Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.98 KB, 2 trang )
c.13 Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
1. Các bước thực hiện.
- Tìm hiểu học sinh
- Phân loại học sinh theo mức độ và loại hình khuyết tật
- Phân lớp cho học sinh học hòa nhập hay chuyên biệt (nếu có)
- Lập hồ sơ học sinh khuyết tật.
- Theo dõi kết quả học tập của học sinh khuyết tật:
+ Xây dựng chương trình học riêng cho học sinh khuyết tật
+ Nếu mức độ tiếp thu bình thường thì đánh giá như học sinh bình thường.
- Bổ sung và lưu giữ hồ sơ học sinh khuyết tật
- Báo cáo kết quả học sinh khuyết tật.
- Bàn giao hồ sơ khuyết tật cho giáo viên khác (nếu chuyển lớp)
2. Chú ý:
Đối với học sinh khuyết tật, khi đánh giá chủ yếu đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
Phải lưu giữ đầy đủ các bài kiểm tra của học sinh.
3. Văn bản tham khảo: 23/2006/QĐ-BGDĐT, 9890/BGDĐT-GDTH,
10188/BGDĐT-GDTrH, 49/2007/QĐ-BGDĐT, 05/2009/TT-BGDĐT, 59/2008/TT-
BGDĐT, nhóm văn bản về Người tàn tật.
c.14 Giáo dục thể chất
1. Các bước thực hiện.
- Thực hiện dạy chính khoá theo phân phối chương trình môn Thể dục.
- Xây dựng kế hoạch ngoại khoá bộ môn.
- Triển khai kế hoạch ngoại khoá bộ môn.
- Kiểm tra, đánh giá
- Sơ kết, tổng kết
2. Chú ý:
- Xếp thời khoá biểu cho môn này cần chú ý tránh tiết 5 buổi sáng, tiết 1 buổi chiều,
không dồn 2 tiết liền.
- Trang thiết bị, sân bãi cho dạy và học bộ môn; quần áo, giầy dép phù hợp.
- Có kế hoạch hướng dẫn HS rèn luyện thể lực để tham gia đánh giá thể lực vào cuối
năm