Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuẩn bị “tủ thuốc gia đình” khi đi chơi Tết pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.92 KB, 5 trang )

Chuẩn bị “tủ thuốc gia đình”
khi đi chơi Tết



Những năm gần đây trong mấy ngày nghỉ Tết, nhiều gia đình không
còn thích quanh quẩn “ở nhà”, mà thay vào đó là những chuyến đi du lịch xa
gần. Đa số các gia đình thường khởi hành vào mùng 2 hoặc mùng 4 âm lịch,
có gia đình còn lên đường ngay vào sáng mùng 1 Tết.
Trong những chuyến đi này, sẽ là một thiếu sót lớn nếu trong hành lý
du lịch không có một “tủ thuốc gia đình” mang theo. “Tủ thuốc gia đình” sẽ bao
gồm những loại thuốc gì, cách sử dụng ra sao Phóng viên KHPT đã gặp BS. Lưu
Xuân Thu - Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM
- “Tủ thuốc gia đình” mang theo khi đi du lịch tối thiểu phải có những
loại thuốc gì, cách sử dụng như thế nào , thưa BS?
Thuốc đầu tiên nên phải có trong “Tủ thuốc gia đình” là các loại thuốc
giảm đau, hạ nhiệt. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là
Paracetamol; trên thị trường có các tên biệt dược như Acemol, Efferalgan,
Tylenol, Dafalgan Nên chuẩn bị nhiều loại thuốc có hàm lượng và hình thức
khác nhau nhằm thích hợp cho từng đối tượng trong gia đình. Ví dụ: gói dạng bột
hay dạng viên có hàm lượng thấp từ 80-150mg để dùng cho trẻ nhỏ, viên 325mg
cho trẻ lớn hơn, và viên 500mg cho người lớn.
Nhóm thuốc thứ hai không thể thiếu được là nhóm thuốc dùng trong các
trường hợp ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, trị tiêu chảy hay nôn ói. Trong
nhóm thuốc này nên chuẩn bị sẵn vài gói Orésol hoặc các viên Hydrit để pha uống
bù nước trong trường hợp tiêu chảy, mất nước nhiều. Berberin là một loại thuốc
điều chế từ cây vàng đắng của Y học cổ truyền có thể được sử dụng một cách
tương đối an toàn ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra cũng nên chuẩn bị thêm một
lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos ) có tác dụng hút hơi, chống sình bụng.
Một vài gói thuốc băng niêm mạc ruột (Smecta), vài gói men vi sinh (L-Bio,
Lacteolfort, Biofidine ).


Cần lưu ý các loại thuốc chống đầy hơi và cầm tiêu chảy như Motillium,
Paregoric, xi rô Con Rồng chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của Bác sĩ và chỉ
được dùng ở người lớn vì các loại thuốc này tuy làm cải thiện triệu chứng (cầm
tiêu chảy) nhanh, nhưng do phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được ứ
đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm, chưa kể thuốc có một số độc tính có
thể gây ngộ độc ở trẻ em. Không được dùng xái thuốc phiện theo kinh nghiệm dân
gian để điều trị tiêu chảy vì rất dễ gây ngộ độc.
Tiếp theo là nhóm thuốc chống dị ứng. Thông dụng nhất là viên
Chlopheniramine hay Pheramine 4mg hoặc xi rô Phenergan. Các loại thuốc này có
nhược điểm là gây buồn ngủ. Thuốc chống dị ứng ít gây ngủ như Claritin,
Histalong, Telfast, Cetirizine thì chỉ được dùng ở người lớn và trẻ em trên 12
tuổi.
Một loại thuốc nữa không thể thiếu là thuốc chống say tàu xe. Loại thuốc
thông dụng có thể tìm thấy ở nhiều nhà thuốc hiện nay là Nautamin, uống 1 viên
trước khi khởi hành khoảng 15 phút. Lưu ý thuốc này có thể gây buồn ngủ ở
những người nhạy cảm.
Ngoài các nhóm thuốc chủ yếu trên, cũng nên chuẩn bị đầy đủ các loại
bông gòn, băng gạc, băng cá nhân, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già,
cồn iốt, vài chai dầu gió hay dầu cù là để sử dụng trong những trường hợp chẳng
may bị té ngã, sây sát, bị muỗi hay côn trùng cắn
- Bác sĩ có thể nói rõ hơn về những điều cần chú ý khi sử dụng những
loại thuốc vừa nêu trong “tủ thuốc gia đình”?
Khi chuẩn bị các loại thuốc này, chú ý cho mỗi loại thuốc vào từng lọ riêng
biệt, dán nhãn ghi rõ tên thuốc và cách dùng cho từng người. Điều cần lưu ý là
việc sử dụng các loại thuốc này chỉ là hình thức điều trị tạm thời trong thời gian
chờ đợi đến thăm khám tại cơ sở Y tế.
Phải tìm đến Bác sĩ ngay khi các triệu chứng bệnh có khuynh hướng không
thuyên giảm sau khoảng 1-2 ngày sử dụng các loại thuốc thông thường như trên.
Khi tình trạng bệnh có vẻ trầm trọng hơn như có triệu chứng sốt cao kéo
dài, không bớt khi sử dụng thuốc hạ nhiệt, sốt kèm theo ho nhiều, khò khè, có

nhiều đàm, khan tiếng, đi tiêu phân có lẫn đàm máu, đi tiêu chảy ồ ạt có triệu
chứng mất nước, nôn ói không ăn uống được.
Nên nhớ rằng tự điều trị trong những trường hợp này không những không
khỏi bệnh mà đôi khi còn gây ra những mối nguy hiểm khác đến từ chính các loại
thuốc đang sử dụng, làm cho bệnh trở nên nặng hơn Việc điều trị sau đó sẽ kéo
dài, tốn kém hơn chưa kể đến những tổn thất cơ thể có thể phải trải qua trong quá
trình bệnh tật


×