Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
đối ngoại và ho
ạt động đối ngoại của KTNN
Quán triệt tư tưởng quan điểm chỉ đạo của Đảng về hoạt động
đối ngoại: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển",
trong những năm qua, đặc biệt là năm 2007, công tác đối ngoại
và hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã và
đang có những chuyển biến tích cực theo hướng phục vụ ngày
càng tốt hơn sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tổng kiểm toán Nhà
nước về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại và
hoạt động đối ngoại trong giai đoạn 2007 - 2015 và Tầm nhìn
2020; góp phần xứng đáng vào việc nâng cao vị thế và vai trò c
ủa
KTNN Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2007 là năm thứ hai
Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực thi hành và cũng là năm
KTNN và hoạt động kiểm toán nhà nước được Quốc hội, Chính
phủ, dư luận xã hội quan tâm và kỳ vọng vào chất lượng hoạt
động kiểm toán. Ngoài kiểm toán lĩnh vực NSNN tại Bộ Tài chính
và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm
toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại 17 Bộ, ngành; 29
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; 20 Tổng công ty, doanh
nghiệp nhà nước, tổ chức tài chính - ngân hàng…KTNN đã phát
hiện, kiến nghị, xử lý về tài chính hàng ngàn tỷ đồng đặc biệt là
những kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống
cơ chế chính sách hiện hành của nhà nư
ớc, kiến nghị huỷ bỏ một
số văn bản hướng dẫn trái với quy định của Luật NSNN và các
văn bản pháp luật hiện hành.
Bám sát nhiệm vụ chính trị của KTNN, công tác đối ngoại và hoạt
động đối ngoại thời gian qua đã triệt để khai thác và sử dụng có
hiệu quả các chương trình trợ giúp và kết quả hoạt động của các
Dự án hiện có; mở rộng quan hệ song phương và đa phương
dưới nhiều hình thức với cơ quan KTNN các nước, các tổ chức
quốc tế để tiếp cận và thu hút các dự án đầu tư, trong đó, coi
trọng lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kiểm toán hoạt động
và kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin; tham gia đào
tạo và phối hợp đào tạo, thực hiện và phối hợp thực hiện các cuộ
kiểm toán chung theo các văn bản thoả thuận đã ký kết…Cụ thể
là:
Tích cực và chủ động tham gia các hoạt động của các tổ chức
quốc tế và thực hiện các thoả thuận hợp tác song phương.
Là thành viên chính thức của INTOSAI và ASOSAI, KTNN Việt
Nam đã tích cực và chủ động tham gia các hoạt động như: thảo
luận về vai trò của cơ quan KTNN trong cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, vai trò của Cơ quan KTNN và trách nhiệm
giải trình của Chính phủ; tham gai trao đổi và thảo luận những
vấn đề liên quan đến vai trò, thu nhập và kỹ năng quản trị trong
các Uỷ ban chuyên môn của INTOSAI và ASOSAI; đặc biệt là
việc tham gia các hoạt động tập trung cho Đại hội của INTOSAI
lần thứ 19 tổ chức tại Mêhicô và các khoá đào tạo, hội thảo do
INTOSAI và ASOSAI tổ chức.
Tính đến thời điểm này, KTNN đã thực hiện tốt các thoả thuận
hợp tác song phương với một số cơ quan KTNN trong khu vực
và trên thế giới, như: Lào, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đan
Mạch…Đồng thời, đang tích cực chuẩn bị cho việc ký kết các
thoả thuận hợp tác giữa KTNN Việt Nam và KTNN các nước
Campuchia, Brunei, Hungary, Belarus, và Ấn Độ vào năm 2008
theo đúng tiến độ.
Tăng cường chất lượng và hiệu quả của các đoàn vào, đoàn ra.
Đây là một trong những định hướng lớn nhằm không ngừng gia
tăng chất lượng và hiệu quả đối với từng đoàn vào, đoàn ra.
Trong năm 2007, KTNN Việt Nam đã đón Chủ tịch uỷ ban Kiểm
toán và Thanh tra Hàn Quốc sang thăm và làm việc, đồng thời ký
kết văn bản thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan. Điều đáng
quan tâm là, Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc sẵn sàng
đào tạo kiểm toán viên theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao của KTNN Việt Nam. Đoàn KTNN Lào do Tổng
Kiểm toán Nhà nước sang thăm và làm việc đã đánh giá cao mối
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào nói chung và giữa KTNN
Việt Nam với KTNN Lào nói riêng thông qua những cam kết mà
hai bên đã ký thoả thuận hợp tác. Đoàn chuyên gia KTNN
Hungary sang tham gia Hội thảo khoả học với những nội dung
thiết thực với hoạt động kiểm toán nhà nước, đóng góp những
vấn đề lý luận và thực tiễn bổ ích không chỉ cho hoạt động nghi
ên
cứu khoa học mà còn là nguồn tư liệu tham khảo cần thiêté cho
việc lập dự toán ngân sách và kiểm toán dự toán ngân sách. Một
số đoàn chuyên gai sang công tác theo kế hoạch của các Dự án
đã góp phần tích cực vào quá trình h
ỗ trợ kỹ thuật cho KTNN Việt
Nam.
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu, và trao đổi kinh
nghiệm đối với các cơ quan KTNN có bề dày kinh nghiệm về xây
dựng mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động kiểm toán nhà nước,
đào tạo và bồi dư
ỡng cán bộ, đồng thời đặt nền móng cho việc ký
kết thoả thuận hợp tác, KTNN Việt Nam đã tổ chức 03 đoàn cán
bộ cấp cap sang thăm và làm việc với KTNN Bungari, Toà Thẩm
kế Pháp, KTNN Brunei và KTNN Campuchia. Đặc biệt, đoàn do
tổng KTNN dẫn đầu đi dự Đại hội lần thứ 19 của INTOSAI tại
Mêhicô và tham dự hội thảo Phát huy tối đa vai trò của các Cơ
quan Kiểm toán tối cao trong thế kỉ 21 tại Mỹ do Ngân hàng Thế
giới phối hợp với Uỷ ban Sáng kiến phát triển của INTOSAI tổ
chức vào tháng 11/2007. Tham gia đại hội có 180 đoàn đại biểu
các cơ quan KTNN trên thế giới là thành viên của INTOSAI, đại
diện Liên Hiệp quốc và rất nhiều tổ chức quốc tế. Ngoài các công
việc của Đại hội thường kỳ, Đại hội dành nhiều thời gian thảo
luận 02 chủ đề: Quản lý, thu nhập giải trình của Chính phủ và
kiểm toán nợ công; Vai trò của các cơ quan KTNN trong việc xây
dựng và đánh giá các chỉ số quốc gia được chấp nhận. Đoàn đại
biểu KTNN Việt Nam đã tham gia tích cực vào các chương trình
của Đại hội. Tổng KTNN đã tham luận, nêu bật sự phát triển và
ổn định của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, và vai trò của KTNN
tác động đến việc tăng cường thu nhập giải trình của Chính phủ;
chia sẻ kinh nghiệm với KTNN các nước về hoạt động kiểm toán.
Tại Hội thảo, Tổng KTNN đã tham gia ý kiến vào các chủ đề Hội
thảo, nêu bật những việc KTNN đã thực hiện đồng thời chia sẻ v
à
học hỏi kinh nghiệm của KTNN các nước tham gia Hội thảo.
Trong thời gian tham gia Đại hội và Hội thảo, Tổng KTNN đã trao
đổi và làm việc với Tổng KTNN các nước: Mỹ, Trung Quốc, Anh,
Pêru, Na-uy, Thái Lan, Ucraina, Inđônêxia, Bê-la-rút, Mông
Cổ…và đại diện Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng KTNN cũng đã
làm việc với cán bộ phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
của WB về khả năng xây dựng dự án hỗ trợ kỹ thuật của WB cho
KTNN.
Mặc dù thời điểm những tháng cuối năm bận rộn nhưng KTNN
Việt Nam vẫn chủ động tổ chức các đoàn ra theo đúng tiến độ:
đoàn cán bộ cấp Vụ sang làm việc tại KTNN Hungary theo
chương trình hợp tác giữa KTNN Việt Nam và KTNN Hungary
trong khuôn khổ Dự án Chính phủ Hungary giúp Chính phủ Việt
Nam đẩy mạnh cải cách hành chính trong các lĩnh vực: kiểm
toán, tài chính - ngân hàng, thống kê; Đoàn cán bộ cấp Vụ sang
làm việc tại Ba Lan để trao đổi kinh nghiệm về kiểm toán đầu tư
Dự án; Đoàn cán bộ cấp Vụ sang làm việc tại Cơ quan Tổng
Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các Dự án hỗ trợ kỹ thuật:
Hiện nay, KTNN Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện các
Dạn án Hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Liên bang Đức, Chính phủ
Đan mạch, Liên minh châu Âu trợ giúp. Sản phẩm của các Dự án
này là hệ thống các quy trình kiểm toán đối với các lĩnh vực, hệ
thống CMKT, chương trình đào tạo…; bên cạnh đó là việc đào
tạo đội ngũ kiểm toán viên nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu và
đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề
nghiệp của kiểm toán viên nhà nước.
Thông qua việc phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Tài chính - Ngân
sách của Quốc hội, uỷ ban Dân tộc của Quốc hội, KTNN đã thực
hiện kiểm toán các Dự án Chương trình 135; giám sát ngân sách
nhà nước thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập
huấn - đào tạo chuyên môn và xây dựng các văn bản hướng dãn
hoạt động kiểm toán nhà nước.
Song song với việc triển khai hoạt động kiểm toán theo Kế hoạch
kiểm toán hàng năm được Tổng KTNN phê duyệt, KTNN Việt
Nam đã nhanh chóng thiết lập sự hợp tác với các Tổ chức quốc
tế và Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, nhằm phối hợp chặt
chẽ chương trình kiểm toán chung do Chính phủ các nước v
à các
Tổ chức quốc tế trợ giúp cho Chính phủ Việt Nam, như: kiểm
toán Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục, kiểm toán vốn
vay ADB của Chính phủ Việt Nam về Chương trình Dự án Phát
triển giáo dục bậc trung học cơ sở.
Có thể khẳng định, năm 2007 là năm ghi nhận sự chuyển biến
mạnh mẽ và có hiệu quả của công tác đối ngoại và hoạt động đối
ngoại của KTNN Việt Nam:
- Một là, nhận thức sâu sắc về mục tiêu nhất quán trong đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nư
ớc trong bối cảnh hội nhập, bám
sát những định hướng chiến lược của KTNN về công tác đối
ngoại và hoạt động đối ngoại trên cơ sở khai thác triệt để những
tiềm năng, thế mạnh và cả khả năng đầu tư vào các t
ổ chức quốc
tế, KTNN các nước trong khu vực và thế giới.
- Hai là, xây dựng và thiết lập sự đồng thuận trong việc xác định
rõ chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quan hệ quốc tế đối với sự
nghiệp xây dựng và phát triển KTNN trong điều kiện không có tổ
chức tiền thân, không có tiền lệ trong cơ cấu tổ chức nhà nước ở
Việt Nam; đề cao tính chủ động, sáng tạo và chuyên môn hoá
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo từng vị trí công
tác được giao với tinh thần phục vụ ngày càng tốt hơn mục tiêu:
"Nâng cao chất lượng kiểm toán và đạo đức Kiểm toán viên nhà
nước".
- Ba là, chủ động tư vấn về tiến độ, chất lượng, và hiệu quả
chuyển giao công nghệ kiểm toán hoặc sử dụng kết quả trợ giúp
kỹ thuật của cá Dự án theo đúng cácđiều khoản đã cam kết. Trên
cơ sở đó, đề xuất và trình Tổng KTNN xem xét, quyết định việc
xây dựng chương trình, kế hoạch đoàn ra đoàn vào; tiếp cận và
khai thác năng lực các dự án về phát triển nguồn nhan lực có
chất lượng cao, về phương tiện và cơ sở vật chất kỹ thuật của
các tổ chức quốc tế và các Cơ quan KTNN trong khuôn khổ
INTOSAI và ASOSAI.
Trên cơ sở xây dựng Định hướng chiến lược phát triển của
KTNN về hoạt động dối ngoại giai đoạn 2007-2015 và Tầm nhìn
2020, trước mắt là nămm 2008, công tác đối ngoại và hoạt động
đối ngoại cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của năm
2007, tăng cường và mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại và
hoạt động đối ngoại của KTNN Việt Nam tương xứng với sự phát
triển của đất nước và của KTNN trong tình hình mới. Công tác
đối ngoại và hoạt động đối ngoại phải được thể hiện một cách cụ
thể trong quá trình hợp tác song phương và đa phương, trong
các hoạt động của INTOSAI, ASOSAI và các tổ chức quốc tế
khác; chu
ẩn bị những điều kiện cần thiết để KTNN Việt Nam đăng
cai tổ chức các Đại hội, hội nghị quốc tế trong những năm tiếp
theo. Trong năm 2008, tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả
kết quả của cá dự án hỗ trợ ký thuật hiện có; đồng thời, triển khai
môộ số dự án mới đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và tính khả
thi cao.
- Thứ hai, tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức quốc
tế và thực hiện các thoả thuận hợp tác song phương.
Tư vấn giúp Tổng Kểm toán Nhà nước xây dựng chương trình,
kế hoạch tham gia các hoạt động của INTOSAI và ASOSAI với t
ư
cách là thành viên chính thức của hai tổ chức này. Trước mắt,
tập trung vào các hoạt động mang tính chuyên môn của Đại hội
ASOSAI lần thứ 11 tổ chức tại Pakistan (tháng 9/2009) và các
khoá đào tạo, hội thảo, khảo sát giữa các nước thành viên của
ASOSAI; đóng góp tích cực vào các Uỷ ban chuyên môn của
INTOSAI và ASOSAI nhằm thực hiện các kế hoạch hoạt động
của Đại hội INCOSAI lần thứ 19, đặc biệt là chủ động tham gia
Uỷ ban Kiểm toán môi trường của INTOSAI, tham gia uỷ ban
nhóm đào tạo của ASOSAI
Tiếp tục thực hiện tốt các khoá hơp tác song phương đã kí kết
với các nước và tiếp tục ký kết các thoả thuận hợp tác với các cơ
quan KTNN: Campuchia, Brunei, Hungary, Ấn Độ…Trên cơ sở
các thoả thuận hợp tác song phương, KTNN sẽ tăng cường hơn
nữa năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi thông tin và ph
ối
hợp đào tạo với các đồng nghiệp trên thế giới.
- Thứ ba, xây dựng và trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt
kế hoạch tổ chức đoàn ra với nội dung như: Thảo luận khả năng
hợp tác giữa KTNN Việt Nam với KTNN các nước; nghiên cứu
kinh nghiệm kiểm toán và thực hiện các nội dung hợp tác đã ký
kết; phối hợp với uy rban tài chính và Ngân sách của Quốc hội
nghiên cứ về công tác tư vấn của cơ quan KTNN trong quá trình
lập dự toán NSNN; tổ chức một số đoàn khảo sát tại châu Á,
châu Âu về chiến lược phát triển cơ quan KTNN, về kiểm toán
DNNN. Tổ chức một số đoàn ra khác theo lời mời của các cơ
quan KTNN và các tổ chức quốc tế khác về tham giá các khoá
đào tạo, hội thảo do INTOSAI, ASOSAI tổ chức. Đồng thời, tổ
chức đón tiếp các đoàn Lãnh dạo KTNN các nước sang thăm,
làm việc và ký kết thoả thuận, hợp tác.
- Thứ tư, tiếp tục thực hiện Dự án GTZ/KTNN, trong đó có mục
tiêu trợ giúp việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển của
KTNN, đào tạo kiểm toán hoạt động và kiểm toán tập đoàn; Dự
án DANIDA/KTNN về việc xây dựng dự thảo các văn bản hướng
dẫn và tuyên truyền Luật KTNN trên các phương tiện thông tin
đại chúng, đào tạo ngoại ngữ, xây dựng sổ tay hư
ớng dẫn nghiệp
vụ kiểm toán nội bộ; Dự án hợp tác Hungary/KTNN do Cơ quan
Phát triển quốc tế Hungary tài trợ, cơ quan KTNN Hungary sang
phối hợp với KTNN Việt Nam thực hiện theo phương thức tiếp
nhận các chuyên gia KTNN Hungary sang mở các lớp đào tạo tại
Việt Nam và hỗ trợ kinh phí tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo
sát và cử cán bộ, kiểm toán viên sang Hungary dự các khoá đào
tạo; Dự án VIE 02/001 do UNDP tài trợ: "Hỗ trợ cải thiện và thực
hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo"; dự
án VIE02/008 do Uỷ ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội
chủ trì nhằm tăng cường năng lực cho KTNN trong việc giám sát
NSNN; tiếp tục làm việc với ADB, WB…nhằm khai thác hỗ trợ kỹ
thuật tăng cường năng lực cho KTNN.
Năm 2008 là năm liền kề với sự kiện chính trị có ý nghĩa quan
trọng: kỷ niệm 15 năm ngày Truyền thống của KTNN. Nhận thức
rõ vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
KTNN. Hơn lúc nào hết, công tác đối ngoại và hoạt động đối
ngoại cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động,
góp phần xứng đáng vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam nói
chung và KTNN Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.