Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xử lý mâu thuẫn trong nhóm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.2 KB, 5 trang )

Xử lý mâu thuẫn
trong nhóm
Một ngày nào đó bạn bị rơi vào hoàn cảnh chán nản mệt mỏi vì những
sự đố kỵ và hiểu lầm trong công việc. Khi đó bạn sẽ cư xử thế nào để
vừa có được những mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp vừa đạt được hiệu
quả công việc cao nhất.
Đây là tình huống của một trưởng nhóm bán hàng. Trong nhóm của anh
ta có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh với nhau để chạy đua về
doanh số. Điều này rất ảnh hưởng đến cả nhóm. Anh ta phải làm thế
nào?


Trước tình huống này, bạn Lê Văn Tú – Chuyên viên Vụ tổng hợp Kinh
tế, Bộ Ngoại giao đến từ Hà Nội đưa ra cách giải quyết của mình: Trước
tiên, bạn sẽ ngay lập tức gọi anh Tâm vào trong phòng làm việc gặp
riêng để hỏi rõ xem lý do vì sao anh Tâm lại có những hành động như
thế.

Sau đó, ngay lập tức bạn sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp ngay trong
ngày hôm đó với tất cả các thành viên. Trong cuộc họp đó, bạn sẽ trình
bày rõ thực trạng kinh doanh của cả nhóm trong tháng này đang rất thấp
và có nguy cơ không thể hoàn thành chỉ tiêu vào cuối tháng. Đồng thời
với việc phê bình và khiển trách toàn nhóm, với tư cách là trưởng nhóm,
bạn cũng tự nhận khuyết điểm của mình đã không hoàn thành tốt vai trò
nhiệm vụ của mình.

Sau khi phê bình, khển trách nhóm và tự kiểm điểm bản thân bạn sẽ đưa
ra một số nguyên tắc nhất định để chấn chỉnh lại kỷ luật của nhóm. Thứ
nhất là về xử lý tính chất chuyên môn, bạn sẽ ngay lập tức phân chia lại
thị trường vì việc đó sẽ tránh cho các nhân viên bán hàng của mình giẫm
chân lên nhau.



Thứ hai: đối với khách hàng là nguyên nhân dẫn đến hai nhân viên của
bạn đang tranh giành nhau thì khi đó bạn sẽ chuyển đơn hàng đó cho
một nhân viên khác trong nhóm. Tiếp đó bạn sẽ khiển trách trước toàn
nhóm cả hai nhân viên này, đồng thời yêu cầu cả hai nhân viên đó phải
nỗ lực làm việc để cùng nhóm kịp hoàn thành chỉ tiêu ban đầu đã đặt ra.

Trả lời câu hỏi của giám khảo Shekhar Mundlay: “Bạn sẽ cư xử như thế
nào với người khách hàng mà hai thành viên trong nhóm đang tranh
chấp?”, bạn Văn Tú cho rằng: Với trách nhiệm là một trưởng nhóm thì
trong lần gặp đầu tiên khi dẫn nhân viên mới đến làm việc với vị khách
hàng đó thì bạn sẽ phải đi cùng và bạn sẽ xin lỗi khách hàng rằng việc
đoàn kết nội bộ trong nhóm đã ảnh hưởng đến việc đàm phán cũng như
ký kết hợp đồng của nhóm. Sau đó sẽ giới thiệu nhân viên mà bạn đề cử
sẽ thay thế cho hai bạn kia và sẽ để lại địa chỉ của mình để trong trường
hợp nào đó thì khách hàng đó có thể liên lạc ngay được với bạn.

Đó là cách giải quyết của người chơi Văn Tú. Còn những người cầm cân
nảy mực của Chìa khóa thành công sẽ nói gì?

Ông Nguyễn Hoài Nam – TGĐ tập đoàn Berjaya Việt Nam cho rằng bạn
Văn Tú đã đưa ra được những phương án xử lý khá hợp lý. Ngoài những
yếu tố về thuyết phục còn có những yếu tố về mặt kỹ thuật ví dụ như: tổ
chức cuộc họp, phân chia vùng miền để tránh cho các nhân viên hoạt
động chồng chéo lên nhau.

Ông Lý Quí Trung – TGĐ Công ty CP-SX-TM-DV Phở 24 rất tâm đắc
với cách trả lời của bạn Tú. Ông đánh giá cao sự bài bản và chuyên
nghiệp trong cách giải quyết tình huống của bạn Văn Tú.


Ông Shekhar Mundlay –TGĐ – Giám đốc điều hành Công ty Pepsico
Việt Nam nhận xét bạn Văn Tú đã đưa ra được những cách xử lý tình
huống khá cụ thể, không hề mang tính chung chung mà ý thức được đó
là những quyết định mang lại lợi ích chung cho công ty.

Nếu là bạn, bạn sẽ đưa ra cách giải quyết của mình thế nào? Đón xem
chương trình Chìa khóa thành công được phát trên sóng VTV1 của Đài
Truyền hình Việt Nam lúc 21h15’ tối thứ Tư hàng tuần để cùng trải
nghiệm và đưa ra cách giải quyết của chính mình nhé!

Mquiz

×