Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kế toán trách nhiệm: Vũ khí của công ty lớn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.54 KB, 7 trang )

Kế toán trách nhiệm: Vũ khí của
công ty lớn

Mô hình quản lý kế toán trách nhiệm được xem là vũ khí của các
công ty lớn, giúp phát huy tối đa nguồn lực trong doanh nghiệp,
từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hãy bắt đầu thuật ngữ "kế toán trách nhiệm" bằng một ví dụ về
Tập đoàn Abbott. Thành lập năm 1888, Abbott hiện có giá trị vốn
hóa trên 80 tỉ USD, phục vụ khách hàng trên 130 quốc gia với
hơn 68.000 nhân viên. Tập đoàn đang hoạt động trên 5 lĩnh vực
chính: sản phẩm dinh dưỡng cho người lớn và trẻ em, dược
phẩm, sản phẩm chuyên dùng trong y tế, hóa chất và sản phẩm
nông nghiệp. Điều này đòi hỏi Abbott phải sử dụng mô hình quản
lý kế toán trách nhiệm và tận dụng quá trình chuyển giá cho các
giao dịch mua bán nội bộ của Tập đoàn.

Kế toán trách nhiệm là gì?

Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo
các thông tin về doanh thu và chi phí theo nhóm trách nhiệm. Các
cấp quản lý sẽ phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực hoạt động của
mình, của thuộc cấp và tất cả các hoạt động khác thuộc trách
nhiệm của họ.

Cấu trúc của một tổ chức phát triển khi các mục tiêu, trình độ
công nghệ, đội ngũ nhân viên thay đổi. Quá trình này thường diễn
ra theo hướng từ quản lý tập trung sang quản lý phân quyền.
Abbott đã nhận ra nhu cầu của việc phân quyền; tầm hoạt động
đa quốc gia của Tập đoàn cho thấy các cấp quản lý ở các khu
vực khác nhau trên thế giới có khả năng phát huy tối đa nguồn


lực của doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán trách nhiệm được
thiết kế tốt phải thiết lập được các trung tâm trách nhiệm trong
một tổ chức. Trung tâm trách nhiệm được định nghĩa như một
đơn vị trong tổ chức có toàn quyền kiểm soát chi phí, doanh thu
và đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm có thể được phân loại như
sau:

Trung tâm chi phí: Chịu trách nhiệm về chi phí đầu vào của tổ
chức. Trách nhiệm tài chính của trung tâm này là kiểm soát và
báo cáo chỉ riêng về chi phí. Một trung tâm chi phí có thể có nhiều
đơn vị chi phí tùy thuộc vào việc cân nhắc về lợi ích và chi phí
của việc vận hành, kiểm soát. Phân tích chênh lệch dựa trên chi
phí định mức và các kế hoạch ngân sách được theo dõi và điều
chỉnh liên tục chính là phương thức điển hình của việc đo lường
hiệu quả hoạt động của trung tâm chi phí.

Trung tâm doanh thu: Người quản lý của trung tâm doanh thu
chỉ chịu trách nhiệm cho việc tích lũy doanh thu và không phải
kiểm soát việc thiết lập giá bán hoặc dự toán ngân sách chi phí.
Trên thực tế, một trung tâm thuần túy về doanh thu không tồn tại.
Các cấp quản lý thường vẫn phải làm kế hoạch và kiểm soát một
số chi phí thực tế phát sinh trong trung tâm doanh thu.

Trung tâm lợi nhuận: Một trung tâm trách nhiệm được gọi là
trung tâm lợi nhuận khi người quản lý chịu trách nhiệm cho cả chi
phí (đầu ra) và doanh thu (đầu vào) và chênh lệch giữa đầu ra và
đầu vào chính là lợi nhuận. Các trung tâm lợi nhuận không chỉ là
các công ty chuyên về phân phối trong một tập đoàn hoặc các
cửa hàng bán lẻ. Ví dụ, một ngân hàng có thể xem mỗi phòng
ban là một trung tâm lợi nhuận.


Trung tâm đầu tư: Trung tâm đầu tư cũng tương tự như trung
tâm lợi nhuận, chịu trách nhiệm trong việc tạo ra doanh thu, lập
kế hoạch và kiểm soát chi phí. Ngoài ra, người quản lý của trung
tâm đầu tư có thẩm quyền điều phối, sử dụng, đầu tư tài sản để
tìm kiếm mức lợi nhuận cao nhất. Sự thành công của nó được đo
lường không chỉ bởi số lợi nhuận tạo ra mà là lợi nhuận trong mối
tương quan với tổng vốn đầu tư, tức khả năng sinh lợi của đồng
vốn.

Vận dụng kế toán trách nhiệm trong thực tế

Cần hiểu rằng, mô hình quản lý kế toán trách nhiệm chỉ phù hợp
với các công ty, tập đoàn có quy mô lớn, hoạt động lâu đời, tốc
độ tăng trưởng nhanh, lãnh đạo công ty tin tưởng vào việc phân
quyền cho lãnh đạo cấp dưới, hệ thống kiểm soát và quản lý hoạt
động hiệu quả, đảm bảo toàn bộ guồng máy vận động trơn tru.
Hiện nay, nhiều công ty lớn của Việt Nam đã áp dụng mô hình
này. Việc sử dụng kế toán trách nhiệm sẽ có những lợi ích như
sau:

Phân quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm: Việc phân chia
các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo ý tưởng cho lãnh đạo công ty
trong việc thiết lập một mô hình cơ cấu tốt nhất cho tổ chức, phân
chia trách nhiệm quản lý lập kế hoạch, phân tích, báo cáo, tách
bạch theo nhóm hoạt động nhằm phát huy tối đa nguồn lực và
thuận tiện cho quản lý. Một tập đoàn sản xuất xe hơi có thể xác
định các nhà máy lắp ráp là các trung tâm chi phí, công ty phân
phối là trung tâm doanh thu, các công ty con trực thuộc tập đoàn
là các trung tâm lợi nhuận; công ty mẹ đầu tư vào các công ty

con và công ty bất động sản phát triển hệ thống cứa hàng, chi
nhánh trực thuộc là các trung tâm đầu tư.

Tận dụng các kỹ thuật về chuyển giá: Chuyển giá là quá trình
chuyển giao lợi nhuận được thiết lập trên cơ sở giao dịch hàng
hóa hoặc dịch vụ trong nội bộ các trung tâm trách nhiệm của tập
đoàn. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, các giao dịch nội bộ sẽ
được loại trừ kể cả các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận nội
bộ. Tuy nhiên, căn cứ vào những khác biệt trong chính sách thuế,
chính sách ưu đãi đầu tư, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận
chuyển, thuế xuất nhập khẩu, chính sách kiểm soát tỉ giá hối
đoái… mà các chính sách chuyển giá linh hoạt giữa các trung
tâm trách nhiệm sẽ được vận dụng để tối ưu hóa lợi nhuận cho
tập đoàn.

Tận dụng kỹ thuật quản trị theo mục tiêu: Kế toán trách nhiệm
dựa trên quản trị mục tiêu, các kỹ thuật tài chính về lập dự toán
ngân sách cần được sử dụng, ngân sách cần được giám sát và
theo dõi liên tục giữa kế hoạch với thực tế. Do đó cũng đòi hỏi kỹ
thuật phân tích các khoản biến động như chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, phân tích biến động doanh
thu….

Tất cả các trung tâm trách nhiệm sẽ phải cùng làm kế hoạch
ngân sách, cân đối với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng
nguồn lực. Việc lập kế hoạch cũng cần phải được thiết kế chi tiết
cho các khoản giao dịch nội bộ để tiến hành loại trừ, thuận tiện
cho việc tổng hợp thành một kế hoạch hợp nhất của tập đoàn.


×