Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.37 KB, 8 trang )

Về đạo đức nghề nghiệp của kiểm
toán viên nhà nước


Như mọi người đều biết,mỗi nghành nghề đều có đặc thù riêng,
có những quan hệ kinh tế-xã hội mang sắc thái riêng;do vậy đạo
đức nghề nghiệp thường gắn với đặc điểm của từng ngành ngh
ề.
Đạo đức của cán bộ kiểm toán cũng là đạo đức của cán bộ công
nhân viên nhà nước nói chung,trong đó có gắn với đặc điểm của
ngành kiểm toán Nhà nước. Vậy đạo đức nghề nghiệp của kiểm
toán viên gồm những gì?
Xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp là kiểm toán báo cáo tài
chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, tức là kiểm toán
những kết quả của đơn vị được kiểm toán, các mặt trên qua một
quá trình hoạt động, chứ không phải những việc chưa làm hay
chưa thực hiện. Điều đó có nghĩa là khi kiểm toán, kiểm toán vi
ên
thực hiện nhiệm vụ kiểm toán phải thẩm tra, xem xét, phân tích
để tìm ra các căn cứ làm náy sinh ra các kết quả của đơn vị đư
ợc
kiểm toán đã đạt được để tìm ra nguyên nhân và bằng chứng để
so sánh với các văn bản pháp luật và các chuẩn mực kiểm toán
để rút ra kết luận một cách chính xác, trung thực, khách quan, để
báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Đó là một công việc cực kì
phức tạp phải xử lý rất nhiều những mối quan hệ liên quan đến
lợi ích Nhà nước, lợi ích đơn vị được kiểm toán, uy tín của cơ
quan kiểm toán nói chung và danh dự của người kiểm toán viên
nói riêng. Xử lý được một cách thấu tình đạt lý, minh bạch không
những đòi hỏi người kiểm toán viên phải có đủ năng lực về
chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.


Đầu tiên,kiểm toán viên phải trung thành tuyệt đối với pháp luật.
Trung thành với hiến pháp và pháp luật cũng có nghĩa là trung
thành với Tổ quốc,với nhân dân. Điều đó đúng với chiến sĩ quân
đội nhân dân là phải”trung với nước,hiếu với dân”. Đó là điểm
then chốt để có được những phẩm chất khác của người kiểm
toán viên. Điều đó đảm bảo cho kết quả kiểm toán được trung
thực, khách quan.
Không ham tiền bạc, “tửu sắc”, làm công việc kiểm toán đụng
chạm đến lợi ích của đơn vị được kiểm toán, nhất là khi đơn vị
được kiểm toán có dấu hiệu hoặc đã rõ ràng phạm pháp. Cái giá
phải trả cho những kẻ phạm pháp là rất nặng nề. Vì thế họ sẵn
sàng bỏ tiền, gái đẹp để mua chuộc, mời vào những nhà hàng
khách sạn sang trọng để nhậu nhẹt hòng làm bạn lung lay, mất
bản lĩnh để bao che cho họ. Chỉ có những kiểm toán viên chân
chính có bản lĩnh vững vàng mới không bị sự cám dỗ đó. Vì thế
phải rèn luyện đức tính liêm khiết, chính trực, không bị tha hoá
trước các cám dỗ. Thực tiễn cho thấy những kẻ phạm pháp
không từ thủ đoạn nào hòng mua chuộc những người có trách
nhiệm thanh tra, kiểm tra, xét xử trong đó có
KTNN.
Tất nhiên đạo đức này không chỉ thể hiện lúc đi kiểm toán, tức là
lúc thực thi nhiệm vụ mà phải là đạo đức thường trực của kiểm
toán viên, phải giữ gìn hàng ngày và phải rèn luyện cho kì được
trong bất kì trường hợp nào. Đó là chữ “Liêm” đáng ghi nhớ của
một công chức nhà nước nói chung, của một kiểm toán viên nhà
nước nói riêng.
Chân thật và thân ái: Điều này không những cần đối với đồng
nghiệp, bạn bè, đồng đội, mà còn cần có ngay đối với những con
người đang làm việc ở các đơn vị được kiểm toán. Không chân
thật và thân ái sẽ không tạo dựng được sự hợp tác có lợi cho

việc thực thi nghề nghiệp. Ngay cả khi kiểm toán viên phát hiện
được một vấn đề gì đó ở đơn vị được kiểm toán, sự chân thật và
thân ái không những sẽ giải toả được những vướng mắc, căng
thẳng mà còn tạo được niềm tin dễ thuyết phục hơn đối với đơn
vị được kiểm toán.
Cần mẫn, tận tuỵ, vô tư: Kiểm toán là một công việc nặng nhọc,
phức tạp, đòi hỏi người kiểm toán viên phải cần cù ch
ịu khó trong
tự học tập nâng cao trình độ, năng lực của mình. Để có thể tìm
kiếm được những bằng chứng xác thực cho các kết luận kiểm
toán thì đòi hỏi người kiểm toán viên phải hết sức tận tuỵ với
công việc, tận tuỵ với đồng đội và với những người liên quan đến
đối tượng được kiểm toán. Những vấn đề tiếp cận được phải hết
sức vô tư, khách quan, tất cả vì công việc chung, vì l
ợi ích chung.
Có làm được như vậy, kết quả kiểm toán mới thực sự khách
quan và trung thực. Đúng như Hồ Chủ Tịch dạy “Chí công vô tư”.
Không thể thấy người ta yếu thế thì mình “rướn tới”, thấy người
ta “cứng cựa” thì mình rút lui theo kiểu “mềm nắn, rắn buông”. Đó
không phải là đạo đức, là bản lĩnh của người cách mạng, của
Kiểm Toán viên nhà nước mà là của những kẻ cơ hội.
Tiết kiệm: Ai cũng biết rằng tiết kiệm là m
ột nội dung của đạo đức
Hồ Chí Minh, người cán bộ kiểm toán cũng phải biét tiết kiệm.
Tiết kiệm trước hết là tiết kiệm thời gian. Công việc được giao
phải tìm phương pháp tốn ít thời gian nhất nhưng đạt được kết
quả cao nhất. Về mặt công tác và trong sinh hoạt, khi đi công tác
tránh gây phiền hà, sách nhiễu gây tốn kém cho đơn vị được
kiểm toán. Làm được như vậy thì không sợ “Há miệng mắc
quai”,

bản thân lại tập trung được trí tuệ, sức lực vào công việc.
Trên đây là một số ý kiến nêu lên để cùng th
ảo luận. Thực tế hiện
nay có những hiện tượng ở đâu đó có chuyện dàn xếp kết quả
kiểm toán, làm cho kết quả kiểm toán bị bóp méo, xuyên tạc; đó
đây vẫn còn có những kiểm toán viên dễ dàng nhận sự “ưu ái”
của đơn vị được kiểm toán…đều là trái với đạo đức kiểm toán
viên.
Hơn lúc nào hết, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, chúng ta cần phải ghi nhớ những dặn dò của người:
Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất
Xin tạm dịch là:
Giàu sang không truỵ lạc
Nghèo túng không lay chuyển
Vũ lực không khuất phục

×