Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.79 KB, 2 trang )

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày


Kỹ thuật nội soi nhuộm màu kết hợp sinh thiết góp
phần quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư dạ
dày.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện
K (Hà Nội): ung thư (UT) dạ dày ở giai đoạn sớm thường
không có triệu chứng lâm sàng báo hiệu. Tổn thương trên nội soi thường dễ bị bỏ sót do
nhầm lẫn với bệnh lành tính.
Trong khi đó, việc bấm (cắt) sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học chỉ có thể thực hiện tại
các cơ sở chuyên khoa sâu. UT dạ dày có tiên lượng xấu do phần lớn bệnh nhân thường
đến viện ở giai đoạn muộn. Tại VN, tỷ lệ được phát hiện sớm UT dạ dày còn rất thấp
(khoảng 10%). Chẩn đoán chỉ có thể chính xác khi bệnh nhân được phát hiện sớm bằng
nội soi và sau đó phẫu thuật triệt để.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Phương, khoa Nội soi Bệnh viện K (Hà Nội), để giúp
chẩn đoán sớm UT dạ dày, thời gian gần đây, việc áp dụng nội soi nhuộm màu b
ằng dung
dịch xanh methylen kết hợp sinh thiết đã làm tăng khả năng chẩn đoán sớm. Đây là
phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. Bệnh nhân có chỉ định nội soi sẽ được
rửa sạch vết thương bằng bơm nước cất vào vị trí tổn thương. Tiếp đó, dung dịch xanh
methylen sẽ được bơm vào vùng tổn thương và chờ trong khoảng 5 phút.
Căn cứ trên hình ảnh quan sát quá trình "bắt màu" xanh của vùng lành, vùng bờ và trung
tâm tổn thương, các bác sĩ sẽ tiến hành bấm sinh thiết lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Sinh
thiết sẽ được chú trọng lấy tại vùng niêm mạc thấm màu không đều, loang lổ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Phương cho biết: "36/37 bệnh nhân được nội soi sinh thiết
nhuộm màu, bấm từ 1-3 mảnh sinh thiết cho kết quả dương tính. Trong khi, v
ới nhóm nội
soi thường, tỷ lệ cho kết quả dương tính thấp hơn: 68,8%".
Đáng lưu ý, với nội soi sinh thiết không nhuộm màu, có tới hơn 30% bệnh nhân cần đư


ợc
bấm từ 4-5 mảnh sinh thiết. Trong khi đó, với bệnh nhân được "nhuộm màu vết thương",
chỉ có 2,7% cần bấm sinh thiết 4 mảnh, không có trường hợp nào phải bấm 5 mảnh. Đa
số (gần 80% bệnh nhân) chỉ phải sinh thiết 2 mảnh.

Theo các chuyên gia, hầu hết các bệnh nhân UT dạ dày đi khám khi có cảm giác đau
bụng vùng thượng vị (98%). Một số triệu chứng hay gặp khác: chán ăn (50%); đầy bụng
chậm tiêu (46%); ợ hơi, ợ chua (40%). Ở các bệnh nhân UT dạ dày được phát hiện sớm,
tổn thương thường dưới 2cm (70%), trong đó, tổn thương nhỏ nhất 0,2cm; trung bình là
1,75cm, tối đa 3cm. Đa số các tổn thương được phát hiện qua nội soi.

×