Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tại sao khi Công ty chia cổ tức lại phải điều chỉnh giá tham chiếu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.96 KB, 6 trang )

Tại sao khi Công ty chia cổ tức lại
phải điều chỉnh giá tham chiếu của
công ty đó?

Những trường hợp cần phải điều chỉnh lại giá tham chiếu khi xảy
ra một hoặc đồng thời nhiều sự kiện sau:

 Công ty có phát hành thêm chứng quyền (quyền mua chứng
khoán) để tăng vốn
 Công ty có một phần tiền thưởng bằng tiền mặt.
 Công ty có chia một phần cổ tức bằng tiền mặt
 Công ty có một phần tiền thưởng bằng cổ phiếu.
 Công ty có chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu.
CHỨNG QUYỀN(Warrant) là:
Chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ
có thể mua được cổ phần của công ty phát hành ra nó với giá xác
định trong một khoảng thời gian nhất định.
Chứng quyền thường đi kèm với Trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi
cho phép công ty phát hành chỉ phải trả lãi hoặc cổ tức thấp hơn
mức bình thường. Thông thường những loại chứng quyền này có
thể được tách riêng ra và được bán riêng không liên quan đến
Trái phiếu và cổ phần.
Chứng quyền rất giống với hợp đồng quyền chọn mua (xem Call
options), nhưng chứng quyền được phát hành và bảo đảm bởi
công ty, còn hợp đồng quyền chọn là công cụ không được phát
hành bởi công ty. Thời gian hiệu lực của chứng quyền kéo dài
hàng năm còn các hợp đồng quyền chọn chỉ được tính theo
tháng.
Có 3 loại chứng quyền:
1. Truyền thống (traditional)
Chứng quyền truyền thống được phát hành để đi kèm với Trái


phiếu (còn được gọi là warrant-linked bond), và đại diện cho
quyền được mua cổ phiếu của tổ chức phát hành Trái phiếu trên.
Nói cách khác, công ty phát hành chứng quyền truyền thống cũng
là công ty phát hành cổ phiếu. Chứng quyền có tác dụng như
"chất xúc tác" để việc bán Trái phiếu trở nên dễ dàng hơn, và làm
giảm tỷ lệ lãi suất mà công ty bán Trái phiếu sẽ phải dành cho
khách hàng.
2. Chứng quyền không có Trái phiếu đi kèm (Naked warrants)
Được phát hành mà không cần phải có Trái phiếu đi kèm, và
giống như chứng quyền truyền thống, naked warrants cũng được
giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán. Loại chứng quyền này
thường được phát hành bởi ngân hàng hay các công ty Chứng
khoán.
3. Chứng quyền do Chính phủ phát hành
Khi một cơ quan Nhà nước phát hành Séc mà lại không có khả
năng trả bằng tiền mặt (do thiếu tiền mặt), nhưng cơ quan đó lại
có thể được trong tương lai cùng với một mức lãi suất nhất định,
thì loại Séc như thế cũng được gọi là chứng quyền.



Cổ tức (Dividend) là:
Cổ tức là phần lãi chia cho cổ đông của doanh nghiệp khi hoạt
động kinh doanh đạt kết quả tốt sau một chu kỳ kinh doanh,
thường là một năm.
Khi doanh nghiệp hoạt động có lãi, nó phải đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp và phần lãi còn lại (sau thuế) được gọi là "lợi nhuận
có thể chia cho cổ đông." Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp
không bao giờ chia hết phần lợi nhuận có thể chia này, mà họ
phải giữ lại một tỉ lệ tương đối lớn để tiếp tục đầu tư cho sản

xuất, kinh doanh và các dự án mới, phục vụ các chu kỳ kinh
doanh tiếp theo. Vì lý do này, khi đại hội cổ đông diễn ra cuối kỳ
kinh doanh, sau khi tổng kết tình hình Ban giám đốc có thể đệ
trình lên Hội đồng quản trị phương án sử dụng một tỉ lệ nhất định
của phần lãi sau thuế để chia lãi cho các cổ đông.
Nếu phương án chia này được biểu quyết thông qua, thì chính
sách chia cổ tức của năm đó chính thức được xác nhận và có
hiệu lực. Một số doanh nghiệp cũng có chính sách cổ tức cho một
giai đoạn nhiều năm, nhưng bản thân chính sách này cũng được
thực thi chỉ trong một số điều kiện nhất định.
Do có thể tồn tại một số loại cổ phiếu khác nhau trong cùng một
cấu trúc vốn doanh nghiệp, nên có thể có một số loại cổ tức với
các mức khác nhau và điều kiện ưu tiên thanh toán về thời gian
và khối lượng khác nhau. Thông thường, khi nói tới cổ tức nói
chung, người ta ám chỉ cổ tức của cổ phiếu phổ thông.


×