Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuẩn bị bào chế rượu thuốc tại nhà doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.9 KB, 5 trang )

Chuẩn bị bào chế rượu thuốc tại nhà




Rượu thuốc được sử dụng rất lâu đời trong y học phương Đông, tác
dụng dùng rượu trị bệnh được ứng dụng rộng khắp. Ngày nay rượu thuốc –
rượu bổ vẫn còn được chú trọng bởi sự chế biến đơn giản, tiện sử dụng, dễ
bảo quản.

Có rất nhiều phương thuốc rượu được lưu truyền. Trong phạm vi
chuyên đề này, chúng tôi xin chọn một số bài rượu thuốc - rượu bổ thường dùng
và hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh để giới thiệu với quý độc giả.
Y học cổ truyền cho biết rượu tính ấm, vị ngọt-đắng-cay. Rượu có tác dụng
thông huyết mạch (máu lưu thông tuần hoàn), khử hàn khí (làm ấm), hành dược
thế (đưa thuốc đến nơi cần), phá uất kết (khai thông tắc nghẽn), bảo dưỡng nhan
sắc , có thể dùng điều trị các chứng phong hàn tý thống (đau nhức do lạnh), cân
mạch kinh cấp (gân cơ co rút), hung tý (đau tức ngực sườn), tâm phúc lãnh thống
(ngực bụng lạnh đau)
Trong thực tế, ngoài các hãng bào chế chuyên nghiệp, rất nhiều người thích
tự tay phối chế rượu thuốc. Có người cũng duy trì thói quen hằng năm phối chế,
thưởng thức rượu thuốc trong các dịp lễ, Tết. Trước khi chế biến, phải làm tốt
những công việc chuẩn bị như sau:
1. Bảo đảm môi trường bào chế: sạch sẽ, không bụi bẩn, không ô nhiễm.
Đồng thời người bào chế cũng cần bảo đảm vệ sinh cá nhân.
2. Nếu tự chế rượu thuốc tại nhà, trước tiên cần chọn phương thuốc thích
hợp, sau đó phải biết cách bào chế, cách dùng. Những dược liệu có tính độc và tác
dụng phụ, cần qua sơ chế mới sử dụng được. Nếu không rõ về dược tính, liều
lượng, lại không am hiểu về kiến thức bào chế rượu thuốc, phải nhờ đến sự hướng
dẫn của thầy thuốc.
3. Rượu và dược liệu:


Cần chọn vật phẩm thượng hạng, tuyệt đối không dùng “rượu giả thuốc
dỏm”. Phối chế rượu thuốc, thường dùng rượu gạo hoặc nếp nồng độ cao, có chất
lượng. Tuy nhiên, rượu trắng bán trên thị trường hiện nay đôi lúc phát hiện hàng
giả kém chất lượng, nên lưu ý. Trong rượu giả hàm lượng methanol cao, nó được
tạo ra do phân tử methyl kết hợp với hydroxyd, có độc tính. Khí methanol có thể
đi vào cơ thể qua đường thở; cho dù dùng ngoài, làn da tiếp xúc cũng có thể hấp
thu một ít. Nếu lỡ uống, hấp thu qua đường tiêu hóa, thì bị ngộ độc. Độc tính của
methanol đối với cơ thể, chủ yếu là kích thích và làm tê liệt thần kinh. Methanol
trong cơ thể bị oxy hóa thành formaldehyd và acid formic, độc tính của
formaldehyd và acid formic mạnh gấp 6 lần so với methanol. Người uống rượu có
hàm lượng methanol cao sẽ bị ngộ độc cấp tính sau 8 - 36 giờ. Triệu chứng ngộ
độc nhẹ gây chóng mặt, đau đầu, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn thì xuất hiện triệu
chứng rối loạn thị lực như đau mắt, thấy lóe sáng… dẫn đến thị lực suy giảm đột
ngột, thậm chí mù lòa; bởi lẽ methanol có tác động đặc thù đối với võng mạc, có
thể làm cho tế bào võng mạc phát sinh đột biến, teo thần kinh thị giác, dẫn đến hai
mắt mù lòa.
Methanol còn có tính “tích lũy”, tuy mỗi lần uống một ít cồn rượu công
nghiệp nhưng dài ngày sẽ làm cho methanol tích tụ, gây nguy hại cho cơ thể. Ngộ
độc methanol vẫn chưa có liệu pháp điều trị đặc hiệu, đối với người lỡ uống bị ngộ
độc methanol, nên đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Do vậy, rượu trắng dùng
bào chế rượu thuốc, nhất định phân biệt rõ thật giả, tuyệt không dùng rượu kém
chất lượng, cồn công nghiệp để chế tác.
Dược liệu theo phương thang, nhất định phải dùng
loại thượng hạng, không dùng thuốc dỏm kém chất
lượng. Đối với dược liệu bán trên thị trường, trước tiên
nhận dạng kỹ rồi mới mua, không thể cả tin lời quảng cáo
của người bán. Cho dù dùng những thuốc sống tự thu hái cũng cần gia công sơ chế
theo yêu cầu. Đối với những phương thuốc từ kinh nghiệm dân gian, trước tiên cần
nắm rõ tên gọi, quy cách, độc tính, cách bào chế, cách dùng, cần tránh những toa
thuốc cùng tên nhưng khác tác dụng mà bị nhầm lẫn trong dùng thuốc.

Hiện nay những loại rượu dùng chế biến rượu thuốc, ngoài rượu nếp ra, còn
có nhiều loại như dùng cồn thực phẩm (cấm dùng cồn công nghiệp), rượu vang,
rượu gạo và rượu trái cây, cụ thể chọn dùng loại rượu nào, cần theo từng loại bệnh
và nhu cầu của việc phối chế.
4. Trước khi chế biến, cần rửa sạch những dược liệu đã sơ chế rồi phơi khô
để tránh thành phần nước trong dược liệu làm loãng rượu, trừ một số trường hợp
phải dùng dược liệu tươi thì nên dùng rượu có nồng độ cao hơn. Dược liệu rắn như
vỏ, cành và rễ cây đều cắt thành từng lát dầy 3 mm, những loại cỏ thì cắt đoạn dài
3 cm, các loại hạt có thể giã nát.
5. Chuẩn bị tốt tất cả các vật dụng cần thiết cho việc phối chế rượu thuốc.
Đồ chứa lớn nhỏ tùy theo lượng phối chế. Theo y học cổ truyền, thường nấu thuốc
bằng nồi đất. Một số đồ chứa bằng kim loại như sắt, đồng, chì…, khi nấu thuốc dễ
xảy ra lắng cặn, giảm độ hòa tan, thậm chí chính đồ chứa và dược liệu cùng rượu
sẽ xảy ra phản ứng hóa học có hại. Cho nên phối chế rượu thuốc nhất định phải
dùng một số đồ chứa như nồi đất, sành, sứ, thủy tinh…

×