Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đau đầu chi trả cổ tức pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.78 KB, 5 trang )

Đau đầu chi trả cổ tức
Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng khiến doanh nghiệp, bên
cạnh áp lực lớn về chi phí vốn vay, còn phải đối mặt với câu
chuyện trả cổ tức cao bằng tiền cho cổ đông.


CTCP Công nghiệp thủy sản (SCO) cho biết, công ty sẽ chi trả cổ
tức đợt 1/2010 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%. SCO hiện đang giao
dịch trên UPCoM với vốn điều lệ 42 tỷ đồng. Công ty dự kiến, cả
năm đạt 420 tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận sau thuế 9,525 tỷ đồng
và chia cổ tức 20%.
Ở CTCP Cảng Đoạn Xá (DXP), quyết định chia cổ tức bằng tiền
với tỷ lệ lên tới 35% cũng đã được sẵn sàng với thời gian dự kiến
chia cổ tức là ngày 16/12 tới. Được biết, lũy kế 9 tháng đầu năm
2010, DXP đạt 53,42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương
tăng trưởng 19,11%.
Theo lãnh đạo của một số doanh nghiệp nghiệp niêm yết, trong
điều kiện hiện nay, doanh nghiệp vẫn muốn giữ lại vốn để đáp
ứng nhu cầu kinh doanh và mở rộng hoạt động. Đổi lại, tại nhiều
cuộc đại hội đồng cổ đông, nguyện vọng muốn chia cổ tức bằng
tiền liên tục được các cổ đông nhắc tới. “Doanh nghiệp vì thế vẫn
phải có sự dung hoà giữa hội đồng quản trị và mong muốn của
các cổ đông nhỏ lẻ, chứ không thể áp đặt được vì cổ đông vẫn là
những ông chủ thực sự của doanh nghiệp”, lãnh đạo một doanh
nghiệp chia sẻ.
Tuy nhiên, chia cổ tức bằng tiền với mức bao nhiêu lại làm đau
đầu những người đứng đầu doanh nghiệp khi thực tế mặt bằng
lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng cao khiến cho chi phí lãi vay của
các doanh nghiệp đang bị đội lên nhiều so với trước. Trong
những ngày đầu tháng 12, mức lãi suất cho vay ra của nhiều
ngân hàng thương mại đối với khách hàng đã lên đến 18 – 20%,


cao hơn rất nhiều so với vài tháng trước đó. Trong khi đó, trong
bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng chưa “giảm nhiệt” thì mặt bằng lãi
suất sẽ khó có thể hạ xuống, thậm chí còn có thể tiếp tục bị đẩy
lên cao hơn trước.
Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng, việc cổ đông
muốn doanh nghiệp phải trả cổ tức cao bằng tiền mặt chưa chắc
đã là việc làm có lợi cho chính các cổ đông. Bởi lẽ, về lâu dài, khi
doanh nghiệp phải trả cổ tức cao, nhưng giảm hiệu quả kinh
doanh thì chính các cổ đông cũng sẽ thua thiệt hơn.
Đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, chiến lược
đầu tư để “ngóng” cổ tức cũng chỉ phù hợp với một số nhóm nhà
đầu tư nào đó, chứ không phải với số đông.
Bà Hoàng Thị Hoa, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phân tích,
(Công ty Chứng khoán Bản Việt) cho hay, cổ tức chỉ có ý nghĩa
với một số đầu tư dài hạn chỉ mua cổ phiếu và nắm giữ chờ cổ
tức. Trong khi đó, việc đầu tư vào các cổ phiếu trả cổ tức cao lại
tỏ ra không hợp lý cho các mục tiêu đầu tư ngắn hạn. “Vào ngày
chốt quyền, giá cổ phiếu sẽ bị giảm tương ứng, khả năng phục
hồi ngay sau đó không chắc chắn do thị trường đang khá yếu”, bà
Hoa nhận xét.
Dẫu vậy, ở góc độ nhà đầu tư, việc mong muốn các doanh
nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt là bởi nhiều lý do riêng.
Ông Đỗ Đức Cường, một nhà đầu tư cho biết, lãnh đạo doanh
nghiệp, các thành viên hội đồng quản trị có thể sẽ không cần đến
cổ tức vì họ vẫn có các khoản lương, thù lao hội đồng quản trị
để phục vụ các nhu cầu chi tiêu hàng ngày. Trong khi đó, các nhà
đầu tư -nếu chỉ đầu tư chứng khoán mà không làm nghề nào
khác - thì vẫn phải trông đợi vào cổ tức như một nguồn sống cho
gia đình.
Thực tế, trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư cũng có thể gia tăng

thu nhập thông qua việc “lướt sóng” trên thị trường, nhưng thu
nhập này khá bấp bênh, thậm chí có lúc lỗ. “Chính vì vậy, việc
trông đợi vào cổ tức như một nguồn thu nhập ổn định cũng là một
nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư”, ông Cường nói.

×