Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu sâu thêm về A giao (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.08 KB, 6 trang )

Tìm hiểu sâu thêm về A giao
(Kỳ 2)
Quy Kinh:
+Vào kinh Thủ Thái dương Tam tiêu, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm
Can (Thang Dịch Bản Thảo).
+Vào kinh Thủ Thiếu âm Tâm, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can
(Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Phế, Thận, Tâm (Bản Thảo Cầu Chân).
+Vào 3 kinh Can, Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham Khảo:
+“A Tỉnh, nay ở 30 dặm về phía Đông-Bắc huyện Dương Cốc, phủ Đoài
Châu tỉnh Sơn Đông (huyện Đông A xưa) nơi đó là cấm địa của quan ở. Ly Đạo
Nguyên trong ‘Thủy Kinh Chú ‘ ghi: “Huyện Đông A có cái giếng to như bánh xe
ngựa, sâu hơn 20 mét, hàng năm lấy nước giếng đó nấu cao dâng cho triều đình.
Nước trong giếng này bắt nguồn từ sông Tế chảy xuống, lấy nước này nấu cao.
Khi quậy, nước (đang) trọc đục thì trong lại, vì vậy dùng vào việc thông quan
cách, làm cho tiêu đờm, cầm nôn mửa. Vì nước sông Tế trong mà nặng, tính của
nó hướng xuống, do đó chữa được ứ đọng, bẩn đục và đờm nghịch đi lên vậy “
(Bản Thảo Cương Mục).
+“Nay tại tỉnh Sơn Đông cũng làm được như vậy. Loại da xử dụng có loại
gìa loại non, loại cao thì có loại thanh loại trọc. Khi nấu phải bỏ vào 1 miêng sừng
hươu (Lộc giác) thì sẽ thành được keo, nếu không làm như vậy thì không được .Về
cao có 3 loại:
+ Loại trong mà mỏng là loại các họa sĩ thường dùng .
+ Loại trong mà dầy gọi là Phúc Bồn Giao
2 loại này thường dùng làm thuốc.
+ Loại trọc đục mà đen thì không dùng làm thuốc nhưng có thể làm keo
dán dụng cụ” (Thực liệu bản thảo).
+“ Ngày nay các nhà bào chế thuốc dùng Hoàng minh giao, đa số là da
trâu, bò. A giao trong ‘Bản Kinh’ cũng là da trâu,bò. Dù là da lừa hoặc trâu bò
đều có thể dùng được . Nhưng hiện nay cách chế da trâu bò không được tinh xảo


nên chỉ dùng vào việc dán dụng cụ không thể dùng vào việc làm thuốc được .
Trần Tàng Khí nói rằng:” Các loại ‘giao’ đều có thể chữaphong,cầm tiết, bổ hư vì
vậy cao da lừa chuyên chữavề phong là vậy”. Đây là điều cho thấy rằng A giao
hơn các loại cao khác vậy - Chác Nhai nhận định: “Nghe nói cách chế keo ngày
xưa là trước tiên lấy nước ở khe suối tên Lang ( Lang Khê) ngâm da sau đó lấy
nước giếng A Tỉnh nấu thành cao. Lang Khê phát nguồn từ suối Hồng Phạm, tính
nó thuộc Dương, còn nước giếng A Tỉnh thuộc Âm, ý là lấy Âm Dương phối hợp
với nhau. Dùng lửa cây dâu tằm luyện thành cao, sau 4 ngày 4 đêm thì thành A
giao. Lại nói rằng người dùng A giao kỵ nhất là rượu, nên cố gắng phòng tránh .
Đây là điều người xưa chưa từng nói, vì vậy ghi lại để biết vậy - Vị A giao chủ
yếu bổ huyết dịch, vì vậy nó có khả năng thanh phế, ích âm, chữa được các chứng
bệnh. Trần -Tự-Minh cho rằng:” Bổ hư thì dùng Ngưu bì giao, trừ phong thì dùng
Lư bì giao (keo da lừa)”. Thành-Vô-Kỷ lại cho rằng:”Phần âm bị bất túc thì bổ
bằng thuốc có vị đậm đặc, vị ngọt của A giao để bổ âm huyết”. Dương Sĩ Doanh
cho rằng: “Hễ trị chứng ho suyễn, bất luận Phế bị hư hoặc thực, nếu dùng phép hạ
hoặc phép ôn đều phải dùng đến A giao để an và nhuận Phế. Tính của A giao bình
hòa,là thuốc cần thiết cho kinh Phế. Trẻ nhỏ sau khi bị động kinh, cơ thể co rút,
dùng A giao, tăng gấp đôi vị Nhân Sâm sắc uống là tốt nhất (Trung Quốc Dược
Học Đại Tự Điển).
+“ Giếng A Tỉnh là con mắt của sông Tế Thủy. Sách Nội Kinh cho rằng Tế
Thủy cũng như cái gan của trời đất cho nên phần nhiều có công dụng nhập vào
tạng Can. Da con lừa mầu đen, mầu sắc hợp với hành Thủy ở phương Bắc, là
giống vật hiền lành mà đi khỏe, cho nên nhập vào Thận cũng nhiều. Khi Thận
thủy đầy đủ thì tự nhiên chế được hỏa, hỏa tắt thì không sinh ra phong, cho nên
chứng Mộc vượng làm động phong, tâm hỏa thịnh, Phế kim suy, không gì là
không thấy kiến hiệu. Lại nói: A giao thứ thật khó mà có được thì dùng Hoàng
Minh Ngưu Giao, nhưng da trâu thường chế không đúng phép, mình tự chế lấy thì
tốt. Khi nấu phải cho vào 1 miếng gạc hươu, nếu không thì không thành cao. Cao
da trâu gọi là Ngưu Bì Giao hoặc Thủy Giao, có tác dụng nhuận táo, lợi đại tiểu
trường, là thuốc chủ yếu để chữa đau, hoạt huyết của ngoại khoa, trị tất cả các

chứng về huyết của nam và nữ. Mọi thứ cao đều bổ huyết, dưỡng hư, mà A giao
lại là da lừa đen nấu thành với nước giếng A Tỉnh, tức là nước sông Tế Thủy
ngâm vào, mầu sắc chính biếc, tính thì chạy xuống gấp, trong mà lại nặng, hoàn
toàn âm tính, rất khác với nước ở các sông khác, do đó càng có khả năng để
nhuận Phế, dưỡng Can và tư bổ Thận” (Dược Phẩm Vậng Yếu)
+ “ A giao là vị thuốc phải gia công chế biến . Dùng da lừa đen, lấy nước
giếng Đông A ở tỉnh Sơn Đông nấu thành cao để chữa ho lao, là vị thuốc chủ yếu
chỉ (cầm) huyết của các chứng về huyết. Dùng loại trong, sáng, dòn, không tanh
hôi, không mềm nhũn là tốt. Khi dùng vị thuốc này phải làm cho chảy ra rồi hòa
với thuốc khác mà uống, không nên sắc chung với các vị thuốc khác vì sắc nó khó
tan ra nước cốt, hiệu quả điều trị không cao” (Đông Dược Học Thiết Yếu)
+ “A giao gặp được lửa rất tốt” (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+”A giao có Thự Dự (Hoài Sơn) làm sứ thì tốt ( Dược Tính Luận)
+” Thứ keo nấu bằng da lừa loại tốt được gọi là ‘Cống Giao’ (dùng để
cống cho nhà vua) còn thứ nấu bằng da trâu, bò gọi là Minh Giao (Phương Bào
Chế Đông Dược Việt Nam).
+A giao và Lộc giác giao là những vị thuốc đại bổ, rất có liên hệ với huyết.
Cả 2 đều có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Nhưng A giao vị ngọt, tính
bình thiên về bổ huyết, chỉ huyết. Kiêm tư Phế, an thai, cầm huyết hư ra nhiều.
Còn Lộc giác giao vị ngọt, mặn, tính ấm, thiên về ôn bổ Can,Thận, cố tinh. Phần
hỏa suy nhiều phải dùng Lộc giác giao” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ
Mê).
+ Thục địa và A giao có tác dụng tư âm, bổ huyết nhưng Thục địa thiên về
bổ Thận âm, trấn tinh tủy mà bổ huyết còn A giao thiên về nhuận Phế, dưỡng Can,
bổ huyết mà tư âm, chỉ huyết. Hễ âm hư, bất túc thì hư hỏa bốc lên gây ra hư
phiền, mất ngủ, thai động không yên, dễ bị xẩy thai. Dùng bài Tứ Vật Thang Gia
Vị trị 19 trường hợp dọa xẩy thai đạt kết quả tốt. Bài thuốc dùng: A giao, Ngải
diệp, Bạch thược, Đương quy, Cam thảo, Xuyên khung, Thục địa (tức là bài Tứ
Vật Thang thêm A giao, Cam thảo, Ngải diệp). Tùy chứng gia giảm thêm (Trung
Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

+ A giao có đầy đủ tác dụng dưỡng âm, bổ huyết và nhuận Phế, chỉ khái.
Lại do chất keo
dính, béo, có thể ngưng cố huyết lạc cho nên tốt về chỉ huyết. Thường dùng
trong các chứng thổ huyết, chảy máu cam, tiêu ra huyết, cũng như phụ nữ bị băng
huyết, lậu huyết. A giao có thể nhuận Phế, chỉ khái lại trị ho ra máu, cho nên nó là
thuốc chính để trị phế lao. A giao không những dùng cho nội thương mà còn dùng
cho những trường hợp sau khi bị nhiệt bệnh như tâm phiền, mất ngủ do nhiệt làm
tổn thương phần âm huyết, có thể dùng chung với thuốc thanh nhiệt. Trường hợp
bệnh âm dịch hao tổn, huyết hư sinh phong thì có thể dùng chung với thuốc tức
phong, trấn kinh, thanh nhiệt. Vị này dùng sống hoặc sao đều có công dụng chỉ
huyết, bổ huyết. Chỉ có dùng sống thì công hiệu tư âm mới tốt, dùng sao thì công
dụng chỉ huyết mới mạnh (Thực Dụng Trung Y Học).


×