Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông Năm học 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.58 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Biểu mẫu 20 - ĐHQGHN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÔNG BÁO
Công khai cam kết chất lượng đào tạo của
chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Năm học 2011-2012
1. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đối với người học
Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà nội.
2. Điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục cam kết phục vụ người học
Cơ sở vật chất chung của Nhà trường gồm hệ thống giảng đường, Phòng thí nghiệm, Thư viện ĐHQG, đủ để phục vụ
học tập và sinh hoạt của sinh viên. Sinh viên còn có thể tham gia làm việc tại các Phòng thí nghiệm của Khoa và của các
Trường, Viện liên kết.
3. Đội ngũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên từ các đơn vị của ĐHQG Hà Nội, các Trường Viện liên kết, của Trường Đại học Công nghệ và của
Khoa ĐTVT. Khoa ĐTVT hiện có 11 Giáo sư, Phó giáo sư và 16 Tiến sĩ đủ trình độ để tham gia giảng dạy chương trình.
4. Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học
Khoa Điện tử Viễn thông tạo điều kiện để học viên tham gia các sinh hoạt học thuật trong Khoa như Hội thảo, Xemine,
tham gia vào các đề tài, dự án của Khoa và của Nhà trường. Sinh viên được sử dụng trang thiết bị của Khoa, Bộ môn cũng
như của các Phòng thí nghiệm.
5. Yêu cầu về thái độ học tập của người học
• Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao,
• Có khả năng hoàn thành công việc dưới áp lực,
• Luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.
• Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ
thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
• Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có khả năng tự học suốt đời.
6. Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng trình độ ngoại ngữ đạt được
Mục tiêu đào tạo
Chương trình nhằm đào tạo các cử nhân ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông (ĐTVT) với nền tảng mạnh về các khoa
học và công nghệ liên quan, có khả năng đóng góp cho xã hội bằng sự sáng tạo, kinh doanh và lãnh đạo.


- Phát triển kiến thức và kỹ năng cần có cho một nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông;
- Phát triển một sự hiểu biết và khả năng để áp dụng các khoa học cơ bản, toán học, và các khoa học điện và thông tin
vào thực tiễn của ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông;
- Cung cấp một môi trường giúp chuẩn bị cho sinh viên có nhiều định hướng nghề nghiệp khác nhau và có khả năng tự
học suốt cuộc đời;
- Làm cho sinh viên hiểu về các tương tác giữa ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông với xã hội, kinh doanh, công
nghệ, và môi trường;
- Làm cho sinh viên có thể đóng góp cho sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu.
Về kiến thức
Kiến thức chung và cơ bản:
- Kiến thức chung trong ĐHQGHN: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản VN; Tin học cơ sở; Tiếng Anh; Giáo dục thể chất, quốc phòng
- Kiến thức chung theo lĩnh vực: - Kiến thức xã hội – nhân văn (logic, tâm lý, giáo dục học, hoặc khoa học quản lý)
- Kiến thức chung của khối ngành: Toán (đại số, giải tích); Vật lý (cơ, điện, nhiệt, quang)
- Kiến thức chung của nhóm ngành: Chuyên nghiệp hóa trong công nghệ; Toán cho công nghệ (tối ưu, xác suất thống
kê); Tin học cho công nghệ (cấu trúc dữ liệu và giải thuật); Tin học phục vụ thiết kế (mô hình hóa và mô phỏng)
Kiến thức cơ sở ngành:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng chung về ngành Công nghệ ĐTVT, bao gồm: kiến thức cơ sở cho nhóm
ngành kỹ thuật và công nghệ (các nguyên lý cơ bản về kỹ thuật điện, các cấu trúc dữ liệu và giải thuật, các vấn đề về
chuyên nghiệp trong công nghệ); kiến thức về một số công cụ toán học và mô phỏng thường dùng trong ngành ĐTVT (giải
tích phức, xác suất và thống kê, MATLAB, …); kiến thức cơ sở về điện tử (các nguyên lý và linh kiện điện tử tương tự và
số, thiết kế số); kiến thức cơ sở về truyền thông (tín hiệu, hệ thống và truyền sóng); kiến thức và thực hành về thiết kế các
hệ thống ĐTVT.
Kiến thức chuyên ngành:
Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở chuyên ngành và chuyên sâu chuyên ngành về Truyền thông, Mạng, Kỹ thuật máy
tính, Điều khiển và Tự động hóa, Vi điện tử, Hệ thống điện tử y-sinh, hoặc Xử lý tín hiệu và dữ liệu đa phương tiện. Sinh
viên có thể lựa chọn học tập trung một chuyên ngành hoặc trải phổ một vài chuyên ngành liên quan nhiều đến nhau.
Kiến thức bổ trợ:
Hiểu biết kiến thức cơ bản về kinh tế - tài chính – thị trường (vi mô, vĩ mô, marketing, kế toán), luật
Về kỹ năng

Kỹ năng cứng:
o Các kỹ năng nghề nghiệp: Qui trình thiết kế; Phân đoạn qui trình thiết kế và phương pháp tiếp cận; Vận dụng
kiến thức trong thiết kế; Thiết kế chuyên ngành; Thiết kế đa ngành; Thiết kế đa mục đích
o Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: Xác định vấn đề và phạm vi; Mô hình hóa; Ước lượng và phân
tích định tính; Phân tích sự hiện diện của các yếu tố bất định; Kết thúc vấn đề
o Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Nguyên tắc nghiên cứu và điều tra; Điều tra theo thử nghiệm;
Khảo sát qua tài liệu và thông tin điện tử; Thử nghiệm giả thuyết và bảo vệ
o Khả năng tư duy theo hệ thống: Suy nghĩ toàn cục; Sự nảy sinh và tương tác trong những hệ thống; Sắp xếp
trình tự ưu tiên và tập trung; Trao đổi và cân bằng các yếu tố khác nhau
o Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh: Vai trò và trách nhiệm của kỹ sư; Tác động của kỹ thuật / công nghệ đến xã
hội; Qui định của xã hội về kỹ thuật / công nghệ; Các vấn đề và giá trị của thời đại; Bối cảnh toàn cầu
o Bối cảnh tổ chức: Tôn trọng văn hóa liên quan đến tổ chức; Làm việc thành công trong tổ chức; Chiến lược,
mục tiêu và kế hoạch của doanh nghiệp; Có đầu óc kinh doanh thông qua kỹ thuật
o Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức trong thiết kế; Thiết kế và mô phỏng
quá trình triển khai; Qui trình sản xuất (phần cứng, phần mềm, và tích hợp); Kiểm tra, kiểm chứng, phê chuẩn
và chứng nhận; Quản lý và tối ưu hóa vận hành; Hỗ trợ chu kỳ vòng đời hệ thống; Cải thiện và phát triển hệ
thống; Các vấn đề liên quan đến kết thúc vòng đời
o Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp: Tìm tòi, cập nhật thông tin về phát triển
công nghệ; Phân tích, tổng hợp và đánh giá tác động của công nghệ đến xã hội, môi trường; Nhận định các xu
hướng phát triển tương lai;
Kỹ năng mềm
o Các kỹ năng cá nhân: Tư duy sáng tạo; Tư duy phản biện; Đề xuất sáng kiến; Quản lý thời gian và nguồn lực
o Làm việc theo nhóm: Hình thành nhóm làm việc hiệu quả; Hoạt động nhóm; Phát triển và tiến triển nhóm; Hợp
tác kỹ thuật
o Kỹ năng giao tiếp: Cấu trúc giao tiếp (cách lập luận, sắp xếp ý tưởng); Kỹ năng giao tiếp bằng văn viết; Giao
tiếp điện tử / đa truyền thông; Giao tiếp bằng toán học, đồ họa; Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng viết báo cáo kỹ
thuật.
o Ngoại ngữ: có các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh, tương đương chuẩn IELTS 6.0.
7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Lập trình viên (thiết kế phần cứng nhúng, ...)

- Chuyên viên kỹ thuật (điện tử, truyền thông, máy tính, thiết bị y-tế, ...)
- Quản lý dự án kỹ thuật và công nghệ về ĐTVT
- Chuyên gia nghiên cứu và phát triển hệ thống ĐTVT
- Giảng viên ngành ĐTVT
- Nghiên cứu viên trong lĩnh vực ĐTVT

×