Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương môn học văn học mỹ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.23 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
VĂN HỌC MĨ
(American Literature)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
TS. Đào Duy Hiệp - ThS. Lê Nguyên Long
HÀ NỘI – 2007
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
VĂN HỌC MĨ
(American Literature)
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Họ và tên: Đào Duy Hiệp
Chức danh: Giảng viên chính, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học
Điện thoại: 0983318553; 5620956 (NR)
Email: ;
Các hướng nghiên cứu chính:
1.2. Họ và tên: Lê Nguyên Long
Chức danh: Giảng viên, Thạc sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học
Điện thoại: 0914273794
Email:


Các hướng nghiên cứu chính:
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Văn học Mĩ
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Bắt buộc
Môn học tiên quyết: Văn học Hi Lạp – La Mã cổ đại và Phục hưng
phương Tây; Văn học Pháp và châu Âu các thế kỉ XVII, XVIII, XIX
Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học: Sinh viên đọc trước sách, tài liệu nghiên
cứu do giảng viên cung cấp
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lí thuyết : 25
+ Làm bài tập trên lớp : 02
+ Thảo luận : 02
+ Thực hành : 0
+ Tự học xác định : 01
2
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng
3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
3. Mục tiêu của môn học
* Kiến thức:
- Chỉ ra được những nét cơ bản về lịch sử, địa lí, chính trị quan trọng
của nước Mĩ: quá trình di dân, quá trình thực dân và khai phá những miền
đất rộng lớn…
- Chỉ ra được đặc trưng cơ bản trong văn hoá, tính cách của con người
Mĩ được kết hợp từ mạch nguồn châu Âu và hình thành, biến đổi cùng với
quá trình thực dân, khai phá buổi đầu ấy.
- Chỉ ra được tiến trình của văn học Mĩ, một nền văn học non trẻ

nhưng có gia tốc lớn, và chỉ với 2 thế kỉ (XIX và XX) từ sau khi giành độc
lập, đã gia nhập thực sự vào nền văn học thế giới, có đóng góp không nhỏ
cho nền văn học nhân loại.
- Có cái nhìn so sánh để thấy được giao lưu và ảnh hưởng của văn
hoá, văn học Mĩ đối với Việt Nam.
- Có cái nhìn liên ngành và liên khu vực để có tầm nhìn khái quát và
sâu rộng về thế giới, góp phần hình thành nên kĩ năng cho công việc và cho
cuộc sống trong tương lai
* Kĩ năng:
- Rèn luyện cả kĩ năng bao quát liên ngành và kĩ năng chuyên sâu về
một lĩnh vực cụ thể, cả hai kĩ năng này cùng bổ sung cho nhau
- Có kĩ năng làm việc theo nhóm và khả năng phối hợp, hợp tác
- Có kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách chủ động, độc lập
- Có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá
* Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, từ đó có ý thức trau
dồi và tự nâng cao, bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ cho
tương lai
- Có cái nhìn khoa học và khách quan khi đánh giá vấn đề và nhìn
nhận cuộc sống.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và quan
trọng về văn học, văn hoá của nước Mĩ với ý nghĩa như là một trong những
nền văn học vĩ đại và quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hoá,
văn học thế giới, đặc biệt là trong kỉ nguyên hiện đại và thời kì đương đại.
Nước Mĩ, với tư cách là một lãnh thổ, và một nền văn hoá, đã có trước khi
có tên gọi của nó như hiện nay. Quá trình thực dân của người phương Tây
đã biến vùng đất này trở nên có một vị trí đặc biệt trong bản đồ thế giới
hiện đại. Kể từ cuối thế kỉ XV khi người châu Âu bắt đầu đặt chân đến
3

mảnh đất này, đặc biệt chỉ với 2 thế kỉ XIX và XX, nước Mĩ đã vươn lên
không ngừng và phát huy tầm ảnh hưởng của nó. Do vậy, môn học này,
bên cạnh việc cung cấp cái nhìn văn học sử về nền văn học Mĩ, những kiệt
tác của những tác gia tiêu biểu, còn có ý nghĩa trong việc giúp người học có
được những kiến thức về văn hoá, tính cách Mĩ, từ đó nhìn ngược trở lại
nền văn học nước nhà với hi vọng rút ra được những kinh nghiệm để phát
triển nền văn học, văn hoá dân tộc.
5. Nội dung chi tiết môn học
Phần 1: Văn học Mĩ thế kỉ XIX
1. Khái quát văn học, văn hoá Mĩ từ buổi đầu cho đến hết thế kỉ XIX
1.1. Khái quát về lịch sử, địa lí, văn hoá Mĩ
1.1.1. Những người châu Âu đầu tiên đến Thế giới Mới (New World)
cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI
1.1.2. Quá trình thực dân hoá và khai phá miền đất mới trong hai thế kỉ
XVII và XVIII
1.1.3. Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kì
vào năm 1776
1.2. Nước Mĩ: một nền văn hoá và văn học độc lập hay không (hay chỉ
là một sự nối dài của châu Âu)?
1.2.1. Các quan niệm về văn hoá
1.2.2. Nền văn hoá, văn học Mĩ là một nền văn học dần dần trưởng
thành và khẳng định tính độc lập của mình so với châu Âu
1.3. Những gương mặt tiêu biểu trước thời kì độc lập
1.4. Những phong cách và những nhà văn Mĩ tiêu biểu trong thế kỉ XIX
2. Edgar Allan Poe (1809-1949)
2.1. Poe, một trong những ông tổ và đỉnh cao của loại hình truyện kì ảo
2.2. Poe, người khai sinh ra loại hình truyện trinh thám
2.3. Thơ của Poe, cội nguồn của thơ tượng trưng
2.4. Poe và nền lí luận văn học Mĩ thế kỉ XIX
3. Mark Twain (1835-1910)

3.1. Một cuộc đời nhiều gian truân và một sự nghiệp vinh quang
3.2. Nghệ thuật hài hước trong Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer
và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn
3.3. Hiện thực nước Mĩ trong sáng tác của Mark Twain
4. Jack London (1876-1916)
4.1. Nhà văn tiêu biểu cho ý chí Mĩ
4.2. Kiểu nhân vật người hùng trong sáng tác của Jack London
4.3. Nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật trong sáng tác của Jack London
* Nội dung liên quan gần (nên biết)
- Những nền văn học khác ở châu Mĩ, đặc biệt là văn học châu Mĩ Latin
4
- Mối quan hệ qua lại của Mĩ và châu Âu, cả trên phương diện sáng
tác và lí luận.
Phần 2: Văn học Mĩ thế kỉ XX
5. Khái quát về văn học Mĩ thế kỉ XX
5.1. Những tiền đề cho văn học hiện đại: những cải cách xã hội có quy
mô lớn làm biến đổi sâu sắc đến đời sống;
5.2. “Thế hệ vứt đi” (Lost generation) sau Đại chiến thứ nhất: phản
ứng lại sự trống rỗng của đời sống tinh thần trong xã hội hiện đại; “thời đại
nhạc Jazz” với những mộng tưởng tiêu tan;
5.3. Chiến tranh và những rạn nứt niềm tin.
5.4. Những gương mặt mới của văn học: Theodore Dreiser (1871-
1945), nhà văn hiện thực, tác giả của Bi kịch Mĩ - khát vọng làm giàu và
những đổ vỡ; Willa Cather (1873-1947); Eugene O’Neill (1888-1953), nhà
soạn kịch nổi tiếng, Nobel văn học năm 1936; John Dos Passos (1896-
1970), nhà tiểu thuyết với những cách tân lớn “kĩ thuật cắt dán” và “con
mắt điện ảnh”;
5.5. Nổi bật nhất là W.Faulkner và E.Hemingway.
6. William Faulkner (1897-1962)
6.1. Âm thanh và Cuồng nộ (The Sound and the Fury - 1929): giới

thiệu tác phẩm; tóm tắt sơ qua về nội dung và nghệ thuật; tiếng vang của
tác phẩm (những ý kiến; những công trình nghiên cứu);
6.2. Cấu trúc tác phẩm: thời gian, giao hưởng, dòng ý thức (lưu ý về
khái niệm này: sự ra đời, tác giả của khái niệm Stream of Consciousness
(Henry James, 1843-1916), ý nghĩa và sự thể hiện nó trong tác phẩm như
thế nào?); * Phát cho SV tài liệu
6.3. Cấu trúc thời gian:
6.3.1. Hình thức tác phẩm: bốn chương bằng các con số năm tháng (sự
sai trật ở chương 2). Giải thích sự sai trật này.
6.3.2. Hình thức in ấn: quá khứ được in nghiêng đan xen hiện tại đầy
“cuồng nộ” của thằng khùng Benjy.
6.3.3. Thời gian trong dòng ý thức
7. William Faulkner (tiếp)
7.1. Phân tích trích đoạn: về nhân vật, về dòng ý thức, thời gian,
7.1.1. Thời gian trong dòng ý thức: hiện tại của các đối thoại; cảnh trí
(décor) đan lẫn với quá khứ trong dòng ý thức của nhân vật
7.1.2. Nhân vật với các nhịp của bản giao hưởng (Benjy, Quentin, Jason)
7.1.3. Cấu trúc giao hưởng của toàn tác phẩm: moderato, adagio,
allegro, allegro furioso, allegro religioso, allegro barbaro và lento. Giải
thích ý nghĩa của các tiết tấu giao hưởng đối với việc khắc họa nhân vật,
với tiết tấu tác phẩm.
5
7.2. Phân tích toàn tác phẩm: về nội dung và nghệ thuật tác phẩm;
giảng viên gợi ý để SV tìm hiểu về tính hiện đại của tác phẩm,
8. Ernest Hemingway (1899-1961)
8.1. Nguyên lí “tảng băng trôi”: về nội dung khái niệm; tại sao lại sử
dụng nó; tác dụng; ý nghĩa thẩm mĩ,
8.2. Đối thoại: các thủ pháp, chức năng của đối thoại trong sáng tác
Hemingway
8.2.1. Đối thoại mang tính trần thuật: “kể chuyện”, qua đó độc giả có

thể nắm được cốt truyện hoặc tình tiết;
8.2.2. Đối thoại miêu tả: di chuyển điểm nhìn sang nhân vật
8.2.3. Đối thoại giống độc thoại nội tâm
8.2.4. Đối thoại “khô” thuần thông tin (đối thoại “báo chí”)
8.2.5. Đối thoại quãng lặng: rạn nứt, thiếu cảm thông hoặc đã quá hiểu
nhau; sự rời rạc, cô đơn;
8.2.6. Đối thoại thiếu tính nhân quả
8.3. Phân tích tác phẩm: Rặng đồi tựa đàn voi trắng (1927); Một nơi
sạch sẽ và sáng sủa (1933).
Giảng viên gợi ý để SV tìm hiểu về tính hiện đại của tác phẩm,
9. Ernest Hemingway (tiếp): Ông già và biển cả (The Old Man and the
Sea) (1952)
9.1. Đối thoại:
9.1.1. Đối thoại mang tính trần thuật: “kể chuyện”, qua đó độc giả có
thể nắm được cốt truyện hoặc tình tiết;
9.1.2. Đối thoại miêu tả: di chuyển điểm nhìn sang nhân vật
9.2. Độc thoại nội tâm
9.3. Ý nghĩa, nội dung tác phẩm
10. Tổng ôn
10.1. Lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học Mĩ thế kỉ XIX;
10.2. E.Poe và những thể loại văn học: trinh thám, thơ, truyện kì ảo; lí
luận,
10.3. Hiện thực Mĩ và cái hài trong sáng tác của Mark Twain;
10.4. Ý chí Mĩ: nhân vật người hùng và thế giới loài vật trong sáng tác
của Jack London;
10.5. Văn học Mĩ thế kỉ XX; những tiền đề xã hội, lịch sử, văn hóa;
những tác gia tiêu biểu;
10.6. W.Faulkner với những cách tân lớn về tiểu thuyết (thời gian,
dòng ý thức, nhân vật, đối thoại, cấu trúc tác phẩm);
10.7. Âm thanh và Cuồng nộ và những cách tân: một tác phẩm lớn về

nhiều mặt;
10.8. Đối thoại Hemingway: chức năng, ý nghĩa thẩm mĩ;
10.9. Ông già và biển cả với những ý nghĩa về cuộc đời, số phận con
người; sự đa âm trong cái cô đơn, vinh quang và cay đắng.
6
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
* Tác phẩm
[1]. William Faulkner, Âm thanh và cuồng nộ, Phan Đan, Phan Linh Lan
dịch, Nxb. Hội nhà văn, 1992.
[2]. E.Hemingway, Tuyển tập truyện ngắn, (Lê Huy Bắc, Đào Thu Hằng
dịch), Nxb. Văn học, 2005.
[3]. E.Hemingway, Ông già và biển cả, Lê Huy Bắc dịch, Nxb. Lao động,
2006.
[4]. Jack London, Tuyển tập truyện ngắn, Phạm Sông Hồng tuyển chọn,
Nxb. Hội nhà văn, 1997.
[5]. Mark Twain, Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Nxb. Văn học,
1998.
[6]. Mark Twain, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Nxb. Văn
học, 1998.
[7]. Edgar Allan Poe, Tuyển tập, nhiều người dịch, Nxb. Văn học, H,
2003.
* Giáo trình, sách nghiên cứu:
[8]. Lê Huy Bắc, Văn học Mĩ, Nxb. Đại học Sư phạm, 2002.
[9]. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam,
Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu, Văn học phương
Tây, Nxb. Giáo dục, 1998.
[10]. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
6.2. Học liệu tham khảo

* Tác phẩm
[11]. Các tác phẩm khác của E.Poe, J.London, M.Twain, W.Faulkner,
E.Hemingway,…
* Sách nghiên cứu:
[12]. Lê Đình Cúc, Văn học Mĩ, mấy vấn đề và tác giả, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2001.
[13]. Nguyễn Đức Đàn, Hành trình văn học Mĩ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1996.
[14]. Jean-Pierre Fichou, Văn minh Hoa Kỳ, Dương Linh dịch, Nxb. Thế
giới, Hà Nội, 2002.
[15]. Michel Fragonard, Văn hoá thế kỉ XX - Từ điển lịch sử văn hoá, Chu
Tiến Ánh dịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
[16]. P. Ilin, E.A.Tzurganova (chủ biên), Các khái niệm và các thuật ngữ
của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ 20, Đào
Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2003.
[17]. E.M.Meletinsky, Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song
Mộc dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
7
[18]. Hữu Ngọc, Hồ sơ văn hoá Mĩ, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2000.
[19]. Alain Touraine, Phê phán tính hiện đại (phương Tây), Huyền Giang
dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2003.
[20]. Kathryn Vanspanckeren, Phác thảo văn học Mĩ, Lê Đình Sinh, Hồng
Chương dịch, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
[21]. Marcus Cunliffe, The Literature of the United States, Penguin Book, 1967.
[22]. D.H. Lawrence, Studies in Calassic American Literature, The Viking
Press, Inc., 1971.
[23]. Michael Ryan, Literary Theory: A Practical Introduction (Second
Edition), Blackwell Publishing, 2007.
[24]. George Snell, The Shapers of American fiction 1798-1947, Cooper
Square Publishers, Inc., New York, 1961.

[25]. Tocqueville, Nền dân trị Mĩ (2 tập), Phạm Toàn dịch, Nxb. Tri thức, 2006.
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực
hành
Tự
học

thuyết
Bài
tập
Thảo
luận
1. Khái quát văn học, văn
hóa Mĩ
2 0 0 0 0 2
2. Edgar Allan Poe 2 0 0 0 0 2
3. Mark Twain 2 0 0 0 0 2
4. Jack London 2 0 0 0 0 2
5. Khái quát về văn học
Mĩ thế kỉ XX
2 0 0 0 0 2
6. William Faulkner 2 2 0 0 0 4
7. Trích đoạn tác phẩm
của William Faulkner
2 0 2 0 0 4

8. Ernest Hemingway 6 0 0 0 0 6
9. Tác phẩm
Ông già và biển cả
3 0 0 0 1 4
8
10.Tổng kết 2 0 0 0 0 2
Tổng 25 2 2 0 1 30
7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình
thức
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị
Nội dung 1. Khái quát văn học, văn hóa Mĩ (Tuần 1)
TUẦN 1

thuyết
2 giờ
- Khái quát về lịch sử, địa lí, văn
hoá Mĩ
- Nước Mĩ có một nền văn hoá và
văn học độc lập hay không?
- Những gương mặt tiêu biểu trước
và sau thời kì độc lập
- Đọc trước tác phẩm,
giáo trình, tài liệu
- Ghi chép
- Phát biểu xây dựng bài
Nội dung 2. Edgar Allan Poe (1809-1949) (Tuần 2)
TUẦN 2


thuyết
2 giờ
- Poe, một trong những ông tổ và
đỉnh cao của loại hình truyện kì ảo
- Poe: loại hình truyện trinh thám
- Thơ tượng trưng của Poe
- Poe và nền lí luận văn học Mĩ thế
kỉ XIX
- Poe với kĩ thuật truyện ngắn
- Đọc trước tác phẩm,
giáo trình, tài liệu
- Ghi chép
- Phát biểu xây dựng bài
Nội dung 3. Mark Twain (1835-1910) (Tuần 3)
TUẦN 3

thuyết
2 giờ
Mark Twain
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
- Nghệ thuật hài hước
- Hiện thực nước Mĩ trong sáng tác
của Mark Twain
- Đọc trước tác phẩm,
giáo trình, tài liệu
- Phát biểu xây dựng bài
Nội dung 4. Jack London (1876-1916) (Tuần 4)
TUẦN 4


thuyết
2 giờ
- Jack London với kiểu nhân vật
người hùng
- Thế giới loài vật
- Đọc trước tài liệu
- Phát biểu thảo luận, xây
dựng bài
9
Hình
thức
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị
- Phân tích văn bản trích đoạn tác
phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã
- Ghi chép
Nội dung 5. Khái quát về văn học Mĩ thế kỉ XX (Tuần 5)
TUẦN 5

thuyết
2 giờ
- Văn học Mĩ thế kỉ XX: những tiền
đề văn hóa, xã hội, lịch sử;
- Các tác gia tiêu biểu;
- W.Faulkner và E.Hemingway
- Đọc trước tác phẩm,
giáo trình, tài liệu
- Phát biểu xây dựng bài
Nội dung 6. William Faulkner (1897-1962) (Tuần 6, 7)

TUẦN 6

thuyết
2 giờ
- W.Faulkner và những vấn đề tiểu
thuyết hiện đại;
- Âm thanh và Cuồng nộ: cấu trúc
tác phẩm, thời gian, dòng ý thức,
- Đọc trước tác phẩm,
giáo trình, tài liệu
- Ghi chép
- Phát biểu xây dựng bài
TUẦN 7
Bài tập
2 giờ
Bài kiểm tra giữa kì
- Phân tích trích đoạn và toàn tác
phẩm của W.Faulkner: các thủ pháp
kĩ thuật.
Nội dung 7. Trích đoạn tác phẩm của William Faulkner (Tuần 8, 9)
TUẦN 8
Thảo
luận
2 giờ
TUẦN 9

thuyết
2 giờ
Nội dung 8. Ernest Hemingway (1899-1961) (Tuần 10, 11, 12)
TUẦN 10


thuyết
2 giờ
- Nguyên lí “tảng băng trôi”;
- Chức năng đối thoại trong sáng
tác của Hemingway;
- Phân tích tác phẩm.
- Đọc trước tài liệu
- Phát biểu thảo luận, xây
dựng bài
- Ghi chép
10
Hình
thức
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Sinh viên chuẩn bị
TUẦN 11

thuyết
2 giờ
(Tiếp theo tuần 10)
TUẦN 12

thuyết
2 giờ
(Tiếp theo tuần 11)
Nội dung 9. Tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway (Tuần 13, 14)
TUẦN 13
Tự học

1 giờ

thuyết
1 giờ
- Ông già và biển cả: phân tích ý
nghĩa, nội dung tác phẩm;
- Nghệ thuật tác phẩm.
- Đọc trước tác phẩm,
giáo trình, tài liệu
- Ghi chép
- Phát biểu xây dựng bài
TUẦN 14

thuyết
2 giờ
(Tiếp theo tuần 12)
Nội dung tổng kết (Tuần 15)
TUẦN 15

thuyết
2 giờ
- Tổng ôn các vấn đề đã học;
- Giảng viên giải đáp và hướng dẫn
trọng tâm ôn;
- Giảng viên hướng dẫn cách đọc lí
thuyết và hướng SV tập dần phong
cách nghiên cứu độc lập (tìm đề tài;
phát hiện vấn đề; triển khai lập dàn
ý và viết)
- Đọc trước câu hỏi đã cho

- Nêu câu hỏi đề nghị giải
đáp (nếu có)
8. Chính sách đối với môn học
8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định
(không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà,
đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm
11
tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ
trách môn học.
8.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính
đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm
quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ
sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
8.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho
toàn môn học.
9. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: kiến thức mới dạy (lí thuyết, thực
hành, bài tập);
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì: bài viết giữa kì, tham gia chấm một số bài
thí điểm, góp ý, rút kinh nghiệm cho SV;
Phần này cho điểm trên cơ sở:
* SV tích cực thảo luận, nghiêm túc thực hiện các bước do người dạy đề
ra; chuẩn bị bài cẩn thận, chu đáo;
* Hoạt động theo nhóm
* Kiểm tra, đánh giá cuối kì.
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: bài tập giao tại lớp và làm tại nhà
được cho điểm theo chất lượng bài viết trong tương quan chung so với các
bài của lớp; bài tập tự nghiên cứu, tìm đề tài sẽ được đánh giá theo tiêu chí
bài nghiên cứu (nếu có ý tốt có thể sửa chữa đưa đăng tạp chí, cho thêm

điểm vào việc học tập).
12
9.4. Trọng số kiểm tra-đánh giá kết quả môn học
* Chuyên cần (hiện diện trên lớp,
chuẩn bị và tham gia thảo luận)
% ( điểm)
* Kiểm tra giữa kỳ % ( điểm)
* Thi kết thúc môn học % ( điểm)
* Kết quả môn học 100% (10 điểm)
9.5. Lịch thi: Theo kế hoạch năm học của trường.
10. Câu hỏi và bài tập
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA
TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN
TS. Đào Duy Hiệp
GIẢNG VIÊN
ThS. Lê Nguyên Long
13

×