Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế là một đòi hỏi bức thiết đối với hoạt động quản lý thuế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.61 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là hoạt động tất yếu của quản lý
nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng. Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm pháp luật thuế là nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của
người nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế, đồng thời xử lý
kịp thời, nghiêm minh các trường hợp đó nhằm ngăn ngừa các đối tượng có mục
đích gian lận, trốn thuế, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao hiệu lực quản lý
thuế. Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện cơ chế “tự khai, tự nộp”, do vậy, bên
cạnh hầu hết người nộp thuế đã chủ động, tự giác trong việc kê khai, tính thuế và
nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật thì vẫn còn một
bộ phận người nộp thuế cố tình gian lận, trốn thuế. Vì vậy, việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế là
một đòi hỏi bức thiết đối với hoạt động quản lý thuế hiện nay.
I. Một số lý luận về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế
1. Kiểm tra, thanh tra thuế
Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế
theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp
thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả
vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn
ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế là một biện
pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy
luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi
phạm của họ.
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các
hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện
thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm
đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
Thông qua việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế để phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên trong quan hệ pháp luật thuế cũng như hạn chế tình trạng thất thu ngân


sách từ thuế.
Về nguyên tắc, việc thanh tra, kiểm tra thuế không được cản trở hoạt động
bình thường của đối tượng thanh tra, kiểm tra và không xâm hại quyền và lợi ích
hợp pháp của họ.
Có sự khác nhau về mục đích cũng như điều kiện giữa hoạt động kiểm tra
với hoạt động thanh tra thuế: Kiểm tra thuế được thực hiện thường xuyên với mục
2
đích đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của chủ thể nộp thuế và phòng ngừa vi
phạm pháp luật thuế. Kiểm tra thuế được thực hiện bằng hai phương thức là kiểm
tra hồ sơ tại cơ quan thuế và kiểm tra thực tế tại trụ sở chủ thể nộp thuế.
Trong khi đó, thanh tra thuế được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hoặc khi có khiếu nại, tố cáo cần xác minh. Mục đích của thanh tra thuế là phát
hiện và xử lý các vi phạm pháp luật thuế. Quyết định thanh tra phải được thông
báo đúng hạn trước khi thanh tra cho chủ thể là đối tượng thanh tra theo luật định.
2. Một số vấn đề lí luận về vi phạm pháp luật về thuế và xử lý vi phạm pháp luật
thuế
Trong khoa học pháp lý, vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi làm trái các
quy định của pháp luật, do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện với một lỗi xác định (cố
ý hoặc vô ý), gây thiệt hại đến lợi ích chung và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý
về hành vi đó của mình. Từ quan niệm này, có thể định nghĩa vi phạm pháp luật về
thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật về thuế, do tổ chức, cá nhân thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu trách
nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình. Một cách khái quát, có thể nhận diện một
hành vi vi phạm pháp luật thuế nhờ các dấu hiệu cơ bản sau:
- Về dấu hiệu chủ thể, vi phạm pháp luật thuế là hành vi được thực hiện bởi các chủ
thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động hành thu thuế như người
nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế.
- Xét về mặt khách quan, vi phạm pháp luật thuế là hành vi trái pháp luật. Tính trái
pháp luật của những hành vi này thể hiện ở chỗ, chúng không chỉ vi phạm những
quy tắc xử sự chung đã được thể hiện trong trật tự pháp luật mà trong chừng mực

nào đó, những hành vi này còn có thể gây phương hại đến lợi ích chung hoặc lợi
ích riêng đang được pháp luật bảo vệ.
- Về mặt chủ quan, vi phạm pháp luật về thuế luôn phản ánh mức độ lỗi (cố ý hoặc
vô ý) của người thực hiện.
- Về phương diện khách thể, hành vi vi phạm pháp luật thuế đã phương hại đến
những lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ. Những lợi ích này có thể là lợi ích
riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội. Tùy thuộc vào mức
độ xâm hại của hành vi vi phạm pháp luật thuế đến lợi ích (khách thể) mà người ta
xác định được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và từ đó có thể xác định
mức độ cũng như loại chế tài tương ứng sẽ áp dụng đối với hành vi đó.
Xử lý vi phạm pháp luật thuế là việc cơ quan quản lý thuế áp dụng các chế
tài do Nhà nước quy định đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quan hệ
3
pháp luật thuế, xâm hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn
xã hội. Việc xử lý vi phạm pháp luật thuế không chỉ có ý nghĩa trừng phạt mà còn
nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra ở các chủ thể
khác.
II. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế.
*. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế từ khi Luật quản
lý thuế được ban hành
Trước đây, việc kiểm tra, thanh tra thuế ở nước ta được thực hiện trên cơ sở
các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra nói chung trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng trong những lĩnh vực đặc thù như lĩnh vực thuế
gặp rất nhiều khó khăn do tính thiếu cụ thể, chi tiết.
Trước khi Luật quản lý thuế được ban hành, tình trạng gian lận, trốn thuế,
chiếm đoạt tiền thuế, nợ đọng thuế, chây ỳ nộp thuế còn diễn ra ở nhiều loại thuế
và nhiều địa phương trong cả nước. Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó
nguyên nhân quan trọng là công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
thuế của cơ quan quản lý thuế chưa được coi trọng đúng mức; tính hiệu lực, hiệu
quả trong kiểm tra, thanh tra còn hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời các

hành vi gian lận trong việc kê khai tính thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế. Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng, thậm chí chưa có ranh giới phân biệt
giữa thanh tra, kiểm tra. Pháp luật chưa có quy định cụ thể việc đánh giá, phân loại
đối tượng cần thanh tra, kiểm tra dẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra còn tràn lan
gây phiền hà cho cơ sở kinh doanh không vi phạm và gây tốn kém không cần thiết
cho Nhà nước. Theo thống kê từ năm 1999 đến năm 2005, tổng số vụ thanh tra,
kiểm tra là 915.993 vụ, trong đó chỉ phát hiện 30% số vụ có trốn lậu thuế.
1
Điều này
chứng tỏ công tác kiểm tra, thanh tra thuế chưa trở thành công cụ hữu hiệu để ngăn
chặn các hành vi gian lận, trốn lậu thuế, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì rủi ro trong quản lý thuế sẽ rất cao, tình trạng
gian lận, trốn lậu thuế sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện nước ta thực
hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên phạm vi rộng, đối tượng nộp
thuế ngày càng gia tăng, ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn hạn chế,
trong khi cơ quan thuế phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của người nộp thuế trong quá trình kê khai, nộp thuế.
1
Báo cáo đánh giá công tác quản lý thuế trong 10 năm (1996/2005), Bộ Tài chính.
4
Để khắc phục hạn chế trên, Luật quản lý thuế năm 2006 đã dành Chương X từ Điều
75 đến Điều 87 và Chương XII từ Điều 103 đến Điều 115 quy định về kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế. Trên cơ sở những quy định này, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
1 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế
So với trước đây, pháp luật về thanh tra thuế, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp
luật hiện hành đã được hoàn thiện đáng kể, trên cơ sở đó đã tạo ra những điểm mới
trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Cụ thể là:
Thứ nhất, Luật quản lý thuế đã định ra những nguyên tắc cơ bản về thanh tra,

kiểm tra thuế nhằm định hướng cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác
thanh tra, kiểm tra thuế. Các nguyên tắc kiểm tra thuế bao gồm:
- Thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên
quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế,
xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Thanh tra, kiểm tra thuế không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là người nộp thuế
- Thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Theo tinh thần của các nguyên tắc trên, việc lựa chọn đối tượng để kiểm tra,
thanh tra dựa trên căn cứ khách quan là phân tích nguồn cơ sở dữ liệu thông tin liên
quan đến người nộp thuế, đáng giá thông tin theo phương pháp đánh giá rủi ro, xác
định, lựa chọn đúng đối tượng có mức độ rủi ro cao nhất để tiến hành kiểm tra,
thanh tra. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thông tin về người nộp thuế, cơ quan quản
lý thuế sẽ tiến hành kiểm tra hay thanh tra, quy mô và phạm vi tiến hành. Điểm
khác biệt của công tác thanh tra, kiểm tra so với trước không dàn trải mà chủ yếu
tập trung vào các đối tượng có vấn đề. Đối tượng cần thanh tra, kiểm tra chủ yếu
được xác định qua việc phân tích thông tin về người nộp thuế và các thông tin có
liên quan khác. Từ phân tích thông tin về người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế sẽ
điều chỉnh cơ cấu thuộc thanh tra, kiểm tra như: tăng thời gian phân tích, kiểm tra
hồ sơ tại cơ quan thuế, giảm thời gian trực tiếp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người
nộp thuế; tránh phiền hà cho doanh nghiệp nhưng tăng tỷ lệ số đối tượng vi phạm
được phát hiện.
Thứ hai, đã có sự phân định rõ hơn giữa việc kiểm tra và thanh tra thuế.
Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan
quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế
5

×