Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quản lí kết quả kiểm toán- những kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan Kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.18 KB, 10 trang )

Quản lí kết quả kiểm toán- những
kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan
Kiểm toán Nhà nước Mỹ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thường gọi là Mỹ, là nước Cộng hòa
liên bang với phần lớn lãnh thổ thuộc Bắc Mỹ. Mỹ có nhiều tai
fnguyên khoáng sản, trong đó có nhiều mỏ vàng, dầu, than đá và
uranium. Ngành nông nghiệp được cơ khí hóa cao cũng góp
phần đưa nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh với các sản phẩm tiêu
biểu như lúc mì, đường, bông và thuốc lá…Công nghiệp Mỹ cũng
phát triển vượt bậc mà nổi tiếng là sản xuất ô tô, máy bay, đồ
dùng điện tử…Mỹ cũng là siêu cường dẫn đầu thế giới về lĩnh
vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng… Kiểm toán Nhà nước Mỹ
phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thị
trường chứng khoán. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Mỹ -
Government Accountability Office (viết tắt là GAO), đã chính thức
được thành lập năm 1921. Cơ quan này là một đơn vị điều tra
của Quốc hội Mỹ. GAO có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Quốc hội xác
định các đơn vị được kiểm toán hoạt động như thế nào trong
phạm vi nguồn lực và nhiệm vụ được phân công. Bài viết này xin
đưa ra một số kinh nghiệm của Mỹ trong việc quản lý kết quả
kiểm toán. Những thông tin cơ bản về kết quả kiểm toán của
GAO.

Hàng năm, GAO phát hành hàng ngàn báo cáo kiểm toán hoặc
các sản phẩm có liên quan đến kiểm toán. Năm tài chính 2006,
tổng số sản phẩm kiểm toán mà GAO phát hành là 1.222, trong
đố trên 65% là các kiến nghị kiểm toán. GAO luôn có xu hướng
đưa ra hàng ngàn kiến nghị kiểm toán mới- trong vòng 5 năm từ
năm 2002 đến năm 2006, GAO đã đưa ra 10.910 kiến nghị mới.
Riêng năm 2006, GAO đã đưa ra 2.097 kiến nghị kiểm toán mới.
Số lượng khổng lồ về các kiến nghị này đòi hỏi GAO phải có cách


tiếp cận cơ bản và có hiệu quả để từ đó theo dõi giám sát và
quản lý việc thực hiện các kết quả kiểm toán.
Vì sao việc theo dõi kết quả kiểm toán lại quan trọng đối với
GAO. Các chuẩn mực kiểm toán của Chính phủ chỉ ra rằng, GAO
phải thiết lập các chính sách và thủ tục để xác định rằng các phát
hiện và kiến nghị quan trọng trước đây đã được ghi nhận, xem
xét đối với các phát hiện, kiến nghị cũng như hành động của đơn
vị được kiểm toán trong các cam kết dự kiên. Bên cạnh đó,
việc theo dõi thực hiện các kết quả kiểm toán giúp cho GAO định
lượng được kết quả mà từ đó có thể chứng minh được nhu cầu
ngân sách; cung cấp sự hỗ trợ cho nhiệm vụ và mục đích của
GAO; thúc đẩy các kiểm toán viên của GAO trong việc thể hiện
tầm quan trọng công việc của họ. Cách tiếp cận của GAO về
quản lý kết quả kiểm toán. Để quản lý tốt kết quả kiểm toán, GAO
hướng tới các cách tiếp cận sau:
+ Nâng cao chất lượng các kiến nghị kiểm toán:
Căn cứ vào các chuẩn mực kiểm toán của Chính phủ, GAO
cho rằng các kiến nghị kiểm toán cần phải đạt được các tiêu thức
như: có tính chất xây dựng; giải quyết trực tiếp các nguyên nhân
của vấn đề tồn tại được xác định; hành động phải có định hướng
và rõ ràng, cụ thể; chỉ rõ các tổ chức phù hợp đồng thời mang
tính thực tiễn, có tính khả thi và hiệu quả về kinh tế.
+ Cam kết đối với việc theo dõi kiến nghị Kiểm toán:
GAO tạo ra và phát triển một hệ thống cơ sở dữ liệu về tất
cả các kiến nghị đã được đưa ra và tạo lập một chương trình cơ
sở dữ liệu trên mạng cho phép các kiểm toán viên ghi nhận và
cập nhật tình trạng thực hiện của các kiến nghị kiểm toán xuyên
suốt các năm và các tài liệu, đánh giá việc sửa chữa các tồn tại
được thực hiện bởi đơn vị được kiểm toán.
GAO đòi hỏi các kiểm toán viên phải theo dõi ít nhất một

lần trong năm đối với đơn vị được kiểm toán trong việc phản hồi
lại các kiến nghị của GAO và chuẩn bị các báo cáo kèm theo khi
việc làm đó đạt được các lợi ích tài chính hoặc sự tiến bộ đáng

×