Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hướng dẫn Quy trình gieo cấy giống lúa Thiên ưu 9 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.77 KB, 4 trang )


Hướng dẫn Quy trình gieo cấy
giống lúa Thiên ưu 9




Thiên ưu 9 là một giống lúa lai 3 dòng của công ty TNHH CP kỹ
thuật sinh vật Vũ Đại Thiên Nguyên Vũ Hán – Trung Quốc chọn tạo và
sản xuất.
1. Đặc điểm sinh học
Giống Thiên ưu 9 là giống ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ
xuân 127 - 132 ngày, mùa:107 -110 ngày, chiều cao cây: 115 -120 cm đẻ
nhánh khoẻ, hình dáng gốc đẹp, thân to khoẻ, lá thẳng, chịu rét khá giai đoạn
mạ, (bộ rễ to, khoẻ ), cứng cây chống đổ tốt, kháng sâu bệnh tốt, đặc biệt
trong vụ mùa tại một số điểm có thể kháng được bệnh bạc lá, chịu thâm canh
cao.
Thiên ưu 9 có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo tơi, bông
to nhiều hạt. Khối lượng 1000 hạt 29 – 30 gram.
Năng suất trung bình đạt: 70-75 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt trên
95 tạ/ha. Năng suất cao hơn so với giống Nhị ưu 838 là 10-15%.
2. Kỹ thuật canh tác
Giống Thiên ưu 9 gieo cấy được 2 vụ/năm.
Lượng giống dùng: 0,8 – 1,0 kg/sào (360m2), gieo mạ thưa để mạ
ngạnh trê.
* Thời vụ:
- Vụ xuân muộn mạ sân gieo từ 25/1 đến 10/2, gieo thẳng từ 5-15/2,
cấy khi mạ đạt 3-4 lá, nếu trời rét cần che phủ nilon.
- Vụ mùa: gieo mạ từ 5-20/6, tuổi mạ cấy 10-12 ngày, tương đương 3-
4 lá. Mạ gieo thưa, đanh dảnh, ngạnh trê (cấy mạ xúc là tốt nhất hoặc gieo
vãi)


- Mật độ cấy: 40 – 45 khóm/m2, cấy từ 1-2 dảnh/khóm,yêu cầu cấy
nông tay.
3. Phân bón: lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2)
- Phân chuồng : 400kg, Supelan:15-20kg, Đạm ure 7-9kg, Kali 8-
10kg, yêu cầu bón phân cân đối N:P:K sớm để lúa đẻ nhánh tập trung, bón
nặng đầu nhẹ cuối (Đây là giống ngắn ngày không nên cấy mạ quá tuổi).
4. Kỹ thuật cấy và chăm sóc
+ Cách bón: Toàn bộ phân chuồng + supelân + 3 kg đạm + 3 kg kali
dùng bón lót
Bón thúc1: Lúa bắt đầu đẻ nhánh 5 kg đạm + 2 kg kali
Bón thúc 2: Nuôi đòng bón hết số phân còn lại
* Lưu ý: không được bón phân khi nhiệt độ dưới 15 0C, điều tiết nước
hợp lý.
5. Kỹ thuật điều tiết nước.
- Sau cấy giữ lớp nước nông vừa phải giúp cây lúa đẻ nhánh thuận lợi,
khi lúa đẻ kín hàng (sau cấy khoảng 30 -35 ngày), rút nước phơi ruộng để
nứt nẻ chân chim, sau đó cho nước to trở lại ruộng bình thường.
6. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra phát hiện phòng trừ
sâu bệnh kịp thời và chim chuột phá hại…
- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân các loại thuốc Karate 2.5 EC,
Regent 800WG, Thianmectin 0.50 ME.
Chú ý: Đây là giống có ưu thế lai, không dùng hạt thương phẩm để
làm giống cho vụ sau.

×