Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nhiều giáo viên chưa đủ trình độ dạy HS kĩ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.54 KB, 3 trang )

Nhiều giáo viên chưa đủ trình độ dạy HS kĩ năng sống
13/07/2009 2:50:21 CH
Học sinh Hà Nội đang tìm đến các lớp dạy kĩ năng sống ngoài trường học (Ảnh minh
họa: CQ)
Kĩ năng sống là cái cần trau dồi suốt đời. “Nhưng hiện nay, kĩ năng sống của một bộ
phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều ứng xử của các thầy cô giáo với học
sinh trong môi trường giáo dục còn chưa đạt thì không thể nói đến những ứng xử ngoài
xã hội”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thẳng thắn trao đổi bên lề Hội thảo “Giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh phổ thông” diễn ra tại Hà Nội ngày 20/5.
Dạy KNS: Tính bền vững không cao
Học sinh Hà Nội đang tìm đến các lớp dạy kĩ năng sống ngoài trường học (Ảnh minh
họa: CQ) Không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực
khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống
phát sinh trong cuộc sống; cách học cách sống không khoa học, hiệu quả; … là những
biểu hiện thiếu KNS của học sinh phổ thông hiện nay.
Giáo dục KNS cho học sinh là trách nhiệm chung của toàn xã hội (phụ huynh, cộng đồng,
hội phụ nữ, chính quyền địa phương, …). Với vai trò nòng cốt, sự gia tăng những biểu
hiện thiếu KNS trong vài năm trở lại đây khiến Bộ GD-ĐT đẩy mạnh việc giáo dục KNS
cho học sinh phổ thông.
Tuy nhiên, công tác giáo dục KNS trong trường phổ thông cho các em còn gặp nhiều hạn
chế.
“Đối tượng hưởng lợi của giáo dục KNS trong trường phổ thông chủ yếu là nhóm có
nguy cơ thiếu KNS cao, lại thông qua các họat động ngoại khóa nhiều nên chưa đem lại
hiệu quả rõ rệt. Nếu thông qua các dự án thì tính bền vững không cao”, TS Lê Thu Thủy,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nói.
Giáo dục công dân là một trong những môn học sẽ tích hợp dạy KNS cho học sinh nhiều
hơn hẳn so với các môn học khác. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, viện Khoa
học giáo dục Việt Nam thì hiệu quả sau khi tích hợp không cao.
“Nội dung các bài học vốn đã nhiều, thời lượng lại ít nên khó chèn giáo dục KNS vào.
Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy về KNS trong từng


môn học, bài giảng”.
Thêm vào đó, chính các em học sinh cũng chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trau dồi
KNS, chưa tích cực chủ động tham gia các họat động trải nghiệm để tạo lập, rèn luyện
KNS.
Tại Hội thảo về đánh giá hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân tổ chức tại Lâm Đồng
ngày 20 và 21/4/2009, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kết luận: "Việc rèn luyện kỹ năng
và giáo dục thái độ và hành vi của học sinh trong dạy học trong môn GDCD thực hiện
chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình".
Chỉ giáo viên có KNS mới được dạy?
Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục KNS cho học sinh phổ thông trong
các nhà trường chính là các thầy cô giáo. Đối với cộng đồng thì đó là các bậc phụ huynh,
ông bà, họ hàng thân thích, những người lớn tuổi, …
Sở dĩ các họat động giáo dục KNS diễn ra nhiều, sôi nổi nhưng chưa tạo nên chuyển biến
rõ rệt, sâu sắc trong nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh vì các nhân tố trên chưa thể
hiện và đảm nhiệm tốt vai trò của mình.
Đối với người lớn tuổi – những người trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của
học sinh - không hẳn ai cũng có đủ khả năng dạy KNS cho con em mình.
“Nhiều người lớn tuổi cũng thiếu các KNS cơ bản. Vì thế, các bậc phụ huynh, ông bà,
người thân muốn con cái mình hoàn thiện dần các KNS thì ngay bản thân họ cũng cần
phải bổ sung KNS liên tục. KNS là cái cần trau dồi suốt đời”, bà Nguyễn Thị Mai Hoa,
Phó ban Tuyên giáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẳng định.
Về phía các thầy cô giáo, ông Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: “Kĩ năng sống của một bộ
phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều ứng xử của các thầy cô giáo với học
sinh trong môi trường giáo dục còn chưa đạt thì không thể nói đến những ứng xử ngoài
xã hội”.
Chính vì lo ngại này mà bà Đỗ Hoàng Thi, cán bộ quản lý trường Dân tộc Nội trú tỉnh Hà
Giang đề xuất: “Chỉ những giáo viên có nhiều KNS mới được dạy KNS cho học sinh”.
Việc xác định thế nào là giáo viên có nhiều, có đủ KNS để giảng dạy cho học sinh cũng
là điều không dễ xác định.
Theo Thứ trưởng Vinh Hiển thì: “Trước mắt (và cả sau này), bản thân các giáo viên rất

cần hoàn thiện KNS của mình”.
Về lâu dài, trường Sư phạm cần quan tâm dạy KNS và phương pháp giáo dục KNS cho
SV để các thầy cô giáo tương lai có thể thực hiện tốt việc giáo dục KNS cho học sinh sau
này.
Chưa đưa KNS vào chương trình học chính khóa
Giáo dục KNS cho học sinh quan trọng, nhưng theo thông tin ôgn Hiển cung cấp thì chưa
thể đưa KNS trở thành một môn học chính khóa trong chương trình phổ thông.
“Việc đưa KNS trở thành một môn học chính khóa còn phụ thuộc vào khung chương
trình chung hiện nay. Nếu sau này khung chương trình cho giáo dục phổ thông có thay
đổi thì việc này sẽ được xem xét”.
Giải pháp trước mắt là sẽ lồng ghép giáo dục KNS trong các môn học, từng bài học, chủ
đạo là môn Giáo dục Công dân, sau đó là các môn Lịch sử, Ngoại ngữ, …
Vì KNS là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép này sẽ không dừng lại
ở mức giảng dạy lý thuyết mà sẽ cụ thể hóa thành từng trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu
học sinh xử lý.
Tuy nhiên, tại từng địa phương khác nhau, yêu cầu về KNS không giống nhau.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Hiệu phó trường THCS Na Sầm (Lạng Sơn) cho biết: “Do
điều kiện đặc biệt về địa lý, kinh tế nên Lạng Sơn có vấn nạn buôn bán trẻ em, buôn bán
ma túy, … Do đó, nếu nói về KNS cho học sinh ở đây thì phải nhấn mạnh đến kĩ năng
nhận thức, từ chối và tìm kiếm sự giúp đỡ để tránh được các mối đe dọa”.
Bà Mai lấy ví dụ: Nhiều học sinh của trường THCS Na Sầm đã từ chối không vận chuyển
ma túy qua biên giới. Sau đó, các em đã tìm đến các thầy cô giáo để kể lại sự việc.
Từ ví dụ điển hình này, thứ trưởng Hiển chỉ đạo: “Tùy tình hình cụ thể, từng địa phương
có thể chủ động khai thác các KNS trọng điểm cho học sinh của địa phương mình”.
Ngay trong hè này, các giáo viên sẽ nhận được một tài liệu tập huấn do Bộ GD-ĐT ban
hành, hướng dẫn cụ thể về việc dạy lồng ghép KNS trong từng môn học, từng bài học cụ
thể.
Cẩm Quyên

×