Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo Trình Khởi Tạo Mạng Riêng Ảo - CÔNG NGHỆ MẠNG RIÊNG ẢO part 14 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.24 KB, 6 trang )


- Reserved: Trường 16 bit dự trữ để sử dụng cho tương lai, giá trị của trường
này bằng 0.
- SPI: Là một số 32 bit bất kì, cùng với địa chỉ IP đích và giao thức an ninh
mạng cho phép nhận dạng một thiết lập an toàn duy nhất cho gói dữ liệu. SPI
thường được lựa chọn bởi phía thu.
- Sequence Number(SN): Trường gồm 32 bit không dấu đếm tăng dần để sử
dụng cho việc chống trùng lặp. Chống trùng lặp là một lựa chọn nhưng trường này
là bắt buộc đối với phía phát. Bộ đếm của phía phát và thu khởi tạo 0 khi một liên
kết an toàn (SA) được thiết lập, giá trị SN mỗi gói trong một SA phải hoàn toàn
khác nhau để tránh trùng lặp. Nếu số gói vượt quá con số 2
32
thì một SA khác phải
được thiết lập.
- Authentication Data: Trường có độ dài biến đổi chứa một giá trị kiểm tra
tính toàn vẹn (ICV) cho gói tin, ICV được tính bằng thuật toán đã được chọn khi
thiết lập SA. Độ dài của trường này là số nguyên lần của 32 bit, chứa một phần dữ
liệu đệm để đảm bảo độ dài của AH là n*32 bit. Giao thức AH sử dụng một hàm
băm và băm toàn bộ gói tin trừ trường Authentication Data để tính ICV.
2. Chế độ hoạt động
AH có thể sử dụng ở hai chế độ: Chế độ truyền tải (Transport) và chế độ
đường hầm(Tunnel).
Authentication Data
(Integrity Check Value)

Next Header
PayloadLength

Reserved
Security Parameter Index(SPI)
Sequence Number


IP Header





Payload

AH Header

- Chế độ Transport: Chế độ Transport cho phép bảo vệ các giao thức lớp
trên cùng với một số trường trong IP Header. Trong chế độ này, AH được chèn vào
sau IP Header và trước một giao thức lớp trên như TCP hoặc UDP. Chế độ
Transport thường được sử dụng bởi các Host chứ không được sử dụng bởi
Gateway. Ưu điểm của chế độ này là đỡ tốn kém chi phí xử lý nhưng nó có khuyết
điểm là các trường có thể thay đổi không được xác thực.

Hình 3.5. Gói tin IP trước và sau khi xử lý AH trong chế độ Transport
- Chế độ Tunnel: Trong chế độ Tunnel, một gói tin IP khác được thiết lập
dựa trên các gói tin IP cũ. Header của gói IP cũ (bên trong) mang địa chỉ nguồn và
đích cuối cùng, còn Header của gói IP mới (bên ngoài) mang địa chỉ để định tuyến
trên Internet. Trong chế độ này, AH bảo vệ toàn bộ gói tin bên trong bao gồm cả
Header. Đối với gói tin IP bên ngoài thì vị trí của AH như là trong chế độ
transport.

Hình 3.6: Khuôn dạng gói tin AH trong chế độ Tunnel.
IP Hdr


Payload


OuterIP
Hdr
AH
Hdr


Payload
Inner IP
Hdr

Gói tin IP ban đầu
Gói tin AH trong chế độ Tunnel
IP Hdr Payload
IP Hdr Payload
AH
Hdr

Gói tin IP ban đầu
Gói tin với tiêu đề AH trong chế độ transport
Ưu điểm của chế độ Tunnel là bảo vệ toàn bộ gói IP và các địa chỉ cá nhân
trong IP Header, tuy nhiên có nhược điểm là tốn chi phí hơn nhiều để xử lý các gói
tin.
3. Các thuật toán xác thực
Các thuật toán xác thực để tính ICV được xác định bởi các liên kết bảo mật
(SA). Các thuật toán xác thực thích hợp là các thuật toán hàm băm một chiều MD5
và SHA1 (Các thuật toán này bắt buộc một ứng dụng AH phải hỗ trợ). MD5 là chữ
viết tắt của Message Digest #5 do Ron Rivest thuộc RSA Security Inc phát minh,
tính giá trị Hash 128 bit từ một bản tin nhị phân có độ dài tuỳ ý. SHA được phát
triển bởi NIST và NSA, SHA-1 tính giá trị Hash 160 bit từ một bản tin nhị phân có

độ dài tuỳ ý. SHA-1 tương tự như MD5 nhưng an toàn hơn do kích thước băm lớn
hơn.
4. Xử lý gói đầu vào
Quá trình xử lý gói đầu vào được thực hiện ngược với quá trình xử lý gói đầu
ra
- Ghép mảnh: Nếu cần thiết, sẽ tiến hành ghép mảnh trước khi xử lý AH.
- Tìm kiếm SA: Khi đã nhận được một gói tin chứa AH Header, phía thu sẽ
xác định một SA phù hợp với địa chỉ IP đích, AH và SPI. Thông tin trong SA sẽ
cho biết có cần kiểm tra trường Sequence Number(SN) hay không, có cần thêm
trường Authentication Data hay không, các thuật toán và khoá để giải mã ICV.
Nếu không có SA nào phù hợp thì phía thu sẽ loại bỏ gói tin.
- Kiểm tra SN: Nếu bên thu không chọn dịch vụ chống lặp thì không cần
kiểm tra trường SN. Nếu phía thu có sử dụng dịch vụ chống lặp cho một SA thì bộ
đếm gói thu phải được khởi tạo = 0 khi thiết lập SA. Với mỗi gói tin vào khi phía
thu tiếp nhận, sẽ kiểm tra có chứa số SN không lặp lại của bất kỳ gói nào trong thời
gian tồn tại của SA đó. Nếu bị lặp, gói tin đó sẽ bị loại bỏ.
5. Xử lý gói đầu ra
- Tìm SA: AH được thực hiện trên một gói tin khi đã xác định gói tin đó được
liên kết với một SA, SA đó sẽ yêu cầu xử lý gói tin.
- Tạo SN: Bộ đếm phía phát khởi tạo giá trị 0 khi một SA được thiết lập. Khi
truyền một gói tin, bộ đếm sẽ tăng lên 1 và chèn giá trị này vào trường SN. Nếu
phía phát lựa chọn dịch vụ AntiReplay sẽ kiểm tra để đảm bảo không bị lặp trước
khi chèn một giá trị mới vào trường SN.
- Tính ICV: AH ICV được tính dựa trên các dữ liệu sau:
+ Các trường trong IP Header có giá trị không đổi hoặc có giá trị không dự
đoán được trong quá trình truyền tới điểm cuối.
+ Bản thân AH Header: Next Header, Payload, Length, Reserved, SPI, SN,
Authentication Data (được đặt bằng 0), và explicit padding (nếu có).
+ Dữ liệu của các giao thức lớp trên.
+ Các trường có giá trị thay đổi sẽ được coi bằng 0 trong phép tính ICV các

trường có giá trị thay đổi nhưng có thể dự đoán được thì sẽ giữ nguyên giá trị.
- Padding: Có hai loại chèn padding là Authenticaiton Data và Implicit
Packet Padding (chèn dữ liệu ngầm định).
+ Authenticaiton Data Padding: Nếu đầu ra của thuật toán xác thực là 96 bit
thì không cần chèn thêm dữ liệu. Nhưng nếu ICV có kích thước khác thì phải chèn
thêm, nội dung của phần chèn thêm là tuỳ chọn và được đặt sau Authentication
Data.
+ Implicit Packet Padding: Đối với một số thuật toán xác thực, chuỗi byte để
tính ICV phải là một số nguyên lần của khối n byte. Nếu độ dài gói IP không thoả
mãn điều kiện đó thì Implicit Packet Padding sẽ được thêm vào phía cuối của gói.
Các byte này bằng 0 và không được truyền đi cùng gói.
- Phân mảnh: Khi cần thiết, phân mảnh sẽ được thực hiện
3.1.3.1. Giao thức đóng gói tải bảo mật(ESP)
Mục đích chính của ESP là cung cấp sự tin cậy thêm vào xác thực người gửi
và xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu trong khi truyền. ESP mã hoá nội dung của
gói dữ liệu bằng cách dùng các thuật toán mã hoá, như đã xác định bởi SA. Một số
thuật toán được sử dụng bởi ESP bao gồm: DES-CBG, NULL, CAST-128, IDEA
và 3DES. Các thuật toán xác thực thường được dùng tương tự như trong AH là
HMAC-MD5 và HMAC-SHA.
Như đã so sánh với AH, AH mang lại tính xác thực và toàn vẹn dữ liệu đối
với gói dữ liệu IP. ESP không bảo vệ toàn bộ gói dữ liệu. Chỉ có payload được bảo
vệ, như trong hình 3.7. Tuy nhiên, ESP rất mạnh trong nhóm mã hoá. Nó cũng
không chiếm dụng nhiều CPU. Kết quả là nó nhanh hơn AH. Nhưng 24 byte mà nó
thêm vào gói dữ liệu có thể làm chậm xuống việc phân đoạn và tính toán thông
lượng.
IP H eader E S P H ead er E S P T railer E S P A u th en ticationP ayL o ad

Hình 3.7 Gói IP sau khi tiêu đề ESP và Trailer ESP được thêm vào
1. Khuông dạng gói dữ liệu dựa trên ESP
Khuôn dạng của gói ESP phức tạp hơn so với khuôn dạng của AH, nó không

chỉ gồm ESP header mà còn ESP trailer và ESP Authentication data. Dữ liệu
tải(Payload) được định vị giữa header và trailer.

Hình 3.8 Khuôn dạng ESP
Các trường trong ESP đều là bắt buộc:
- SPI: Là một số 32 bit bất kỳ, cùng với địa chỉ IP đích và giao thức an ninh,
ESP cho phép nhận dạng duy nhất SA cho gói dữ liệu này. Các giá trị SPI từ 1 đến
IP Hdr



Payload



ESP
Hdr

ESP
Trl

ESP
Auth

SecurityParameters
Index (SPI)

Sequence
Number



Padding

Pad Next
32 32 0-255 8 8
Bits
255 được dành riêng để sử dụng trong tương lai. Giá trị SPI = 0 để chỉ ra chưa có
SA nào tồn tại.
- SN: Giống như AH, trường SN chứa một giá trị đếm tăng dần để chống lặp
lại. Mỗi SA được lựa chọn thì giá trị của trường này bắt đầu là 0.
- Payload Data: Trường có độ dài biến đổi chứa dữ liệu mô tả trong Next
Header. Payload Data là trường bắt buộc, được mã hoá bởi các thuật toán mã hoá,
các thuật toán mã hoá này được lựa chọn ngay khi thiết lập SA. Trường này có độ
dài bằng một số nguyên lần 1 byte.
- Padding: Trường này được thêm vào để đoạn được mã hoá là một số
nguyên lần của một khối các byte. Ngoài ra trường còn dùng để che dấu độ dài
thực của Payload.
- Pad Length: Trường này xác định số byte padding đã thêm vào (0 đến 225)
- Next Header: Là trường 8 bit bắt buộc, nó chỉ ra kiểu dữ liệu trong Payload
Data. Ví dụ một giao thức bậc cao hơn như TCP. Giá trị của trường được chọn
trong chuẩn IP Protocol Number được đưa ra bởi IANA.
- Authentication Data: Trường có độ dài biến đổi chứa giá trị ICV được tính cho gói ESP từ SPI
đến Next Header. Authentication là trường không bắt buộc, được thêm vào nếu dịch vụ Authentication
được lựa chọn cho SA đang

×