Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lối nào công nghiệp hóa nền đông dược Việt Nam? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.89 KB, 7 trang )

Lối nào công nghiệp hóa nền
đông dược Việt Nam?

Trong toàn bộ sự nghiệp của đất nước, đang vươn lên mạnh mẽ, ngành
y dược trong đó có y dược học cổ truyền, chỉ giữ một vị trí rất khiêm tốn;
nhưng không phải vì thế mà không đảm bảo có sự tập trung cần thiết, để sớm
đưa ngành đi lên, cùng một nhịp với các ngành khác. Sau đây xin được nêu
một số suy nghĩ về công nghiệp hóa nền đông dược trong khuôn khổ của việc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.
Theo nguyên tắc chung, công nghiệp hóa gồm hai giai đoạn cần được hoàn
thiện mới đạt được trình độ cao: giai đoạn đầu là sản xuất sản phẩm tiêu dùng; giai
đoạn hai là sản xuất tư liệu sản xuất. Trong phạm vi dược học cổ truyền, vấn đề
trước mắt là sản xuất các sản phẩm đông dược, theo cơ chế công nghiệp. Còn việc
sản xuất ra các trang thiết bị phục vụ sản xuất đông dược sẽ được nghiên cứu trong
giai đoạn sau. Cho đến nay, sản xuất đông dược ở nước ta mang tính chất thủ công
hay bán thủ công là chủ yếu, có được cơ khí hóa ít nhiều, ở mức độ thấp, trừ một
vài xí nghiệp dược phẩm được trang bị đồng bộ theo hướng khá hiện đại, nhưng
cũng mới trên một số sản phẩm nhất định, chưa có tính chất phổ biến, tỉ trọng đạt
được hãy còn thấp.
Thật ra, nói đến đông dược, người ta nghĩ ngay đến cây con làm thuốc, chủ
yếu là cây thuốc, đang được sử dụng phổ biến ở các nước mà thành phần nông
nghiệp còn là chính. Mà nói đến cây thuốc, tức là đề cập đến việc thu hái hoang
dại, và một phần đến việc trồng trọt với tất cả các vấn đề có liên quan như kỹ thuật
trồng, cây giống và phân, hàm lượng hoạt chất và công dụng, chế biến từ mức thô
sơ đến trình độ kỹ thuật cao như sao tẩm, nấu cao, chiết xuất hoạt chất. Đặt vấn đề
công nghiệp hóa đông dược, có nghĩa là xử lý
các vấn đề trên đây.
Công nghiệp hóa khâu nguyên liệu:
Trước hết, phải giảm dần đi đến chấm dứt
thu hái hoang dại. Một mặt, đi đôi với sự phát
triển nông nghiệp, canh tác được mở rộng, phần


mọc hoang dại sẽ thu hẹp rất nhiều, không đảm bảo thu gom đủ số lượng cần thiết.
Mặt khác, sản phẩm thu hái thiên nhiên không đảm bảo được sự đồng nhất trong
thành phần, và chất lượng, nên không đáp ứng đúng với các tiêu chuẩn của nguyên
liệu ban đầu theo yêu cầu của công nghiệp.
Trong giai đoạn giao thời, có thể kéo dài 5-10 năm, nhất là ở miền núi, sản
phẩm hoang dại còn có thể được sử dụng trong các trường hợp bắt mạch bốc thuốc
riêng lẻ, nhưng về lâu dài, nhất định phải nhường chỗ cho sản phẩm trồng trọt.
Ngay yêu cầu xuất khẩu cũng đòi hỏi tiêu chuẩn cao, nhất là khi hội nhập, tình
trạng cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn.
Công nghiệp hóa khâu trồng trọt:
Do nhu cầu ngày càng tăng, cả trong nước và trên thế giới, nhất là trong xu
thế toàn cầu hướng về cây thuốc, khâu trồng trọt cần được mở rộng theo quy mô
lớn, với những biện pháp ngày càng hiện đại, với cơ giới hóa, hóa học hóa. Do
phần lớn các sản phẩm nông nghiệp này là nguyên liệu cho công nghiệp, nên phải
thực hiện việc nghiên cứu sâu về nhiều mặt như: thổ nhưỡng, kỹ thuật trồng trọt,
biện pháp giống và phân, thuốc trừ sâu, nhằm đảm bảo chất lượng cơ bản của
thuốc. Lấy thí dụ cây thanh hao chẳng hạn. Những năm đầu, khi phát hiện
artemisinin có trong cây Artemisia annua có tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét,
việc thu mua hoang dại cây thanh hao đã bấp bênh về số lượng, mà cũng không
đảm bảo có hàm lượng hoạt chất cao, nên việc trồng trọt đại trà là yêu cầu bức
thiết để có thể cung cấp khối lượng lớn nguyên liệu cần thiết. Kèm theo đó, còn có
thời điểm và kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, mỗi công đoạn đều cần
được quy định cụ thể nhằm đạt hiệu quả điều trị và giá thành hạ. Với việc bệnh sốt
rét nổ bùng trở lại trên thế giới, và việc Tổ chức Y tế Thế giới công nhận tác dụng
của artemisinin, nhu cầu càng tăng cao, việc mở rộng trồng cây thuốc này theo lối
công nghiệp đang trở thành một vấn đề thời sự.
Một số cây có nhu cầu ít, nằm trong phạm vi các toa thuốc nam sử dụng tại
chỗ ở cơ sở, còn có thể trồng tại các vườn thuốc nam hay vườn rau gia đình,
nhưng trong giai đoạn công nghiệp hóa, các vườn thuốc không giữ được vị trí
ngày xưa, khi việc trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình và tại trạm y tế cơ sở

không còn là biện pháp chủ yếu để cung cấp thuốc men cho dân.
Song song còn có việc chọn và giữ giống để tái sản xuất và sản xuất mở
rộng. Ngay trước mắt bây giờ, cũng đâu phải đi sâu vào các biện pháp sinh học,
nuôi cấy mô, kỹ thuật gen nhằm tạo những cây thuốc cao sản có hàm lượng hoạt
chất cao.
Công nghiệp hóa khâu chế biến:
Với dân số ngày càng đông và nhu cầu ngày càng lớn về các dược phẩm
bào chế từ cây thuốc, phải có sự thay đổi cơ bản về cách nghĩ và cách làm trong
việc sản xuất đông dược. Thông thường, đông y dược thường có 3 dạng:
- Dạng thuốc sống: Dùng ngay sau khi thu hái, chỉ cần rửa sạch, sau đó đem
bộ phận được dùng nấu (uống nước, ăn cái), hấp (để ăn), giã nát (dùng bã để đắp,
nước vắt để uống hay xoa bóp).
- Dạng thuốc chín: Cây thuốc sau khi thu hoạch, được phơi khô, hoặc sao
tẩm, hay chế thành thuốc phiến. Thường là thành phần của các thang thuốc dùng
để sắc uống.
- Từ thuốc sống hay chín: được gia công, bào chế để thành các loại cao,
đơn, hoàn, tán, có khi là cồn thuốc, thuốc nước, thuốc xoa.
Công nghiệp hóa ở đây chủ yếu là cơ khí hóa thay cho thủ công. Một mặt,
đảm bảo dược liệu, nguyên liệu dược ban đầu được đồng nhất, giữ thành phần và
hàm lượng hoạt chất không thay đổi. Mặt khác, những máy móc ngày càng tinh vi
sử dụng các biện pháp lý hóa cần thiết để thay thế các công đoạn hoặc biện pháp
thô sơ trước kia. Hệ thống sắc thuốc hàng loạt của Trung Quốc đang được sử dụng
ở một số bệnh viện đông y ở nước ta là một thí dụ trong cuộc công nghiệp hóa ở
mức thấp.
Các dạng “cao đơn hoàn tán” cổ điển của dược học cổ truyền thích hợp với
điều kiện thủ công của giai đoạn nông nghiệp. Ngày nay với bao nhiêu thành tựu
của khoa học kỹ thuật, có thể đưa các dạng thuốc tây dược vào sử dụng cho đông
dược, và theo đó tất nhiên các thiết bị của nền dược học hiện đại với một số cải
tiến cần thiết đều có công dụng thiết thực và tích cực trong dược học cổ truyền.
Chính từ điểm này mà nổi lên một luận điểm mới. Về y học cổ truyền, với

những đặc trưng của nó, đường lối thừa kế và phát huy thể hiện trong phương
châm kết hợp đông tây y. Còn về dược học cổ truyền, xét vì tất cả các nền y học
đều bắt đầu từ việc sử dụng cây thuốc, nếu ngày nay có sự khác nhau, hay nói
đúng hơn có sự chênh lệch là do sự phát triển không đồng đều của các nền y học.
Với việc đẩy mạnh sử dụng cây thuốc trong giai đoạn mới, đông dược và tây dược
sẽ đi đến chỗ thống nhất về biện pháp và phương tiện.
Công nghiệp hóa trong nghiên cứu:
Để sản phẩm đông dược đạt yêu cầu mong muốn, tức là có thuốc tốt, đạt
hiệu quả cao trong điều trị, điều căn bản là phải nghiên cứu sâu. Hiện nay danh
mục sản phẩm ta còn nghèo nàn, bao gồm chủ yếu là các thuốc mà nước ngoài đã
nghiên cứu, ta chỉ làm theo, chớ tự ta nghiên cứu thành sản phẩm độc đáo kể như
chưa có bao nhiêu. Từ cây thanh hao như đã nêu trên, đến cây nhàu (morinda
citrifolia) hay cây lô hội (aloe) và nhiều cây khác nữa, ta có trong nước nhưng
nước ngoài nghiên cứu trước thành công, ta cùng sử dụng kết quả. Nhưng nếu ta
tập trung vào nghiên cứu đến nơi đến chốn, bắt đầu từ 5 - 7 cây mà ta cho là có
công hiệu nhất, sau đó mở rộng dần ra, chắc ta sẽ có riêng những mặt hàng độc
đáo, xứng đáng với thời công nghiệp hóa. Nói nghiên cứu sâu, tức là tìm hiểu
thành phần và hoạt chất, chiết xuất được và nắm chắc tác dụng dược lý, từ đó có
những dạng thích hợp.
Vấn đề hiện nay là đầu tư, trên cả 5 mặt: phương hướng, cơ chế, phương
tiện, cán bộ và tiền bạc. Xem việc đầu tư này là một điều kiện của công nghiệp
hóa, điều kiện cần và đủ, một yếu tố không thể thiếu được.
“Công nghiệp hóa” về tư tưởng:
Một vấn đề đã trở thành chân lý trong ngành y dược: có thầy phải có thuốc.
Ngành Đông y có phát triển tốt hay không một phần là có sự đóng góp của đông
dược. Đông dược sẽ không phát triển được đầy đủ nếu không được công nghiệp
hóa. Với sự phát triển của tình hình hiện nay, đông dược, dược liệu không thể chỉ
còn khu trú trong các vườn thuốc nam, cũng không thể được “định cư” ở một vài
thửa đất, mà cần được xem là một cây công nghiệp, được trồng đại trà, một cách
khoa học.

Đề cập đến dược liệu, tư tưởng chỉ đạo phải đặt trên cả 2 hướng trồng trọt
và chế biến, kết hợp nhau thành một thể thống nhất. Kế hoạch về y dược học và cổ
truyền vừa mới được Bộ Y tế ban hành ngày 22/03/2005 cũng chưa đặt cây thuốc,
và kèm theo là đông dược, trên quỹ đạo này. Cho đến nay, vấn đề còn được đề ra
một cách chắp vá, tưởng nên được xem xét một cách toàn bộ dựa trên đường lối
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và nhất là phải hết sức được quyết tâm.
Như vậy đông dược sẽ có một lối thoát thuận lợi, không những sẽ đóng góp tích
cực vào nền y học cổ truyền trong nước mà còn là một yếu tố quan trọng trong
xuất khẩu, đồng thời góp phần xây dựng ngành dược, về khoa học và về kinh tế,
thành một ngành mũi nhọn, có thể sánh vai với ngành dược thế giới.

×