Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bộ phun xăng Điện tử - EFI part 6 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 6 trang )

+ Khi động cơ đã khởi động
Sau khi động cơ đã khởi động và khoá điện đã được trả về vị trí ON (Cực IG ) từ vị
trí START (cực ST) dòng điện chạy đến cuộn dây L3 của rơle mở mạch bị cắt. Tuy nhiên
dòng điện tiếp tục chạy đến cuộn dây L2 khi động cơ đang chạy do transitor trong ECU
động cơ bật ON, cho phép bơm nhiên liệu tiếp tục hoạt động.
+ Khi động cơ ngừng
Khi động cơ ngừng tín hiệu NE đến ECU động cơ bị ngắt. Nó ngắt transitor, do
đó nó cắt dòng điện chạy đến cuộn dây L2 của rơle mở mạch. Kết quả là rơle mở mạch
ngắt bơm ngừng bơm nhiên liệu
c. Kiểm tra bơm nhiên liệu
Bật khoá điện lên vị trí ON, không khởi động động cơ dung dây chẩn đoán nối cực
+B và cực FB của giắc kiểm tra, kẹp
đường dầu hồi của bộ ổn định áp suất để
kiểm tra xem có áp suất trong đường
ống không. Nếu có cảm giác căng mạnh
chứng tỏ bơm đang hoạt động
Nếu không có áp suất nhiên liệu kiểm tra
xem liệu ắcquy có cung cấp đến bơm
nhiên liệu không.

2.1.2.3. Bầu lọc xăng.
Lọc xăng có tác dụng lọc sạch cặn bẩn,
tạp chất bảo đảm xăng sạch cung cấp cho vòi
phun hoạt động tránh hiện tượng tắc, kẹt,
đóng không kín của vòi phun.
Lọc xăng được lắp với đường ra của
bơm. Thường được sử dụng bằng màng giấy,
Hình 2.10: Cấu tạo lọc xăng.
1. Phần tử lọc. 2. Vỏ. 3. Lưới đồng.
Hình 2.9
:



Ki

m tra bơm nhiên li

u

có cỡ lọc khoảng 10

m. Lọc xăng có cấu tạo cho xăng đi theo một chiều nên khi lắp phải
theo đúng chiều, nếu không sẽ làm cản trở lượng xăng qua lọc. Phần tử lọc thường được làm
bằng giấy, vỏ bằng thép hoặc nhựa. Sau một khoảng thời gian làm việc thì phải thay lọc mới.
Thường xe chạy được từ 33.000 đến 40.000 km thì phải thay lọc mới.
2.1.2.4. Dàn phân phối xăng.
Dàn phân phối có kết cấu là một ống rỗng, là nơi lắp và cấp xăng cho các vòi phun
làm việc, một đầu nối với lọc xăng, đầu còn lại lắp với bộ điều áp xăng.

Hình 2.11: Dàn phân phối.

Trên phần thân của dàn phân phối có những cửa để lắp các vòi phun chính.
Trong dàn luôn giữ một lượng xăng với áp lực xác định để vòi phun làm việc ổn định.
2.1.2.5. Bộ điều áp xăng.
a. Cấu tạo và nguyên lý
Có tác dụng điều chỉnh áp suất xăng đến các vòi phun phù hợp theo điều kiện
làm việc của động cơ. Được lắp với một đầu của dàn phân phối.
Bơm xăng làm việc tạo một áp suất trong hệ thống, khi áp suất vượt quá áp suất
tiêu chuẩn thì lò xo (6) bị ép lại màng van (3) mở xăng qua đường xăng (2) về thùng làm
cho áp suất xăng ở dàn phân phối giảm.
Khi bơm không làm việc, áp suất trong mạch giảm, lò xo (6) ép màng van (3)
đóng đường về giữ áp suất xăng trong dàn phân phối giúp cho lần sau khởi động động

cơ được dễ dàng.
Độ chân không của đường nạp được dẫn vào buồng phía lò xo (6) có tác dụng ổn
định lượng phun khi thay đổi tải.
Lượng phun nhiên liệu yêu cầu bởi động cơ được điều khiển theo thời gian khi
dòng điện cung cấp từ bộ ECU động cơ đến kim phun. Vì vậy, nếu áp suất nhiên liệu
không được điều khiển thì áp suất tăng lượng phun nhiên liệu, và nếu như áp suất
nhi
ên
liệ
u
th
ấp
thì
sẽ

m
giảm lượng phun cả khi cùng thời gian mở.
Hình 2.12. Cấu tạo bộ điều áp xăng và biểu đồ điều áp.
1. Đường xăng vào. 5. Màng dung.
2. Đường xăng hồi. 6. Lò xo áp lực.
3. Màng đóng van. 7. Đường chân không.
4. Đế màng van.
b. Kiểm tra bộ điều áp
1. Kiểm tra điện áp ăcquy là lớn
hơn 12V
2. Tháo cáp khỏi cực âm và cực
dương của acquy
3. Tháo rắc nối của vòi phun khởi
động lạnh
4. Đặt khay chứa phù hợp hoặc dẻ

mềm xuống dưới chỗ tháo của vòi
phun khởi động lạnh
Chú ý: Nghiêm cấm hút thuốc, tia
lửa và sử dụng lửa xung quanh nơi
làm việc
5. Tháo ống dẫn nhiên liệu và vòi
phun khởi động lạnh
6. Xả nhiên liệu trong ống
phân phối ra
7. Lắp đồng hồ áp suất vào ống
phân phối. Mômen xiết khoảng 180 kg.cm
8. Vệ sinh sạch xăng bắn ra ngoài
9. Lắp dây cáp acquy vào, dùng dây
chẩn đoán nối 2 cực +B và FP của giắc
kiểm tra lại với nhau
10. Bật khoá điện lên vị trí ON
11. Đo áp suất nhiên liệu. Áp suất nhiên liệu tiêu chuẩn là 2,7 – 3,1 kg/cm
2

12. Tháo dây chẩn đoán khỏi giắc kiểm tra
13. Cho động cơ chạy không tải
14. Tháo ống chân không của bộ điều áp xăng ra và nút lại
15. Đo áp suất nhiên liệu khi động cơ chạy không tải
Áp suất nhiên liệu từ 2,7 – 3.1 kg/cm
2
. Nếu áp suất nhiên liệu vượt quá mức tiêu chuẩn khi
tháo ống chân không của bộ ổn định áp suất bóp ống nhiên liệu xem có giãn hay không
+ Nếu căng mạnh: Đường nhiên liệu hồi bị tắt
+ Nếu căng yếu: Bộ ổn định áp suất hỏng
Nếu áp suất nhiên liệu thấp hơn mức tiêu chuẩn thì khi tháo đường ống chân không của bộ ổn

định áp suất, ta bóp mạnh vào đường hồi nhiên liệu và kiểm tra sự thay đổi áp suất
+ Áp suất tăng lên: Bộ ổn định áp suất hỏng
+ Áp suất dao động: Bơm xăng bị hỏng, nhiên liệu dò rỉ hay mạch điện bị hỏng
2.1.2.6. Vòi phun xăng chính.
Vòi phun hoạt động bằng điện từ, có tác dụng phun xăng. Nó phun nhiên liệu dựa trên
tín hiệu do ECU cung cấp tạo nên hoà khí cấp cho động cơ hoạt động. Vòi phun được lắp vào
đường ống nạp hoặc nắp máy phía trước xupáp nạp. Với hệ thống phun xăng này mỗi một xy
lanh có một vòi phun riêng, được lắp chặt với ống phân phối.
 Vòi phun có hai loại:
- Loại dùng điện áp thấp (điện áp5V) lắp vào mạch phải nối qua điện trở phụ.
- Loại dùng điện áp cao (điện áp 12V) lắp vào mạch trực tiếp.

Hình 2.13 : Cấu tạo của vòi phun
 Điều khiển vòi phun có hai dạng.
Dạng điều khiển bằng thay đổi điện áp.
Dạng điều khiển bằng thay đổi dòng điện.
Khi có tín hiệu từ ECU điều khiển cuộn dây điện từ tạo lực từ hút thân kim làm
cho lỗ kim mở xăng được phun qua lỗ kim theo dạng hạt nhỏ, dạng sương mù.

1

2

3

4

6

5


7

1. Lưới lọc tinh
2. Giắc tín hiệu vào
3. Cuộn dây điện từ
4. Lò xo
5. Đuôi kim phun
6. Rãnh nhiên liệu
7. Đầu kim phun

×