PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – MÔN VĂN HỌC LỚP 9
TP BUÔN MA THUỘT Năm học : 2009-2010
Thời gian : 45 phút
(Tiết 129)
Câu 1: ( 2 điểm)
Điền tên các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp
9 theo từng nội dung sau:
a, Thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ:
b, Nói về hình ảnh người lính và tình đồng đội:
c, Viết về tình cảm gia đình:
d, Thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới:
e, Cảm nhận tinh tế về sự biến đổi của đất trời:
Câu 2. ( 4 điểm)
Em đã học bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
a, Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
b, Hãy chép lại khổ thơ thứ hai trong bài.
c, Cho biết trong khổ thơ em vừa chép có những hình ảnh ẩn dụ nào và ý nghĩa của
những hình ảnh đó trong diễn đạt ý thơ?
Câu 3: ( 2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn với nội dung trình bày cảm nhận về khổ thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
( Hữu Thỉnh – Sang thu)
Câu 4: (2 điểm)
Từ khát vọng đẹp đẽ muốn làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời
của nhà thơ Thanh Hải em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người với đất nước, xã
hội.
PHÒNG GÍAO DỤC & ĐÀOTẠO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (Tiết: 129)
TP BUÔN MA THUỘT Năm học : 2009-2010
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC( PHẦN THƠ)
Câu 1: ( 2 điểm)
Học sinh điền đúng tên tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9
theo từng nội dung.( Điền đúng tên mỗi tác phẩm được 0,2 điểm)
a, Thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ: Viếng lăng Bác
b, Nói về hình ảnh người lính và tình đồng đội: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính,
Ánh trăng.
c, Viết về tình cảm gia đình: Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Nói
với con.
d, Thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới: Đoàn thuyền
đánh cá.
e, Cảm nhận tinh tế về sự biến đổi của đất trời: Sang thu.
Câu 2: ( 4 điểm)
Học sinh trả lời được các câu hỏi về bài thơ Viếng lăng Bác với các ý sau:
a, Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Được sáng tác vào năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ
kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn
Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. (1 điểm)
b, Chép lại đúng khổ thơ thứ hai trong bài thơ ( đúng mỗi câu 0,25 điểm):
“…Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
c, Xác định những hình ảnh ẩn dụ và ý nghĩa của những của những hình ảnh đó trong khổ thơ vừa
chép. ( 2 điểm)
- Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” nói lên sự vĩ đại
của Bác Hồ, ca ngợi công lao to lớn của Người dành cho đất nước và thể hiện sự tôn kính của
nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. ( 1 điểm)
- Hình ảnh “tràng hoa” ( hoặc “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”) thể hiện tấm lòng
thành kính của nhân dân ta đối với Bác. ( 1 điểm).
Câu 3: ( 2 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn ngắn với nội dung trình bày cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ
Sang thu ( Hữu Thỉnh) trong đoạn văn có thể nêu các ý sau:
- Ở khổ thơ cuối cảm nhận về thời điểm giao mùa đã đi dần vào lí trí.
- Nắng, mưa được thể hiện qua quan sát, nhận xét rất tinh tế. Vẫn còn dấu ấn của mùa hạ
nhưng nắng đã nhạt dần và mưa đã bớt ào ạt, bất ngờ.
- Đặc biệt, hai dòng thơ cuối là hình ảnh thiên nhiên đầy sức gợi: Sang thu sấm thưa và nhỏ
dần, không đủ sức lay động những hàng cây với tán lá già dặn khi đã trải qua hai mùa
Xuân, Hạ. Đồng thời câu thơ còn gửi gắm suy ngẫm của nhà thơ – khi con người đã từng
trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Câu 4: ( 2 điểm)
Học sinh nêu những suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của mỗi người với đất nước, xã
hội qua học bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Bài có thể trình bày bằng nhiều ý khác nhau nhưng phải toát lên được ước muốn sống có
ích, cống hiến cho cuộc đời chung.