Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giao dịch bảo chứng: Khái niệm và sự cần thiết pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.85 KB, 8 trang )

Giao dịch bảo chứng: Khái niệm
và sự cần thiết
Việc mua chứng khoán với khoản tiền trả trước ít hơn tổng giá trị
phải bỏ ra ngay một lúc được gọi là mua theo bảo chứng (buying
on margin).

Thoạt đầu, do "margin" chỉ đơn thuần là cách vay tiền để mua
chứng khoán, người ta đã gọi hoạt động này là vay mua. Nhưng
về sau, khi bối cảnh margin ngày càng hoàn thi
ện, với các nghiệp
vụ phức tạp và không chỉ liên quan tới tiền, thì cách hiểu và gọi
đơn giản quá đã tỏ ta không còn phù hợp. Đặc biệt là trong "shor
t
sale" (bán trước), một nhánh quan trọng của nghiệp vụ margin,
lại có giao dịch cần được hiểu là vay bán. Do vậy, gọi là giao d
ịch
bảo chứng sẽ cho cách hiểu khái quát hơn.
Do quy mô về số lượng và giá trị giao dịch trên thị trư
ờng sẽ tăng
mạnh thông qua tài khoản bảo chứng, người ta ví von hoạt động
đầu tư được hỗ trợ bằng phương tiện tiến công này là "một nửa
sôi động" của TTCK. Tại các thị trường phát triển, phương thức
đầu tư bảo chứng không chỉ có bảo chứng để mua (vay để mua),
mà gồm cả bảo chứng để bán (vay để bán). Tài sản vay và cho
vay cũng không nhất thiết chỉ là tiền, mà còn là chứng khoán.
Việc vay và cho vay được chế định và qu
ản lý theo các nghiệp vụ
đầu tư tài chính bài bản, vừa chặt chẽ, vừa theo hướng "tạo điều
kiện" khá phức tạp, rủi ro được hạn chế đến mức tối đa… Chứ
không đơn giản là thủ tục vay nợ thế chấp thông thư
ờng giữa chủ


nợ và con nợ (như giữa ngân hàng và NĐT theo "Chỉ thị 03" ở ta
hồi năm 2007). Tuy vậy, đối với người đầu tư, việc sử dụng tài
khoản bảo chứng lại khá đơn giản và tiện lợi.
Các mối quan hệ trong bối cảnh margin được xếp đặt hợp lý và
có thể chia thành ba đôi chính: giữa NĐT với CTCK, giữa CTCK
với ngân hàng và giữa các CTCK với nhau hoặc với tổ chức tài
chính khác (cách vay trực tiếp giữa NĐT với ngân hàng là nghiệp
vụ tín dụng thế chấp, chỉ có một đôi). Các đôi quan hệ này gắn
kết đối ứng về quyền lợi và nghĩa vụ với nhau theo nguyên tắc
phân công chuyên nghiệp. Rủi ro như vậy được chẻ nhỏ, được
ngắt ra từng đoạn nhằm hạn chế sự lây lan hay đổ vỡ dây
chuyền. Bởi, ngân hàng tuy giỏi kinh doanh tiền, nhưng không th

sâu hơn CTCK về mặt chứng khoán và ngược lại… Hành lang
luật lệ, các quy chuẩn chuy
ên ngành, phương pháp tính toán, yêu
cầu tác nghiệp đồng bộ trong hệ thống… là các yếu tố hạ tầng
khác không kém phần quyết định, giúp cho lĩnh vực hoạt động
khá chuyên sâu này được vận hành một cách trơn tru và hiệu
quả. Hình thức bảo chứng sở dĩ thuyết phục và hấp dẫn là do nó
có cái móng được kết cấu chặt (theo cách vừa nói) trên cái nền
biến động - hay sinh động - của hoạt động đầu tư tài chính.
Hoạt động đầu tư tài chính nói chung là biến động hay rất biến
động. Trường hợp được hỗ trợ bằng nợ vay để gia tăng thương
vụ (leverage) thì tình trạng còn phức tạp và nhạy cảm hơn nhiều.
Đầu tư bằng đòn cân nợ có đặc điểm tiến công nhưng m
ạo hiểm,
mà nếu thiếu công cụ kiểm soát và kiềm chế thì rất dễ dẫn đến
các thái cực xấu. Riêng việc cho vay thế chấp trong lĩnh vực
chứng khoán thì do yêu cầu an toàn, ngân hàng khó có thể "làm

ăn" một mình được. Cách vay và cho vay "tươi" giữa NĐT với
ngân hàng chỉ là cách tạm thời để "giải quyết nóng" một nhu cầu
vốn chính đáng, chứ thật ra yêu cầu phát triển bền vững cho
TTCK cần có cơ chế và công cụ thay thế chuyên nghiệp hơn. Sự
nhập cuộc và kết hợp đồng bộ giữa các thành tố trong thị trư
ờng,
đặc biệt là các CTCK, giữa họ với nhau và với ngân hàng, sẽ trở
nên cần thiết. Mặt khác, khuôn khổ pháp lý và sự giám quản vĩ
mô sẽ là chỗ dựa cho trật tự thị trường, hạn chế đến mức thấp
nhất các biến động bất ý. Kinh nghiệm thế giới đã nói lên đi
ều đó.
Vào những năm đầu 1930, thị trường Mỹ đã nhận ra vấn đề vay
mượn thái quá để đầu tư chứng khoán (quan hệ trực tiếp giữa
NĐT với ngân hàng) là một trong những nguyên nhân gây ra bi
ến
cố đổ vỡ thị trường năm 1929, kéo theo cuộc đại khủng hoảng
kinh tế sau đó. Chính vì vậy, Quốc hội nước này đã xây dựng và
thông qua Luật Giao dịch chứng khoán 1934 (Securities
Exchange Act of 1934) và giao cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang
(FRB - Federal Reserve Board) thẩm quyền điều chỉnh việc đầu
tư theo hình thức bảo chứng. Từ đó đến nay, hoạt động đầu tư
theo hình thức bảo chứng tại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung
đã diễn ra một cách có trật tự hơn, nương theo các n
ề nếp có thể
kiểm soát được.
Tại Việt Nam, vào những giai đoạn thị trường bật lên sôi động, ví
dụ năm 2006 và 2007, hoạt động vay mua chứng khoán tăng
mạnh, nhưng chủ yếu là cầm cố chứng khoán để vay tiền, là
quan hệ tín dụng thế chấp trực tiếp giữa ngân hàng và NĐT, đây
không phải hoạt động đầu tư qua tài khoản bảo chứng. Dù hoạt

động vay nợ để đầu tư được xem là nhu cầu bình thường và
quan hệ tín dụng thế chấp chứng khoán (giấy tờ có giá) là h
ợp lệ,
nhưng đó là xét trên từng quan hệ riêng lẻ. Xét theo yêu cầu
chuyên ngành và trong bối cảnh liên lập, thì cách cầm cố chứng
khoán đơn giản để vay tiền đầu tư nếu diễn ra tập trung và tự
phát là không thuyết phục, có thể đưa đến những tình tiết xấu do
sự biến động thất thường của giá cổ phiếu. Hơn nữa, nếu hoạt
động này cứ tách biệt và diễn ra độc lập với thị trường giao dịch
chứng khoán thì xét về cách làm là chưa chuyên nghiệp.
Nghiên cứu xây dựng và áp dụng nghiệp vụ bảo chứng, với các
phương thức, kỹ thuật và quy chuẩn đồng bộ, do vậy là việc cần
làm, vì điều này sẽ giúp cho thị trường hoạt động đa dạng và ổn
định hơn. Tài khoản bảo chứng còn là loại tài khoản "chuyên
dùng", là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động bán trước.
Bán trước hay bán trước mua sau (short selling - ta quen gọi
chưa chính xác là "bán khống") là hoạt động đầu tư sử dụng cổ
phiếu vay mượn mà thị trường Việt Nam cũng đã đề cập trong
Luật Chứng khoán và đang được chờ đợi…

×