Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trật khớp vai tái hồi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.76 KB, 4 trang )

Trật khớp vai tái hồi


Trật khớp vai tái hồi là một tổn thương nặng ở chi trên. Tổn thương
này không những làm hạn chế đáng kể khả năng tập luyện mà còn để lại
những di chứng thoái hóa khớp, yếu cơ nếu không được điều trị kịp thời.
Trật khớp vai tái hồi là tình trạng khớp vai thường xuyên bị “sút ra” khi
cánh tay dạng, xoay ngoài và đưa ra sau. Trật khớp vai thường do tai nạn giao
thông hoặc ở các môn thể thao có đối kháng mạnh ở vùng vai như vật, judo… Lần
đầu tiên bệnh nhân phải vào bệnh viện để nắn lại khớp. Về sau, do khớp trật đi trật
lại nhiều lần, bệnh nhân tự biết nắn lại khớp dễ dàng.
Bệnh nhân càng trẻ thì khả năng trật khớp lại sau lần trật đầu tiên càng cao.
Nếu bị trật khớp lần đầu khi tuổi dưới 20, khả năng tái phát khoảng 80%.
Trật khớp vai tái hồi cần được khám kỹ lưỡng bởi bác sĩ có kinh nghiệm và
chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá đúng mức độ và thấy rõ các tổn thương
trong khớp.

Nguyên nhân
Khớp vai gồm chỏm xương cánh tay khớp với ổ chảo của xương bả vai.
Trong cơ thể, vai là khớp có tầm vận động rộng nhất, do chỏm xương cánh tay lớn
hơn nhiều so với ổ chảo. Sụn viền (labrum) viền chung quanh ổ chảo, nối giữa ổ
chảo và bao khớp, làm sâu ổ khớp và ngăn ngừa khớp trật ra trước.
Khoảng 65% bệnh nhân trật khớp vai tái hồi có sụn viền phía trước bị tách
rời khỏi ổ chảo, tổn thương này có tên riêng là tổn thương Bankart. Trước khớp
còn có các dây chằng, gân cơ, giãn những dây chằng này hay tổn thương gân cũng
là điều kiện dễ gây ra trật khớp tái hồi.

Điều trị
Điều trị lần trật khớp lần đầu tiên rất quan trọng. Cần nắn chỉnh sớm, đúng
cách tại bệnh viện và mang đai nẹp bất động đủ từ 1 - 3 tuần.
Với người đã bị trật tái hồi, điều trị đầu tiên là tập luyện. Tập mạnh các cơ


vùng vai, đặc biệt là các cơ xoay trong, có thể ngăn ngừa khớp trật lại. Tập luyện
còn giúp bạn phục hồi nhanh nếu cần phải mổ.

Các phương pháp phẫu thuật
Nếu điều trị như trên thất bại, cần phải phẫu thuật để sửa chữa các cấu trúc
bị hư hại và để làm vững khớp tránh trật tái phát. Có nhiều phương pháp mổ được
mô tả hiện nay như thủ thuật Bankart, Putti - Platt, phương pháp Bristow (hoặc
Bristow - Latarjet cải tiến)… tuy nhiên đều là mổ hở với đường rạch da rộng và
cắt nhiều gân cơ.
Ngày nay, trật khớp vai tái hồi được điều trị rất hiệu quả bằng phương pháp
mổ nội soi, sử dụng các loại chỉ neo, đường mổ rất nhỏ, cho phép bệnh nhân tập
luyện trở lại rất sớm. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội vì an toàn,
mang tính thẩm mỹ, tỷ lệ thành công cao (85 - 90%). Tất cả bệnh nhân sau mổ đều
cần tập luyện tích cực để lấy lại tầm độ khớp (ROM) và sức mạnh của cơ.


×