Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
Tên đề tài: Một số biện pháp xây dựng thư viện tiên tiến tại trường Tiểu
học Trần Bình Trọng
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong trường học nói chung, trường
phổ thông nói riêng. Với vai trò lưu giữ và luân chuyển sách, thư viện phục vụ đắc lực
cho việc dạy và học. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, người cán bộ phụ
trách cần có những biện pháp để giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách, thiết bị có
hiệu quả nhất.
Sách có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục Thiếu niên và Nhi đồng. Sách giúp
các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới, về tự nhiên và xã hội, bồi dưỡng về
tư tưởng, nâng cao về hành động. Những sách được đọc trong thời niên thiếu không
những lưu lại trong trí nhớ của các em suốt đời, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển
tương lai của các em. Vì vậy, tủ sách thư viện của nhà trường là nhằm giúp đỡ vào
việc giáo dục những nguyên lý khoa học cho học sinh và là phương tiện hỗ trợ cho
quá trình giảng dạy và học tập.
Vậy bằng cách nào để ngày càng có nhiều biện pháp, phương thức hoạt động
nhằm xây dựng thư viện trường Tiểu học Trần Bình Trọng trở thành thư viện tiên tiến
để nhanh chóng đưa thư viện nhà trường trở thành thư viện xuất sắc là câu hỏi luôn ở
trong chúng tôi. Và đó chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp
xây dựng thư viện tiên tiến tại trường Tiểu học Trần Bình Trọng ”.
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
B. PHẦN NỘI DUNG
Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh
đạo, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định xây dựng thư viện trở thành Thư viện
Tiên tiến theo Quyết định 01 ngày 2-1-2003 của Bộ GD-ĐT.
Ngày đầu mới thành lập, thư viện chỉ là một kho chứa sách mà hầu hết là sách
lạc hậu, rách nát. Giờ đây, thư viện trường đã được đặt nơi trung tâm đẹp đẽ, khang
trang với một phòng kho 20m
2


và hai phòng đọc riêng biệt. Phòng đọc cho giáo viên
rộng 40m
2
đủ cho 25 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh rộng 50m
2
đủ cho 30 chỗ
ngồi. Kho sách có 5 giá đựng sách và 4 tủ chứa sách gồm: tủ sách mới, tủ sách pháp
luật, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách thiếu nhi. Phòng thiết bị riêng biệt rộng 40m
2
có 6 giá tranh, 1 kệ trưng bày tranh, 2 tủ chứa thiết bị. Tổng số sách trong thư viện
gần 6.000 bản sách với trên 500 tên sách các loại. Ngoài ra còn có 14 loại báo và tạp
chí như Giáo dục thời đại, báo Nhân dân, báo Đà Nẵng, báo Nhi đồng, Vốn tài liệu
của thư viện luôn được bổ sung nhờ kinh phí từ ngân sách khoảng 10 triệu đồng/năm.
Từ năm 1983 đến nay, thư viện trường luôn phấn đấu và giữ vững danh hiệu
thư viện đạt chuẩn cấp thành phố. Năm học 2007-2008, thư viện trường đã được Sở
GD-ĐT cấp thành phố công nhận là thư viện tiên tiến. Để có được như ngày hôm nay,
thư viện trường đã thực hiện một số biện pháp về tổ chức và hoạt động, kết hợp với
hội đồng giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động thư viện. Cụ thể như sau:
1)Biện pháp thứ nhất: Bám sát các văn bản chỉ đạo của nhà nước
- Căn cứ vào quyết định 61, Quyết định 01 của Bộ GD-ĐT, thư viện trường đã
tham mưu với Ban giám hiệu kế hoạch về xây dựng cơ sở vật chất. Trước hết phải tổ
chức tốt kho sách, nâng cấp trang thiết bị như bàn ghế, tủ giá, vốn tài liệu được sắp
xếp gọn gàng, ngăn nắp và được phân chia theo từng kho riêng biệt (sách giáo khoa,
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
sách nghiệp vụ, sách tham khảo). Việc tổ chức kho sách hợp lí đã giúp cho cán bộ thư
viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng đáp ứng yêu cầu
thông tin chính xác với bạn đọc.
2)Biện pháp thứ hai: Bổ sung sách báo, trang thiết bị kịp thời
Bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục. Dựa vào danh mục sách tham

khảo mà Bộ GD-ĐT ban hành, căn cứ vào các phiếu yêu cầu đọc của học sinh, giáo
viên, từ đó mà bổ sung sách báo, trang thiết bị cho phù hợp với cấp học, chương trình
giảng dạy của thầy, trình độ học tập của trò trong từng năm học.
Việc bổ sung vốn tài liệu, trang thiết bị cho thư viện luôn được quan tâm. Thư
viện luôn tranh thủ sự ủng hộ của nhà trường để thường xuyên điều tra nhu cầu sách,
thiết bị trong giáo viên, học sinh. Đây là cơ sở để bổ sung sách, báo và trang thiết bị
cho thư viện, dự trù kinh phí và huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau: từ
nguồn của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, do nhà trường tự mua theo kế hoạch đã định
hoặc huy động sách báo từ học sinh. Hàng năm, ngay từ trong hè, các tổ chuyên môn
họp bàn, đăng kí các danh mục sách cần mua để tổ thư viện lập danh sách đề nghị Ban
giám hiệu xét duyệt. Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu, nhân viên thư viện
cùng tổ chuyên môn, nhân viên tài vụ đi mua. Để tránh mua sách ngoài luồng, sách in
thiếu, hỏng thư viện thường mua sách ở các hiệu sách của Công ty Sách- Thiết bị
trường học Thành phố, nhà sách hay siêu thị sách. Ngoài ra, cán bộ thư viện còn theo
dõi nhu cầu đọc và nhu cầu thiết bị dạy học của giáo viên ở nhà trường để đề xuất với
nhà trường mua một số báo, tạp chí, truyện đọc, thiết bị, băng đĩa giáo khoa phù hợp
với giáo viên và học sinh.
a) Phong trào góp sách từ các em học sinh:
Để tổ chức được phong trào này ngay từ đầu năm thư viện đã lên kế hoạch cụ
thể, chi tiết. Đây thực sự là một phong trào có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho chính
việc học tập của các em. Những cuốn sách do các em đóng góp có thể là mới hoặc đã
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
được sử dụng, nhưng nó thực sự cần thiết cho các em có hoàn cảnh khó khăn chưa có
điều kiện để mua. Chính vì vậy, những cuốn sách đó được các em rất coi trọng và gìn
giữ khi mượn. Với số lượng đầu sách của từng loại không nhiều chỉ 1 đến 2 cuốn
nhưng loại sách thì rất đa dạng và phong phú. Có nhiều em sau khi góp sách tâm sự:
“Em muốn sau khi ra trường có một cái gì đó làm kỉ niệm cho trường. Vì vậy em có
một chút đóng góp nhỏ để lại cho những khoá học sinh tiếp bước sau em”.
b)Phong trào đóng góp sách vào tủ sách dùng chung của giáo viên, cán bộ,

nhân viên:
Đây là một phong trào do thư viện kết hợp với công đoàn trường phát động,
được tổ chức hàng năm, nhằm cổ vũ sự tham gia đóng góp sách và làm phong phú
đầu sách vào tủ sách dùng chung của các thầy cô. Hình thức phát động phong trào
được thông báo qua những cuộc họp hội đồng, họp công đoàn trường và được thông
báo trong kế hoạch công tác của trường. Tuy số lượng sách đóng góp còn khiêm tốn,
song đã thể hiện sự quan tâm của các thầy cô vào phong trào hoạt động chung của nhà
trường, đặc biệt là phong trào hoạt động của thư viện để thư viện trường ngày càng
phát triển và phục vụ tốt hơn.
3)Biện pháp thứ ba: tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sách
Thư viện đã sử dụng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách như:
a) Tuyên truyền giới thiệu bằng miệng: trong các buổi chào cờ đầu tuần,
trong các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc họp của tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên
đề Gợi mở hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ
tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng giáo dục đạo đức nhằm mục đích gây hứng
thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để độc giả tích cực tìm tài liệu
đọc sách báo ở thư viện nhà trường.
b) Tuyên truyền trực quan: Triển lãm sách, tổ chức cho các em sưu tầm
những câu danh ngôn lời hay ý đẹp về thư viện; sưu tầm tranh ảnh dưới dạng báo
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
tường, báo ảnh kiểu album; dán theo từng chủ đề để trưng bày trong những ngày sinh
hoạt tập thể, treo trong lớp học, phòng đọc, phòng họp hội đồng nhằm mục đích lôi
cuốn sự chú ý của thầy giáo và học sinh tới sách báo.
c) Ngoài ra, thư viện còn có một hình thức tuyên truyền, giới thiệu khác:
Tuần đầu của năm học mới bố trí cho các em học sinh lớp 1 vào tham quan thư
viện một buổi. Được trực tiếp cầm cuốn sách, tờ báo đọc, các em tỏ ra rất phấn khởi.
Ngay sau buổi tham quan tìm hiểu thư viện, nhiều em đến thư viện đăng ký làm thẻ
đọc.
Tất cả những hình thức tuyên truyền giới thiệu trên giúp cho các loại sách báo

có trong thư viện. Thư viện đã duy trì được nề nếp đọc sách báo trong giáo viên và
học sinh, quy định cụ thể lịch mượn, đọc cho mỗi khối lớp, cho giáo viên trong
trường. Lịch mượn, đọc luôn được điều chỉnh vào cuối học kì hoặc vào thời gian ôn
thi.
4)Biện pháp thứ tư: Tranh thủ sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức và đoàn thể
Ban giám hiệu nhà trường, Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Ban phụ trách Đội,
Hội phụ huynh học sinh để phát huy vị trí, vai trò của mình, phục vụ tốt việc giảng
dạy cũng như học tập.
Hưởng ứng cuộc phát động của ngành về phong trào sử dụng sách giáo khoa
cũ, nhà trường đã vận động học sinh hiến sách giáo khoa cũ vào cuối năm học và đầu
năm học mới hằng năm.
Ngoài ra, nhà trường còn vận động các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí bổ
sung vốn tài liệu vào thư viện.
5)Biện pháp thứ năm: Mở rộng các thành viên trong tổ thư viện
Ngay từ đầu năm học, tổ thư viện trường học được thành lập gồm: một đồng
chí hiệu phó(làm tổ trưởng), cán bộ thư viện, bí thư chi đoàn, ban phụ trách đội cùng
với 5 đồng chí tổ trưởng chuyên môn. Năm học vừa qua, tổ thư viện đã tổ chức nhiều
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
buổi tuyên truyền, giới thiệu sách rất thành công, tổ chức nhiều cuộc thi với các hình
thức đa dạng, phong phú. Một trong những sáng tạo độc đáo của thư viện là tổ chức
cuộc thi kể chuyện theo sách, giới thiệu sách mới theo chủ đề. Điểm đáng chú ý là
việc giới thiệu sách mới theo chủ đề đã thu hút được toàn thể giáo viên của 12 trường
trong quận Liên Chiểu về tham quan và học hỏi, góp phần không nhỏ vào việc đẩy
mạnh các hoạt động của thư viện trong toàn quận. Hoạt động này còn có tác dụng
giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu hoà bình.
Ngoài việc giúp thư viện làm chuyên đề, tổ thư viện còn tuyên truyền sách một
cách tích cực. Tổ thư viện phân công nhau đọc trước những cuốn sách mới, sau đó
giới thiệu cho người khác. Cứ như vậy, lượng sách được luân chuyển nhiều hơn, số
bạn đọc tăng lên nhanh chóng.

Tổ công tác thư viện còn là nơi tư vấn tin cậy cho bạn đọc mỗi khi mượn đọc
sách và cho cán bộ thư viện mỗi khi bổ sung sách mới. Đây là công việc không đơn
giản chút nào vì nó luôn đòi hỏi ở người cán bộ thư viện không ngừng học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng như cập nhật thường xuyên những
tin tức hàng ngày.
6) Biện pháp thứ sáu: Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học:
Để công tác thư viện thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch là khâu
đầu tiên phải được đặc biệt quan tâm bởi nó giúp ta trả lời được các câu hỏi: Làm gì?
Làm thế nào? Vào thời gian nào? Ai làm? Kết quả cần đạt đến đâu?
a) Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất thư viện:
- Lập kế hoạch bổ sung vốn sách báo; mua bổ sung sách báo theo danh mục
hàng năm.
- Xã hội hoá hoạt động thư viện, tuyên truyền vận động các cơ quan đoàn thể
và quần chúng nhân dân, giáo viên, học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất, đóng
góp tiền của để xây dựng tủ sách, giá sách, tủ mục lục, sách báo tài liệu tham khảo.
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
b) Công tác nghiệp vụ chung hàng tháng:
Cán bộ phụ trách thư viện phải tiến hành : Xử lý kĩ thuật sách báo nhập kho;
hàng tuần tổ chức giới thiệu sách hoặc điểm sách mới, sách theo chủ đề ; tổng kết
hoạt động trong tháng, công bố kết quả các cuộc thi có tuyên dương khen thưởng.
c) Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm,
chẳng hạn như:
* Tháng 11: Kết hợp với Đoàn , Đội tổ chức làm báo tường, thi đóng kịch, kể chuyện
theo sách.
* Thi sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện hay về các anh hùng, chiến sĩ cách mạng
trong chiến tranh, trong thời bình và các cựu chiến binh có nhiều đóng góp trong công
cuộc kháng chiến, xây dựng quê hương đất nước Khi thư viện hoạt động đều tay thì
mỗi tuần, mỗi tháng đều là đợt thi đua. Tháng trước tổng kết đánh giá là nguồn động
viên khích lệ học sinh thi đua đọc sách, học và làm theo sách ở tháng sau Có thể nói

những hoạt động thư viện theo từng tháng đã giúp các em có khí thế “Vui mà học,
học mà vui”. Từ đó chất lượng học tập và đạo đức, phong cách, lối sống của các em
được nâng lên.
* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Nhờ hoạt động có hiệu quả nên trong năm học 2007-2008, thư viện đã đạt được
những kết quả nhất định:
* Đối với học sinh: 80% học sinh đã đến thư viện mượn và đọc sách tại chỗ. Nhờ đó,
kết quả học tập văn hoá và rèn luyện đạo đức của học sinh ngày càng tiến bộ.
* Đối với giáo viên: Tất cả giáo viên trong trường đã đến thư viện mượn sách đọc.
Nhiều giáo viên mượn hàng chục lượt sách, thậm chí có người mượn cả trăm lượt
sách mỗi năm. Việc đọc đã có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trình
độ chuyên môn của mình. Qua hội thi giáo viên giỏi cấp quận các năm, nhiều giáo
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
viên của trường đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở. Nhiều năm liền , trường
dẫn đầu về giáo viên giỏi cấp quận.
STT
Dẫn liệu theo năm học
Nội dung
Chưa áp
dụng kinh
nghiệm
Đã áp dụng kinh nghiệm
2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008
1 Tỉ lệ học sinh đến thư viện 60% 82% 88% 92%
2 Tỉ lệ giáo viên giỏi 10% 20% 25% 30%
3 Tỉ lệ học sinh khá giỏi 35% 42% 45% 46%
4 Tỉ lệ học sinh hạnh kiểm tốt 50% 65% 70% 80%
Trong năm học 2008-2009, thư viện nhà trường tiếp tục bổ sung khoảng 300
bản sách các loại; tiếp tục bổ sung thêm hai kệ sách Về công tác tổ chức, thư viện

tiếp tục thực hiện các biện pháp nói trên với tinh thần học và làm theo sách; tổng kết
một năm xây dựng tủ sách giáo dục đạo đức ở nhà trường; đề xuất nhà trường khen
thưởng những học sinh tích cực học tập rèn luyện và tham gia vào hoạt động thư viện
nhà trường trong nhiều năm qua. Hi vọng, những hoạt động này sẽ tạo tinh thần thi
đua mới, nhanh chóng đưa thư viện nhà trường trở thành thư viện xuất sắc.
C. PHẦN KẾT LUẬN CHUNG
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
Với những biện pháp mà hiệu trưởng chỉ đạo và cán bộ Thư viện áp dụng trong
thời gian qua đã mang lại hiệu quả rất cao trong công việc hoạt động thư viện nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Để đạt được những kết quả trên, ban chỉ
đạo hoạt động thư viện phải làm việc nhiệt tình, say mê trong công việc. Người cán
bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ thư viện, luôn luôn có tính
sáng tạo, thường xuyên giới thiệu sách và làm tốt công tác phục vụ bạn đọc.
Công tác chỉ đạo thư viện phải kịp thời, thường góp ý những thiếu sót trong quá
trình xử lý nghiệp vụ.
Từ việc chỉ đạo tốt công tác thư viện, thư viện trường Tiểu học Trần Bình
Trọng luôn luôn mở cửa, bạn đọc đến thường xuyên. Các hoạt động hội thi như kể
chuyện theo sách, hội thi trưng bày đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên tự làm và sưu
tầm đồ dùng dạy học được học sinh, giáo viên phụ huynh đồng tình, ủng hộ tích cực.
* Bài học kinh nghiệm:
- Dù phục vụ qua hình thức tuyên truyền nào, ta cũng phải chú trọng nhiều hơn
về tâm lí các em vì lứa tuổi này còn hiếu động, thích ham chơi hơn là đọc sách. Vì
vậy ta phải uốn nén các em từ lúc vào các lớp đầu cấp.
- Tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho những học sinh trong đội tuyên truyền.
- Duy trì thường xuyên các hình thức phục vụ nhằm mở rộng thêm công tác bạn
đọc.
- Thư viện nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên,
tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Chính vì vậy, người làm công
tác quản lý xem thư viện là một trung tâm văn hoá của nhà trường luôn cung ứng cho

giáo viên và học sinh đầy đủ các sách, báo. Chỉ đạo tốt việc giới thiệu sách báo cần
thiết của Đảng và Nhà nước. Thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
hoạt thư viện thông qua các hoạt động thư viện phù hợp với chương trình về kế hoạch
dạy và học.
D. KIẾN NGHỊ:
* Đối với Phòng giáo dục - đào tạo:
- Bổ sung thêm nguồn kinh phí cho việc đầu tư thư viện Tiên tiến theo quyết
định của Bộ giáo dục.
- Dành nguồn kinh phí 30 ưu tiên cho việc mua sách tham khảo và nhi đồng.
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu học tập mô hình thư viện các
trường bạn.
- Tổ chức tham quan học tập thư viện các tỉnh có thư viện đạt thư viện xuất sắc
Đ. PHẦN PHỤ LỤC
* Phụ lục 1: Học sinh đọc sách theo kiểu thư viện xanh (thư viện mở) trong giờ ra
chơi :
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
* Phụ lục 2: Hình ảnh minh hoạ xử lý tốt quy trình nghiệp vụ thư viện
* Phụ lục 3: Các giáo viên chuẩn bị trưng bày đồ dùng dạy học trong hội thi “Giáo
viên với đồ dùng tự làm”
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
* Phụ lục 4: Thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách dưới nhiều hình thức
a) Giới thiệu bằng mục lục treo tường:
b) Giới thiệu sách dưới hình thức trưng bày :
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 13

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
c) Giới thiệu sách bằng hình thức viết bài giới thiệu trên bảng tại thư viện:
* Phụ lục 5: Sắp xếp trang thiết bị gọn gàng
* Phụ lục 6: Hiệu trưởng chỉ đạo công tác thư viện
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
* Phụ lục 7: Công tác phục vụ bạn đọc tại phòng đọc
* Phụ lục 8: Bạn đọc tìm sách qua tủ mục lục
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu : 01
B. Phần nội dung: 02
1. Biện pháp thứ nhất: Bám sát các văn bản chỉ đạo của nhà nước 02
2. Biện pháp thứ hai: Bổ sung sách, báo, trang thiết bị kịp thời 03
3. Biện pháp thứ ba: tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sách 04
4. Biện pháp thứ tư: Tranh thủ sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức và đoàn thể 05
5. Biện pháp thứ năm: Mở rộng các thành viên trong tổ thư viện 05
6. Biện pháp thứ sáu: Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học .06
7. Kết quả đạt được: 07
C. Phần kết luận chung: 09
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TH TRẦN BÌNH TRỌNG
D. Phần kiến nghị: 11
Đ. Phần phụ lục: 12
Người thực hiện : Mai Thị Xuân Lành & Lê Văn Nghĩa Trang 17

×