Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BIEN PHAP KHAC PHUC TINH TRANG HOC VET O HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.01 KB, 3 trang )

PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHỈA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HẢI CHÁNH Độc lập- Tự Do- Hạnh phúc
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
Tổ chuyên môn: Lý- Hóa- Sinh
Việc làm mới:
Một số giải pháp khắc phụa tình trạng học vẹt ở học sinh
I- MỤC TIÊU
- Giúp học sinh tăng khả năng tiếp nhận và nhớ kiến thức
- Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm,
có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, tăng khả năng tìm tòi sáng tạo, nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- Nâng cao chất lượng giáo dục giảm tình trạng học vẹt, giúp học sinh hứng thú trong học
tập và tìm tòi.
II-THỰCTRẠNG
1-Học sinh
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập.
- Học sinh lười suy nghĩ, trình độ tư duy còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
- Học sinh chưa chủ động trong việc tìm tòi, quan sát trong tự nhiên để vận dụng trong
quá trình học tập
2- Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có
những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa
khai thác hết tác dụng của ĐDDH.
- Khả năng tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm dối tượng
còn hạn chế.


- Chưa động viên tuyên dương kịp thời
- Giáo viên và học sinh đặt nặng vấn đề điểm, chạy theo thành tích
- Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng
học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên.
- Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng
thực chất của lớp mình giảng dạy.
B- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Thực trạng học vẹt của học sinh hiện nay là do phần lớn học sinh chae hiểu bài, các em
còn thụ động, trong chờ, ỷ lại vào thầy cô giáo.
- Các em không có kiến thức thực tiễn cũng như thiếu sự liên hệ vẫn dung vào thức tiễn
những kiến thức đã học.
- Các em chạy theo bệnh thành tích, quan tam nhiều đến kết quả học tập được đánh giá
qua điểm mà không biết bản thân đã nhận thức được những gì. Vì vậy cần có những biện
pháp nhằm khắc phục tình trạng đó.
1- Đối với Học sinh
- Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Cần chủ động học hỏi, trang bị những kiến thức liên quan đến bài học.
- Qua những bài đã học cần nhìn lại xem mình đã học được những gì từ đó.
- Cần rèn luyện khả năng khái quát vấn đề, tự chủ động nhìn nhận vấn đề theo qua điểm
của bản thân. Không trông chờ, thụ động, ỷ lịa vào giáo viên.
3- Đối với giáo viên
Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục tinh trạng học vẹt, thành hay bại là phần
lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau :
- Trong giờ dạy hạn chế việc cung cấp nhứng thông tin có sẵn mà nên gợi mở vấn đề để
học sinh chủ động tìm tòi kiến thức.
- Hạn chế sử dụng các câu hỏi mang tính học thuộc mà nên sử dung hệ thông câu hỏi
mang tính tư duy, gợi mở, tìm tòi.
- Sử dung các phương pháp dạy học tích cực để truyền đạt tri thức cho học sinh
- Cần cải tiến mạnh mẽ phương thức kiểm tra và thi cử: tích cực chuẩn bị dùng trắc
nghiệm khách quan một cách phổ biến; đặc biệt quan trọng là thay đổi nội dung các câu

hỏi: hiện nay các đề kiểm tra, thi cử với loại câu hỏi trả bài học có thuộc hay không; các
dạng câu hỏi mẫu đã ra đi ra lại không biết bao nhiêu lần chiếm một tỷ trọng quá lớn nên
nhiều giáo viên đã áp dụng biện pháp truy bài một cách gay gắt (bắt học sinh lặp đi, lặp
lại một cách máy móc cho tới khi thuộc thì thôi) lại tạo nên kết quả thi cử khả quan và do
vậy cách dạy lạc hậu và phản khoa học như thế lại là phương thức mang lại kết quả trong
thi cử. Muốn thay đổi phương thức giảng dạy theo hướng tích cực thì trước tiên và nhất
thiết phải thay đổi nội dung và phương thức kiểm tra và thi cử theo hướng tích cực. Thi
thế nào thì giáo viên sẽ dạy và học sinh sẽ học theo cách tương ứng. Đừng cứ kêu gọi
phải thay đổi phương pháp giảng dạy trong khi vẫn duy trì nội dung và cách thi cử lạc
hậu.
C. BÀI HỌC KINH NGHIÊM
Đối với Giáo viên nói chung và bản thân Tôi rút ra được một số kinh nghiêm sau:
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt phải logic, phù hợp với học sinh;
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần trực quan,có tranh ảnh, SGK và thí nghiệm, khai
thác hết tác dụng của ĐDDH.
- Chú trọng thay đổi phương pháp dạy học, sử dụng các pháp dạy học gợi mở, giúp học
sinh chủ động tiếp nhận tri thức.
- Cần động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là
rất nhỏ.
- Cần quan tâm đến tất cả HS trong lớp, ĐB:GV chú trọng vào các em yếu có nhiều câu
hỏi cho các em đó.
- Phải có tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm chống bệnh thành tích, đánh giá đúng
thực chất của lớp mình giảng dạy.

Hải Chánh, Ngày 8 tháng 4 năm 2010
Tổ trưởng tổ chuyên môn GV thực hiện
Lê Văn Hồng Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
HIỆU TRƯỞNG
Hồ Văn Phú

×