Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Công khai kết quả kiểm toán- một bước tiến mới potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.99 KB, 9 trang )

Công khai k
ết quả kiểm toán
-

m
ột b
ư
ớc tiến mới tro
ng ti
ến
trình thực thi thẩm quyền và chức năng của KTNN
Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) năm 2005 đã khẳng định chức
năng , thẩm quyền của KTNN. Để thực thi các quy định của Luật,
Nhà nước ta và KTNN đã và đang triển khai nhiều việc quan
trọng, trong đó có công khai kết quả kiểm toán và việc thực hiện
kết luận kiểm toán.
Công khai hoá gắn liền với việc thực hiện chức năng và bản
chất của kiểm toán
Như chúng ta đã biết, kiểm toán vốn là sự phát triển tất yếu của
chức năng kiểm tra trong ngành quản lý. Bản chất đó vốn là
khách quan, song còn bị chi phối bởi tính chất lịch sử của nhà
nước và bản chất của các giai tầng thống trị nên nó có tính lịch
sử.
Trong điều kiện nhà nước pháp quyền và trên nền tảng nền kinh
tế thị trường, yêu cầu công khai, minh bạch về thông tin tài chính
trở thành sự quan tâm thường trực của mọi chủ thể quản lý. Điều
đó thúc đẩy sự hình thành thị trường kiểm toán, thúc đẩy sự gia
tăng những đòi hỏi khắt khe về độ trung thực, khách quan đối với
mọi thông tin được công bố, đặc biệt là các thông tin về thực
trạng tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Các bản cáo bạch của doanh nghiệp niêm yết là


căn cứ để các nhà đầu tư chọn lựa và ra quyết định.
Như vậy, trong điều kiện thị trường, việc công khai kết quả kiểm
toán đã góp phần đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư và của
công chúng. Điều đó đồng nghĩa với việc hiện thực hoá các chức
năng của kiểm toán: kiểm tra, xác nhận, và tư vấn, làm cho kiểm
toán thực sự là công cụ hữu hiệu của mọi chủ thể quản lý.
Kết quả kiểm toán được công bố công khai - thước đo tin
cậy của các báoc áo tài chính về NSNN cũng như của các cơ
quan, đơn vị được thụ hưởng NSNN
Trong quy trình kiểm toán, việc phát hiện (công bố) báo cáo kiểm
toán là kết quả của bước thứ ba. Đây làlúc mà Đoàn kiểm toán
công bố kết luận và kiến nghị kiểm toán. Kết luận đó phản ánh
thực trạng tài chính của dơn vị (Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức…)
được kiểm toán, phản ánh chân thực tình hình thu, chi, quá trình
sử dụng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công; đồng
thời kết quả đó cũng xác nhận thực trạng chấp hành Luật KTNN,
các quy phạm pháp luật khác như Luật Kế toán, Luật Đấu thầu,
Luật thuế…Có thể nói, báo cáo kết quả kiểm toán là sự đánh giá
khá toàn diện, chân thực và khách quan sự vận hành của chu
trình ngân sách trên hiện thực. Qua đó, người dùng thông tin
(Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước khác
cũng như công dân) có thể thấy thực trạng NSNN đã được hình
thành và sử dụng như thế nào, từ đó, họ có những quyết định và
hành vi phù hợp.
Từ trước năm 2006, kết quả kiểm toán của KTNN được coi như
một dạng tài liệu mật. Việc công bố kết quả đó phải được Chính
phủ cho phép và chỉ giới hạn trong các tổ chức kiểm toán, đơn vị
được kiểm toán, Chính phủ và Quốc hội. Những rào cản mang
tính pháp lý đó thực sự đã hạn chế tính công khai, hạn chế hiệu
lực của các kết luận kiểm toán.

Luật KTNN được công bố năm 2005 và có hiệu lực từ 1/1/2006
đã chính thức luật hoá tư tưởng và quan điểm của Đảng và nhà
nước ta về giá trị của báo cáo kiểm toán của KTNN.
Điều 9 của Luật KTNN đã nêu rõ: "Báo cáo kiểm toán của KTNN
xác nhận tính đúng đắn, trung thực báo cáo tài chính, báo cáo
quyết toán ngân sách, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh
tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước."
Đồng thời Luật KTNN cũng chính thức quy định việc công khai
kết quả kiểm toán. Đây là một bước đột phá có tính chiến lược,
làm cho sự minh bạch và công khai hoá các quan hệ tài chính có
điều kiện được thực thi triệt để.
Điều 58 còn ghi rõ: "báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau
khi phát hành được công bố công khai cùng với báo cáo t
ài chính
theo quy định của Luật NSNN và Luật Kế toán"
Như vậy, kết luận kiểm toán cùng k
ết quả thực hiện kết luận kiểm
toán của KTNN là những thông tin phải đư
ợc công khai hoá (theo
quy định của pháp luật) sẽ góp phần xây dựng một môi trường
công khai, minh bạch và đó thực chất là quá trình dân chủ hoá
trong quản lý và điều hành NSNN của các cơ quan quyền lực với
sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội
Quan hệ giữa công khai tài chính và công khai kết quả kiểm
toán của KTNN
Công khai tài chính có nội dung cụ thể sau:
- Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán NSNN hàng năm;
số liệu dự toán, quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương: dự toán, quyết toán đã được Quốc hội

phê chuẩn, bao gồm dự toán quyết toán thu, dự toán quyết toán
chi, dự toán quyết toán cân đối thu, chi, bội chi và nguồn bù đắp
bội chi.
- Công khai chi tiết số liệu dự toán NSNN trung ương: NSNN
trung ương theo từng lĩnh vực, tổng số và chi tiết dự toán NSNN
trung ương, số bổ sung từ NSNN trung ương cho tỉnh, thành phố
trực thuộc .
- Công khai tỉ lệ phần trăm ăn chia (điều tiết)
- Dự toán thu, chi, quyết toán ngân sách tỉnh, thành được Thủ
tướng Chính phủ giao.
- Công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách địa
phương theo các chỉ tiêu đã được HĐND quyết định, phê chuẩn.

- Công khai tài chính đối với các đơn v
ị dự toán ngân sách, các tổ
chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
có sử dụng vốn NSNN.
- Công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước: tình
hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, việc trích lập và sử
dụng các quỹ, các khoản đóng góp vào NSNN, các khoản thu
nhập và thu nhập bình quân của người lao động, số vốn góp và
hiệu quả góp vốn của NSNN tại doanh nghiệp.
- Công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ NSNN, từ đóng
góp của nhân dân, cá nhân và các tổ chức khác được thành lập
theo quy định của pháp luật.
Từ nội dung công khai trên, có thể thấy rõ tầm quan trọng của
việc công khai kết quả kiểm toán. Thứ nhất, báo cáo quyết toán
chỉ có thể được công khai sau khi nó được kiểm toán, được điều
chỉnh sửa đổi bổ sung theo các số liệu đã được kiểm toán xác
nhận và kiến nghị. Thứ hai, việc thực hiện kết luận, kiến nghị

kiểm toán của KTNN nếu được thực hiện sớm, nghiêm chỉnh sẽ
giúp nâng cao chất lượng, tính trung thực, khách quan của các
con số được công khai.
Xét từ góc độ đó, ta thấy sự hợp lý của một kết luận mang tính
trung thực, khách quan sẽ thúc đẩy quá tr
ình công khai hoá, minh
bạch hoá các thông tin tài chính. Nguồn gốc của kết quả này là
do các bên hữu quan, khi thực thi trách nhiệm pháp lý của mình
đã góp phần xây dựng lòng tin cho người sử dụng thông tin.
Như vậy, công khai hoá tất yếu đòi hỏi phải công bố kết quả kiểm
toán; ngựơc lại công bố kết quả kiểm toán giúp cho công khai
hoá được tin cậy, nhờ đó công khai hoá tài chính có được hiệu
quả, hiệu lực cao hơn.
Công khai kết quả kiểm toán là sự xác nhận trước pháp luật
và trước cộng đồng về sự trung thực và sự tin cậy của báo
cáo tài chính, quyết toán NSNN
Như chúng ta đều biết, kiểm toán có 3 chức năng là kiểm tra, xác
nhận thông tin và tư vấn. Công khai kết quả kiểm toán thực chất
là thực hiện trong hiện thực đời sống quản lý việc xác định trước
pháp luật, trước cộng đồng người dùng thông tin về độ trung
thực, khách quan, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các thông tin
tổng hợp đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết
toán NSNN. Như vậy, việc công khai kết quả kiểm toán thuộc về
chức năng khách quan của kiểm toán. Điều đó bắt buộc chủ thể
kiểm toán cũng như những tổ chức, cá nhân có liên quan đ
ến các
quan hệ kiểm toán đều phải chấp nhận nó như một tất yếu.
Như vậy, quá trình thực hiện từng bước công khai kết quả kiểm
toán cũng đồng nghĩa với việc hiện thực hoá các chức năng vốn
có của kiểm toán, góp phần đẩy tới sự phát triển của KTNN,

hướng các hoạt động thu, chi, quản lý, điều hành NSNN vào hiệu
quả và chất lượng ngày càng cao. Đồng thời, đó cũng l
à quá trình
mà NSNN thực thi thẩm quyền được pháp luật quy định là góp
phần vào quá trình lành mạnh hoá các quan hệ tài chính công,
đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri và sự tin cậy của Quốc hội,
Chính phủ.

×