Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quẳng gánh mỏi mệt cho nhân viên văn phòng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.27 KB, 5 trang )

Quẳng gánh mỏi mệt cho nhân
viên văn phòng


Khi nói đến công việc văn phòng, người ta thường liên tưởng đến
những công việc giấy tờ như soạn thảo văn bản (bằng máy vi tính hoặc viết
tay), đọc tài liệu, viết lách, ngồi tiếp nhận hồ sơ và một đặc điểm rất ư đặc
trưng cho công việc văn phòng là rất ít đi lại!
Nếu như bạn đi làm bằng xe gắn máy, ở nhà lại có người làm giúp các
công việc nhà, và bạn cũng chẳng có thời gian để đi bộ hoặc chơi thể thao thì quả
thật là bạn có quá ít “cơ hội” để hoạt động thể lực. Thế thì tiêu hao năng lượng sẽ
không bao nhiêu và tuy không làm gì nặng nhọc nhưng bạn cũng dễ bị mệt mỏi,
đau vai vì ngồi nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn sẽ luôn uể oải, mau mệt
khi cần hoạt động thể lực như khiêng chồng hồ sơ dầy cộm từ phòng này sang
phòng khác, lên cầu thang một chút cũng đã thấy hai chân rã rời, tim đập thình
thịch.
Đó là chưa nói đến dáng vóc cũng có thay đổi một chút. Sau một thời gian,
có một lúc nào đó bạn chợt giật mình thấy bụng mình sao lại có một lớp mỡ dày,
sờ lên bắp tay thì không còn săn chắc nữa. Bạn bè đã khuyên bạn nên tập thể dục
buổi sáng, nên chơi tennis hoặc đánh cầu lông vào cuối tuần nhưng hầu như bạn
chẳng có chút thời gian nào vì buổi sáng nếu không vội vội vàng vàng đưa con đến
trường thì cũng ngủ thẳng một giấc đến gần sáng mới thức dậy được. Cuối tuần thì
phải lo dọn dẹp nhà cửa hoặc phải nghỉ ngơi sau một tuần làm việc mệt nhọc.
Bạn lại lần lữa thôi thì lúc khác sẽ tập, hoặc ăn ít lại một chút cũng chẳng sao.
Thế nhưng thực tế lại không chiều theo ý của bạn. Dù có ăn ít nhưng vì ngồi nhiều
và ít đi lại thì bạn vẫn bị tích mỡ ở bụng.
Vậy bạn có bao giờ thắc mắc không biết mình nên ăn uống và sinh hoạt như
thế nào để tránh những mệt mỏi do công việc gây ra theo cách dễ thực hiện nhất?
Lời khuyên kinh điển: Đừng bỏ bữa sáng
Đối với công việc của bạn thì nhu cầu năng lượng không bao nhiêu, chỉ
khoảng 1.700 - 2.000 kcal/ngày. Nghe nói đến “calo” chắc bạn cũng hơi ngại vì ăn


uống mà cũng phải tính toán thì thật là mệt. Bạn đã sẵn có thói quen ăn uống và
rất khó thay đổi? Xin đừng lo! Thì bạn hãy cứ giữ thói quen của mình, chỉ cần
điều chỉnh một chút xíu, từng ít một theo những điểm cần lưu ý sau đây là bạn có
thể đạt được một chế độ ăn cân đối, phù hợp với công việc của mình.
Bữa ăn sáng (trước giờ đi làm) có thể là một tô phở, hủ tíu, mì hoặc các
món ăn sáng ưa thích, và nếu được thì nên thêm 1 ly sữa tươi. Nếu bạn không có
thói quen ăn sáng, cũng nên uống 1 ly sữa kèm một lát bánh mì thì cũng tạm chấp
nhận, không nên tiếp tục nhịn ăn sáng vì bạn sẽ không có đủ năng lượng để làm
việc, và do đó, sẽ mau mệt mỏi hơn.
Bữa trưa (thường bạn được nghỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ để vừa ăn trưa và
nghỉ ngơi) bạn có thể ăn cơm (trung bình khoảng 2 chén hoặc chỉ cần 1 chén tùy
thể tạng, nếu bạn cần giảm cân) với các món chính (một phần thịt hoặc cá
kho/chiên), 1 chén canh rau, có thể thêm một ít rau tươi, rau xào hoặc dưa giá như
ở các quán “cơm trưa văn phòng” hoặc các quán cơm bình dân.
Bữa chiều. Khi bạn đã về nhà sau giờ làm việc, bữa chiều nên ăn vào
khoảng 6-7 giờ tối. Không nên ăn quá trễ vào buổi tối rồi đi ngủ ngay vì đây cũng
là “cơ hội” để cơ thể bạn bị tích mỡ. Bữa chiều thường bạn cùng ăn với gia đình.
Thông thường các món và lượng dành cho một phần cũng giống như bữa trưa
nhưng thức ăn nấu tại nhà sẽ ngon miệng và vui hơn do cả gia đình sum họp đầm
ấm.
Thức ăn tráng miệng sau các bữa chính nên là trái cây hơn là thức ăn ngọt
và béo.
Bạn cũng có thể ăn thêm 1-2 bữa ăn phụ: vào khoảng giữa buổi sáng, hoặc
lúc xế chiều (tùy vào khoảng cách giữa các bữa chính xa hay gần nhau). Thức ăn
phụ là trái cây, bánh flan, yaourt, hoặc rau câu.
Do ít hoạt động thể lực nên bạn dễ bị táo bón và cơ thể cũng rất dễ tích mỡ.
Vì vậy, nên ăn nhiều rau một chút, ăn yaourt thường xuyên và tránh chế độ ăn
nhiều dầu mỡ như các loại thịt mỡ, thức ăn chiên xào. Nếu bạn không muốn tăng
cân thì cũng nên hạn chế thức ăn, thức uống quá ngọt vì rất giàu năng lượng.
Tuy nhiên, đây chỉ là một chế độ ăn gợi ý. Chế độ ăn phù hợp nhất vẫn là

để duy trì cân nặng ở mức “cân nặng nên có” dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI:
Body Mass Index) nên ở trong khoảng 19 - 22. Nếu chỉ số này dưới 18,5 hoặc trên
23 thì bạn quá gầy hoặc quá béo. Vẫn có nhiều trường hợp, nhất là phụ nữ tuổi
trung niên trở lên, khi tính BMI thì rất chuẩn nhưng vòng eo thì lại chẳng có eo!
Trong trường hợp này thì bạn hãy năng vận động lên một chút.
“Tìm cớ” để vận động
Bạn hãy thử đi bộ đến cơ quan (nếu nhà không quá xa và lề đường an toàn
để đi bộ), hãy từ chối đi thang máy mà chọn đi cầu thang. Hãy tự làm những việc
mà mình có thể làm được mà không cần nhờ người khác, hay lịch sự hơn nữa, bạn
có thể giúp đỡ đồng nghiệp mang giúp đồ đạc từ phòng này sang phòng khác
chẳng hạn, nhiệt tình hướng dẫn khách đến tận phòng muốn tìm, tránh sử dụng
điện thoại nội bộ khi không quá gấp rút mà tự mình đến gặp người cần trao đổi,
tranh thủ đứng lên ngồi xuống hoặc đi tới đi lui nhiều một chút, hoặc có thể tập
các động tác thể dục ngay trên ghế làm việc của mình (nghiêng đầu, gập cổ, xoay
vai, các động tác tay, co chân, gập bụng, nghiêng trái phải ). Hãy đi dạo bộ buổi
tối (nếu nhà gần công viên hoặc khu vực bạn ở có lề đường sáng và an toàn), hoặc
đi dạo buổi tối trong siêu thị cũng được, ngày cuối tuần thì hãy cùng gia đình vui
chơi dạo mát ngoài công viên.
Lúc ban đầu, khi chưa quen, bạn sẽ thấy rằng “Ối trời, mất công quá!”
nhưng nếu thử một vài lần để thành thói quen thì bạn sẽ thấy vui hơn vì đôi chân
mình khỏe hơn, máu huyết lưu thông tốt, người không còn mệt mỏi. Chứng đau
lưng hoặc mỏi vai cũng không còn. Thế là bạn đã thích nghi rồi đấy!
Chúc bạn vui khỏe và yêu thích công việc mình đang làm.


×