Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Khái quát chung về đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.9 KB, 11 trang )

Bài Làm
A. ĐẶT VẤN ĐÊ
Môi giới bất động sản là một hoạt động mang tính nghề nghiệp. Chính vì
thế, tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới bất động sản chuyên nghiệp bên cạnh
việc chấp hành pháp luật còn phải tuân thủ theo các yêu cầu đạo đức nghề
nghiệp. Ở các nước phát triển, vấn đề đạo đức nghề nghiệp môi giới bất động sản
rất được coi trọng, biểu hiện ở việc ban hành bộ tiêu chuẩn quy tắc đạo đức nghề
nghiệp bắt hội viên phải tuân theo, trường hợp vi phạm quy tắc đạo đức nghề
nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của nghề môi giới thì hội viên đó sẽ bị khai trừ và
bị tước chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, thậm chí còn bị cấm hành
nghề vĩnh viễn nếu vi phạm nghiêm trọng quy tắc đạo đức nghề nghiệp môi giới
bất động sản. Ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định của Hiệp hội bất động sản
Việt Nam về Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đây chính là một yêu cầu cần thiết
để ghi nhận những đạo đức nghề nghiệp đối với loại dịch vụ này trong một văn
bản pháp lý có giá trị, khẳng định được vị trí của nghề môi giới bất động sản
được xã hội tôn trọng như bao nghề nghiệp cao quý khác.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất
động sản
1. Môi giới bất động sản
a. Môi giới bất động sản là trung gian trong giao dịch liên quan đến bất
động sản, là cầu nối để các bên khách hàng gặp gỡ nhau. Thông qua hoạt động
này, con đường tìm đến nhau của các bên sẽ ngắn lại rất nhiều và đảm bảo cho
các giao dịch được thực hiện một cách an toàn, đúng pháp luật. Trên thực tế, hoạt
động môi giới bất động sản không chỉ thuần túy làm cầu nối trung gian để bên
bán với bên mua, bên thuê với bên chi thuê bất động sản tìm được đến nhau mà
nhà môi giới còn phải hỗ trợ, giúp đỡ các bên thu hẹp khoảng cách bất đồng để đi
đến việc xác lập một giao dịch thành công.
b. Nội dung của môi giới bất động sản
PL Kinh doanh bất động sản KT33A nhóm 2
1


Môi giới bất động sản là một loại hình kinh doanh dịch vụ bất dộng sản
được pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản năm
2006, nội dung của hoạt động này bao gồm:
+ Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm
phán, kí kết
+ Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến hoạt
động kinh doanh bất động sản
+ Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, kí kết hợp
đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
c. Nhà môi giới bất động sản
Nhà môi giới bất động sản là chủ thể quan trọng không thể thiếu được của
hoạt động môi giới bất động sản. Nếu thiếu nhà môi giới bất động sản thì một
hoạt động kinh doanh dịch vụ về bất dộng sản không được gọi là hoạt động môi
giới bất động sản. Sự ra đời và phát triển của đội ngũ các nhà môi giới chuyên
nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động của thị trường bất
động sản. Do được đào tạo bài bản, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, tuân thủ
pháp luật và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhà môi giới bất động sản đã và
đang dần thay thế “cò” nhà, đất và tạo dựng một hình ảnh mới trong nhận thức
của xã hội về hoạt động môi giới thông qua uy tín, thương hiệu và hiệu quả công
việc.
Nhà môi giới thuộc nhóm cung cấp dịch vụ bất động sản( nhóm giúp chủ
đầu tư có thể chuyển các ý tưởng của họ thành hiện thực công trình có giá trị kinh
tế cao hơn từ bất động sản).
Nhà môi giới bất động sản chịu trách nhiệm cho thuê hoặc bán các loại bất
động sản cho khách hàng, họ chủ yếu tham gia vào các dự án lớn và là người cân
đối các nhu cầu khách hàng với các phương án tài chính của chủ đầu tư. Các nhà
môi giới bất động sản đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tiếp thị, họ gợi ý,
trình bày các đặc điểm của sản phẩm, các chức năng và lợi nhuận, thương thảo
hợp đồng, đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi về cho các nhà đầu tư để kịp
thời điều chỉnh dự án.

PL Kinh doanh bất động sản KT33A nhóm 2
2
2. Đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới
Trong mỗi ngành, nghề bên cạnh những yêu cầu đặc thù cho mỗi ngành
nghề được ghi nhận theo quy định của pháp luật thì đều có những yêu cầu đạo
đức nghề nghiệp được coi là những chuẩn mực xã hội mà các tổ chức, cá nhân
khi hành nghề phải tuân thủ. "Đạo đức nghề nghiệp" được hiểu là các chuẩn mực
về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử như: tính trung thực, cẩn trọng, chuyên
nghiệp, tuân thủ pháp luật... Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng để
phát triển sự nghiệp, quyết định khả năng tồn tại trong thị trường lao động.
Môi giới bất động sản ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản theo hướng công khai,
minh bạch. Thực tế cho thấy rằng thị trường bất động sản không thể thiếu các nhà
môi giới bất động sản chuyên nghiệp, tính chuyên nghiệp ở đây thể hiện ở cả việc
nhà môi giới bất động sản đáp ứng không chỉ những yêu cầu về mặt tiêu chuẩn
hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn hiện diện ở họ những chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp cần thiết. Yêu cầu đạo đức đối trong nghề trước hết là phải
có sự trung thực khi thực hiện dịch vụ môi giới, không dùng các thủ thuật để mưu
lợi cho mình, cần có tinh thần trách nhiệm khi môi giới giữa người mua và người
bán làm sao cho cuộc mua bán thành công nhưng an toàn cho các bên, không
được cho người khác mượn, thuê chứng chỉ hành nghề; hành nghề không đúng
với nội dung ghi trong chứng chỉ, nếu có dầu hiệu vi phạm thì phải tuân thủ quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong kinh doanh dịch vụ bất
động sản. Vấn đề đạo đức của người môi giới bất động sản là vấn đề hết sức quan
trọng để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch bất động sản cần phải
có những quy định chung mang tính bắt buộc tạo cho ngành nghề này một con
đường phát triển đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của thị trường bất động
sản.
II. Những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới
1. Thực trạng hoạt động môi giới bất động sản ở Việt Nam

PL Kinh doanh bất động sản KT33A nhóm 2
3
Để đưa ra những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp môi giới bất động sản ở
nước ta, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động môi giới
bất động sản hiện nay đã và đang phát triển như thế nào, đã đạt được những thành
tựu gì, và chưa đạt được những gì để từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra những
yêu cầu đạo đức nghề nghiệp bất động sản như thế nào cho đúng, cho phù hợp,
góp phần vào sự phát triển của thị trường bất động sản nói chung và nghề môi
giới bất động sản nói riêng.
Như chúng ta đã biết, pháp luật về môi giới bất động sản hình thành kể từ
khi luật kinh doanh bất động sản ban hành năm 2006, mặc dù lĩnh vực pháp luật
này mới ra đời và đang trong quá trình hoàn thiện song qua thực tế thi hành cho
thấy đã đạt được những kết quả nhất định. Luật kinh doanh bất động sản, Nghị
định của chính phủ số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết các
hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan đã tạo cơ sở pháp lý để đưa hoạt động môi giới bất động
sản đi vào nề nếp. Cho đến nay, cả nước đã có gần 1.000 sàn bất động sản được
thành lập và đăng ký hoạt động, có khoảng 30.000 người được cấp chứng chỉ
hành nghề môi giới, định giá bất động sản, các tổ chức môi giới bất động sản
chuyên nghiệp hoạt động dưới những hình thức như công ty cổ phần, công ty
TNHH… các công ty môi giới bất động sản ra đời, hoạt động tuân thủ pháp luật
và mang tính chuyên nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất
động theo hướng công khai, minh bạch, từng bước đổi mới diện mạo thị trường
bất động sản, thay đổi căn bản nhận thức xã hội. Hiện, môi giới bất động sản đã
được công nhận chính thức là một nghề có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo đúng
quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, số lượng các nhà môi giới bất động sản lại chủ yếu tập chung ở
các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Ở các địa phương khác,
do thị trường bất động sản chậm phát triển nên số lượng các nhà môi giới chuyên
nghiệp còn rất ít, đặc biệt là các quy định về môi giới bất động sản còn chưa đồng

bộ. Điều dễ nhận ra nhất là việc chưa xây dựng được bộ quy tắc, ứng xử đạo đức
PL Kinh doanh bất động sản KT33A nhóm 2
4
nghề nghiệp của hoạt động môi giới bất động sản. Điều này làm giảm hiệu quả
của việc thực thi pháp luật về môi giới bất động sản.
Chính vì thế, vấn đề bất cập nhất hiện nay là phần lớn các cá nhân hoạt đông
môi giới nhà đất không có đạo đức nghề nghiệp, không được đào tạo, tư vấn kiến
thức. Họ hành nghề chủ yếu dựa vào mối quan hệ quen biết và kinh nghiệm bản
thân. Do đó, hoạt động của lực lượng này nhiều khi gây tình trạng nhiễu thông
tin, cản trở việc kiểm soát thị trường của chính phủ. Hơn nữa vấn đề đạo đức
nghề nghiệp trong hoạt động môi giới bất động sản còn thấp, có một số lượng
không nhỏ tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản do chạy theo lợi nhuận đã bất
chấp pháp luật, hành xử mang tính chộp dật, thiếu văn hóa, đạo đức kinh doanh,
thậm chí còn tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật xâm phạm
nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hoặc chủ đầu tư kinh
doanh bất động sản. Mặt khác, nhiều trung tâm môi giới bất động sản còn thực
hiện hành vi mua bán bất động sản với mục đích đầu cơ tích trữ, chuyển nhượng
lại kiếm lời.
2. Những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất động
sản
Nguyên nhân của những bất cập từ thực trạng trên là do việc chậm ra đời các
quy tắc đạo đức nghề nghiệp môi giới bất động sản ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động môi giới và gây trở ngại cho sự vận hành của thị trường bất động sản theo
hướng công khai, minh bạch. Do chưa có các quy tắc đạo đức nghề nghiệp môi
giới bất động sản. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm của các nước về vấn đề này,
chúng tôi xin đưa ra một số yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động môi
giới bất động sản như sau:
Thứ nhất, yêu cầu tuân thủ pháp luật. Pháp luật là công cụ để nhà nước quản
lý xã hội. Sống và làm việc theo pháp luật là quyền, nghĩa vụ và bổn phận của
mỗi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động

sản cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt
động kinh doanh của mình. Đặc biệt, đây là một hoạt động nhạy cảm, đối tượng
bị tác động liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có giá trị lớn. Việc
PL Kinh doanh bất động sản KT33A nhóm 2
5

×