Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh chàm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.35 KB, 5 trang )

Bệnh chàm


Eczema (chàm) là phản ứng viêm lớp nông của da, cấp tính hoặc mạn
tính. Đây là bệnh ngoài da phổ biến trong sản xuất công nghiệp và trong sinh
hoạt, càng sử dụng nhiều hóa chất thì bệnh eczema càng phát triển. Nguyên
nhân gây ra bệnh rất phức tạp, triệu chứng đa dạng, có liên quan đến cơ chế
miễn dịch trong gia đình dòng họ nên ngoài bệnh eczema, người bệnh còn có
thể bị thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, nhức nửa đầu, nổi mề
đay, suyễn…
Triệu chứng của bệnh eczema
Có thể gặp bệnh eczema ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, ở một hay nhiều chỗ
hoặc đối xứng. Thông thường, bệnh eczema điển hình trải qua những giai đoạn
sau:
Đỏ da, lúc đầu ngứa, sau đó nổi lên mảng da đỏ.
Mụn nước, những mụn nước (đường kính 1 - 2 mm) nổi dần dần trên mảng
da đỏ. Mụn nước này rất mỏng, dễ vỡ, chảy ra chất dịch hơi dính và tanh, giai
đoạn này dễ bị nhiễm trùng, làm sưng tấy đỏ lên, đau nhức và kèm theo sưng hạch
bạch huyết ở gần đó. Đây là giai đoạn cấp tính.
Đóng mày, do những mụn nước vỡ ra tạo thành lớp mày. Giai đoạn này gọi
là bán cấp.
Liken hóa (hằn cổ trâu), lúc này thương tổn trở nên dày cộm, sẫm màu,
ngứa dai dẳng từng đợt. Giai đoạn này gọi là mạn tính.
Người ta chia thành 4 giai đoạn trên để nhìn thấy rõ chuyển biến, có khi
giai đoạn này lẫn vào giai đoạn khác, hoặc có khi trải qua 3 giai đoạn mà không
đến giai đoạn thứ 4 và sau đó bệnh eczema lành, không để lại dấu vết gì.
Ngoài ra, còn có thể gặp các dạng eczema khác như eczema khô da nứt nẻ ở
lòng bàn tay, chân, ngón tay, chân; eczema dạng viêm da đơn thuần, gãi nhiều bị
trầy lở sau đó thành sẹo thâm, thường gặp ở cẳng tay chân; eczema ở trẻ nhỏ từ 2
tháng đến 2 tuổi, gặp ở 2 má hay bị lở, đỏ ngứa (còn gọi là lác sữa).


Nguyên nhân gây bệnh eczema
Rất phức tạp, khó tìm ra nguyên nhân chính xác. Eczema xảy ra trên cơ địa
đặc biệt (loại cơ thể dễ bị dị ứng với chất này hay chất khác mà người khác thì
không bị ảnh hưởng gì). Chất gây dị ứng gọi là kháng nguyên, thông thường có 2
loại nguyên nhân:
- Bên ngoài, môi trường chung có thể nhiều tác nhân gây ra bệnh thuộc các
yếu tố vật lý, hóa học, thực vật, động vật. Ví dụ, ánh sáng mặt trời, sâu bọ, thuốc
uống, thuốc bôi… hoặc do hóa chất dùng trong gia đình như xà bông, xi măng,
dầu mỡ, chất nhuộm, cao su, mỹ phẩm…
- Bên trong, do thần kinh, tiêu hóa, thức ăn, đồ uống.
Điều trị
Chống ngứa, bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc chích, tùy theo
từng trường hợp.
Chống nhiễm trùng, bằng các thuốc kháng sinh thích hợp khi nhiễm trùng.
Tóm lại, điều trị khỏi hẳn bệnh eczema thường không phải dễ dàng, vì khó
xác định được bệnh nhân bị bệnh là do một hoặc nhiều nguyên nhân nào. Do đó,
người bệnh cần phải hợp tác lâu dài, chặt chẽ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và
loại trừ nó song song với kết hợp điều trị. O
Bệnh da là gì?
Thứ tư, 01/08/2007, 13:03 GMT+7

Bệnh da là bệnh có biểu hiện triệu chứng xảy ra ở trên da. Triệu chứng
này có thể chỉ là bệnh ở da đơn thuần, ví dụ: ghẻ, mục cóc, lang ben… hoặc
có thể là triệu chứng của bệnh bên trong cơ thể (vàng da do tắc mật, bệnh
gan, sạm da toàn thân, bệnh của tuyến thượng thận…).
Triệu chứng của bệnh da
Triệu chứng rất đa dạng, bác sĩ da liễu phải căn cứ trên từng triệu chứng cụ
thể mới chẩn đoán và điều trị đúng hướng. Ví dụ, những triệu chứng nhìn thấy bên
ngoài da như mụn nước, sẩn, dát, mảng da, lở, loét, đóng vảy… hoặc có những
triệu chứng mà người bệnh phải khai, bác sĩ mới chẩn đoán dễ dàng như đau, tê…

Da liễu và hoa liễu
Do nhiều người lầm da liễu và hoa liễu là một loại bệnh do “chơi bời” mà
mắc phải. Do đó ngần ngại không dám đến Bệnh viện da liễu để khám bệnh vì sợ
người quen bắt gặp! Thực tế, da liễu là một chuyên khoa gồm có bệnh ở da, bệnh
hoa liễu (bệnh lây truyền qua đường tình dục), bệnh phong (bệnh cùi). Như vậy,
bạn hãy yên tâm khi mắc bệnh ngoài da, nên vào Bệnh viện da liễu hoặc đến
phòng khám da liễu, chẳng có gì đáng ngại vì sợ hiểu lầm hoặc bị “bắt gặp”!
Bệnh da có nguy hiểm?
Phần lớn bệnh da không gây nguy hiểm chết người nhưng cũng có một số
bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ đưa đến tử vong nhanh chóng. Ví dụ, dị ứng
thuốc, bệnh lupus đỏ hệ thống, bệnh pemphigus… Bệnh da thường gây khó chịu,
mất thẩm mỹ, gây mặc cảm, buồn phiền lo lắng…
Bệnh da có dễ lây?
Nhìn bên ngoài thì bệnh da “dễ sợ”, khác với những bệnh nội khoa kín đáo
bên trong. Bệnh da lây hay không lây tùy theo mỗi loại bệnh. Các y bác sĩ, y công
làm việc tại Bệnh viện da liễu hoặc chuyên khoa da liễu chưa thấy ai than phiền là
bị lây bệnh da trong thời gian làm hoặc sau khi nghỉ làm việc. Một số bệnh da
thường dễ lây trong gia đình như ghẻ, nấm da…


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×