi thành viên được tham gia.
10) Xây dựng quỹ công đoàn và thống nhất chi hợp lí với thực tiễn của
Công đoàn trường. Công khai việc thu chi quỹ hàng tháng để mọi thành viên
theo dõi, nắm bắt.
11) Đẩy mạnh công tác kiểm tra của UBKT Công đoàn. Luôn tôn trọng
và lắng nghe ý kiến của mọi thành viên, bảo lưu ý kiến của họ và nghiên cứu áp
dụng vào thời điểm phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị.
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
8
Một số biện pháp xây dựng tập thể Công đoàn vững mạnh
12) Quan tâm công tác thi đua khen thưởng, xây dựng phong trào thi đua
trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Đề nghị khen thưởng đúng người
đúng việc, đảm bảo công bằng, khách quan.
13) Chú trọng đến công tác phát triển đảng viên trong đơn vị, luôn quan
tâm giúp đỡ những thành viên tích cực để họ sớm được đứng trong hàng ngũ
của Đảng.
II. Những kiến nghị đề xuất:
1. Nhà trường:
- Phối hợp thường xuyên cùng Công đoàn trong việc tổ chức, triển khai
mọi hoạt động của Công đoàn cũng như hoạt động của nhà trường.
- Chú trọng xây dựng nề nếp dạy – học và công tác thi đua khen thưởng.
- Tổ chức thường xuyên các chuyên đề để các thành viên được trao đổi
học tập lẫn nhau. Tạo điều kiện thuận lợi để họ được học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Đầu tư xây dựng tường bao, nhà hiệu bộ và các phòng chức năng để
thuận lợi cho mọi hoạt động của công đoàn cũng như của nhà trường.
- Trang cấp thêm đồ dùng - thiết bị, tài liệu tham khảo về công tác quản
lí, phương pháp giảng dạy để cán bộ, giáo viên có điều kiện nghiên cứu, học
tập phát huy tốt năng lực chuyên môn của mình.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG TĐKT
Mường Ảng, ngày 30 tháng 4 năm 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Văn sơn
Nguyễn Văn Sơn – Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
9