Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhận diện thủ thuật tạo doanh thu ảo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.44 KB, 10 trang )

Nhận diện thủ thuật tạo
doanh thu ảo
Dựa vào các kẽ hở của chuẩn mực kế toán, một số nhà quản
trị doanh nghiệp vẫn "đánh bóng" các chỉ số tài chính nhằm
phục vụ cho mục đích phát hành hay thoái vốn…


Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và Cơ quan An ninh
Điều tra đã cung cấp thông tin ban đầu về sai phạm của các cá
nhân tại CTCP Dược Viễn Đông (DVD). Theo đó, DVD bị cáo
buộc đã có thời kỳ tạo doanh thu ảo bằng cách kinh doanh lòng
vòng. Đây không phải là trường hợp duy nhất.
Chuyển giá
Thạc sỹ Lê Đạt Chí
Trưởng bộ môn Đầu tư
tài chính, Đ
ại học Kinh tế
TP. HCM
"Doanh thu ảo của một
công ty có thể tạo ra
bằng cách ghi nhận giá
trị các hợp đồng tương
lai về thời điểm hiện tại.
X là công ty đang niêm yết trên HOSE,
lĩnh vực kinh doanh chính là phân phối
khí đốt thiên nhiên. Tháng 7 vừa qua,
Công ty tiến hành triệu tập ĐHCĐ bất
thường thông qua kế hoạch tăng vốn từ
80 tỷ đồng lên 160 tỷ đồng. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực kinh doanh chính, tỷ suất
lợi nhuận biên của Công ty khá thấp,


chỉ từ 1 - 2%. Lợi nhuận không cao, kế
hoạch phát hành của X khó thành công. Để tăng sức hấp dẫn cho
phương án tăng vốn, trong ĐHCĐ, Công ty X xin điều chỉnh chỉ
tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 133%. Con số ấn tượng này được
phù phép từ việc "chuyển giao" lợi nhuận từ các công ty bên
ngoài vào.
Khi doanh thu tăng lên,
nhưng các khoản phải
thu cũng tăng theo hay
dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh lại giảm, thì
có thể có vấn đề, NĐT
hãy thận trọng. Dòng ti
ền
ít khi nói dối".
Cụ thể, X sẽ mua một dự án bất động sản của Công ty A và bán
lại ngay cho Công ty B - cả hai thực chất đều là các công ty bất
động sản đang thuộc quyền kiểm soát của lãnh đạo Công ty X.
Qua thủ thuật chuyển giá, lợi nhuận của X đã tăng lên đáng kể
(xem Bảng 1). Đây là bài toán kinh doanh khôn ngoan. Nếu "để
lại" lợi nhuận tại các công ty A và B thì 1 đồng lợi nhuận vẫn chỉ
là 1 đồng. Tuy nhiên, nếu rót vào CTCP X, thì người chủ DN có
thể sinh lời gấp 5 lần (giả định giá bán cổ phần X trên thị trường
với mức P/E là 5).
Bằng hình thức chuyển giá này, một DN có thể lập ra một số
công ty bên ngoài phụ trách việc mua nguyên liệu và phân phối
sản phẩm. Ở vị trí trung gian, DN này sẽ mua được nguyên vật
liệu giá thấp và bán được sản phẩm giá cao hơn so với thực tế
thị trường. Vị thế này giúp DN có thể tạo ra con số lợi nhuận…
tùy biến, đẩy thua lỗ về cho các công ty kia.

Một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại
làm theo cách ngược lại: mua nguyên vật liệu giá cao và bán sản
phẩm giá thấp để chuyển lợi nhuận về cho tập đoàn mẹ bên
chính quốc, gây thua lỗ cho công ty con hoạt động tại Việt Nam,
nhằm tránh không phải đóng thuế.
Trở lại trường hợp của Công ty X. Nếu các công ty A, X, B cùng
thuộc một chủ sở hữu và có quan hệ kinh doanh mật thiết thì X
có thể chủ động "xào nấu" sổ sách tạo ra lợi nhuận ảo bằng cách
ghi nhận doanh thu thông qua việc ghi tăng các khoản phải thu
của khách hàng A. Đồng thời, X giảm chi phí đầu vào bằng cách
tăng khoản trả trước cho nhà cung cấp B (thực tế hàng đã bán
nhưng chưa hạch toán giá gốc vào chi phí). Các nghiệp vụ ảo
này dẫn đến nghịch lý: dù trên sổ sách X có lợi nhuận lớn, nhưng
có thể dòng tiền vẫn bị âm!
Bảng 1: Kết quả của nghệ thuật “chuyển giá”
Chỉ tiêu Công ty A

Công ty X

Công ty
B
Thực tế
Doanh thu

35 t

44t

50 tỷ
Giá vốn 30 t


35 t

44 tỷ
LN gộp 5 t

9 t

6 tỷ
“Chuyển
giá”
Doanh thu

30 t

50 t

50 tỷ
Giá vốn 30 t

30 t

50 tỷ
LN gộp
0
20 t

0
Thay đổi phương pháp ghi nhận
Thay đổi chính sách bán hàng sẽ giúp DN tăng doanh thu nhanh

chóng trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, DN đang có chính
sách bán hàng trả chậm là 15 ngày, sắp hết năm tài chính, để
hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, DN cho phép người mua
thanh toán chậm tới 30 ngày. Được trả chậm, các bạn hàng sẵn
lòng đón nhận ưu đãi này, nhập hàng số lượng lớn. Kết quả,
doanh thu của DN tăng vọt. Tuy nhiên, hệ quả là số dư nợ phải
thu tăng lên và DN có thể gặp rủi ro với nợ khó đòi.
Có thể thấy điều không bình thường này tại một DN đầu tư và
thương mại niêm yết trên HNX: vào quý II/2010, doanh thu của
Công ty tăng vọt, nhưng đi kèm là các khoản phải thu ngắn hạn
cũng tăng theo (xem Bảng 2).
Với các mặt hàng khan hiếm hay thiết yếu, DN có thể tác động
một cách khéo léo như thông báo sẽ tăng giá bán trong tương lai
gần. Kết quả, khách hàng sẽ tích trữ sản phẩm với mục đích đầu
cơ, doanh số công ty tăng. Thực chất, phần doanh số và lợi
nhuận tăng thêm trong kỳ tài chính này chỉ là phần doanh số và
lợi nhuận của kỳ sau chuyển sang, nhằm phục vụ cho các mục
đích ngắn hạn nào đó.
Bảng 2: Chấp nhận bán chịu để tăng doanh thu

Quý
II/2010

Quý
I/2010
Quý
IV/2009

Doanh thu
177,112

t

70,564 t

82,493 tỷ

Khoản phải thu
ngắn hạn
118,533
t

77,744 t

57,157 t

Ước tính kế toán
Đối với các DN xây dựng, có lẽ phải mất nhiều năm thì một công
trình mới hoàn thành. Vào các kỳ lập báo cáo tài chính, DN đó
thực hiện uớc tiến độ hoàn thành công việc để ghi nhận doanh
thu và lợi nhuận.
Dù việc ước tính này luôn dựa trên các cơ sở hợp lý (như biên
bản nghiệm thu công trình), nhưng vẫn mang tính chủ quan, có
thể điều chỉnh.
Giả sử, một công trình xây lắp có giá trị 100 tỷ đồng, bằng việc
phóng đại hay chủ động làm giảm con số phần trăm ước hoàn
thành công trình, doanh thu của DN có thể thay đổi đáng kể so
với thực tế (xem Bảng 3).
Qua việc điều chỉnh này, doanh thu và lợi nhuận của DN tăng lên
hay giảm đi là do các khoản mục tương đương từ kỳ sau chuyển
về hiện tại và ngược lại.

Bảng 3: Uớc tỷ lệ hoàn thành để ghi nhận doanh thu
Thực tế
% hoàn
thành
Doanh thu ghi
nhận
Thực tế 50% 50 tỷ
Phóng đại 70% 70 tỷ
Làm giảm 30% 30 tỷ

×