Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 1: CƠ THỂ CHÚNG TA pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.05 KB, 36 trang )

TUẦN: …I…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Kể tên và chỉ đúng 3 bộ phận chính của cơ thể là: đầu, mình và tay chân.
-Biết một số bộ phận của đầu, mình, tay và chân
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hát “Đôi bàn tay xinh”- Ngoài đôi
bàn tay xinh của mình thì cơ thể chúng ta còn có rất
nhiều các bộ phận khác, đó là những bộ phận nào? Để
biết được điều này, hôm, nay chúng ta học bài: Cơ thể
chúng ta.
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh và tìm các bộ phận bên
ngoài cơ thể
-Mục đích: Giúp cho HS biết chỉ và gọi tên các bộ
phận chính bên ngoài cơ thể
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Quan sát tranh


-Mục đích: Biết được cơ thể ta gồm 3 phần chính:
đầu, mình và chân tay
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động

B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Tập thể dục
-Mục đích: Gây hứng thú để HS rèn luyện thân thể
-Cách tiến hành:
Vừa hát vừa tập thể dục
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
và nói tên các bộ phận.
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng
và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-HS đánh số các hình ở tranh 5- SGK
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói
các bạn trong từng hình đang làm gì? Cơ
thể gồm mấy phần?
-Nhóm lên trình bày
-HS tập thể dục tại chỗ ngồi
IV. Củng cố, dặn dò:
-Trò chơi: Con bướm vàng (GV nêu nguyên tắc và hướng dẫn cách chơi cho HS)
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …II…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN

I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Biết sự lớn lên của cơ thể được thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết
-Biết so sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp
-Hiểu sự lớn lên của mọi người là không hoàn toàn giống nhau: Có người cao hơn, có người
thấp hơn, gay hơn, béo hơn,… đó là điều bình thường.
II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh
-Mục đích: Biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện ở chiều cao, cân
nặng và sự hiểu biết
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động


B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Từ lúc nằm ngửa tới lúc biết đi thể hiện điều gì?
Hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì?
Kết luận: GV chốt lại: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng
ngày, hàng tháng về cân nặng, chiầu cao, về hoạt động như: biết
lẫy, bò, đi,… Về sự hiểu biết như: biết nói, đọc, viết,… Các em
cũng vậy, mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều
hơn.
Hoạt động 2: Thực hành đo
-Mục đích: Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn

trong lớp và thấy được sự lớn lên của mỗi người là không giống
nhau
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động


B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Hoạt động 3: Làm thế nào để khỏe mạnh
-Mục đích: HS biết làm một số việc để cơ thể mau lớn và khỏa
mạnh
-Cách tiến hành:
GV bnêu vấn đề: Để có cơ thể khỏe mạnh, mau lớn, hàng ngày
các em phải làm gì?
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp:
nhìn tranh em bé trong từng
hình, hoạt động của 2 bạn nhỏ
và hai hoạt động của hai anh
em ở hình dưới
-Học sinh lên bảng chỉ tranh
treo trên bảng và nêu những
gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-HS quay lưng, áp sát vào
nhau, hai bạn còn lại quan sát
để biết bạn nào cao hôn, bạn
nào thấp hoặc béo hơn.
-Làm việc theo nhóm 4 HS
-Nhóm lên trình bày
-HS trình bày

IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
TUẦN: …III…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Nhận xét, mô tả được nét chính của các vật xung quanh
-Hiểu được: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết ra các vật xung
quanh.
-Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát vật thật
-Mục đích: HS mô tả được một số vật xung quanh
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động

B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Mục đích: Biết được các giác quan và vai trò của nó
trong việc nhận ra thế giới xung quanh
-Cách tiến hành:

B1: GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi để thảo luận
nhóm
Bạn nhận ra màu sắc của vật bằng gì?
Bạn nhận ra mùi vị của vật bằng gì?
Bạn nhận ra tiếng của các con vật bằng bộ phận gì?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
B3: GV nêu yêu cầu
Nhóm 1: Điều gì xảy ra nếu mắt ta bị hỏng?
Nhóm 1: Điều gì xảy ra nếu tay (da) của ta không còn
cảm giác?
B4: GV thu kết quả thảo luận
Kết luận: GV chốt lại
-Hát
-Hoạt động theo cặp: quan sát, nói về màu
sắc, hình dáng, kích cỡ của một số vật xung
quanh các em hoặc của các em mang theo.
-HS lên trình bày
-Lớp nhận xét và bổ sung
-làm việc theo nhóm 2 HS
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Làm việc theo nhóm
-Nhóm xung phong lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò:
-Trò chơi: Đoán vật
Mục đích: Nhận biết đúng các vật xung quanh
Tiến hành: Che mắt HS, cho các em ngửi, sờ… các vật và tự đoán, ai đoán đúng hết các vật sẽ
thắng cuộc
GV lưu ý HS không nên sử dụng giác quan một cách tùy tiện, dễ mất an toàn: sờ vào các vật nóng,
sắc,… không nên ngửi, nếm các vật cay như tiêu, ớt,…
-Nhận xét tiết học

TUẦN: …4…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai
-Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hát “Rửa mặt như mèo
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát và xếp tranh theo ý “nên”,
“không nên”
-Mục đích: HS nhận ra những việc gì nên làm và
không nên làm để bảo vệ mắt
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động
B2: GV chỉ định 2 HS xung phong lên bảng gắn
các bức tranh phóng to ở SGK vào phần: nên và
không nên

Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Quan sát tranh và tập đặt câu hỏi
-Mục đích: HS nhận ra những điều nên làm và không

nên làm để bảo vệ tai
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
B2: GV chỉ định 2 HS xung phong lên bảng gắn
các bức tranh phóng to ở SGK vào phần: nên và
không nên

Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Tập xử lí tình huống
-Mục đích: Tập xử lí tình huống đúng để bảo vệ mắt
và tai
-Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống
Đi học về, Hùng thấy hai em của mình đang chơi
trò bắn súng với nhau, nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
Mai đang ngồi học bài thì bạn của anh Mai đem
băng nhạc đến, nếu là Mai em sẽ làm gì khi đó?
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
tập đặt câu hỏi và tập trả lời các câu hỏi đó
-Học sinh lên bảng thực hiện
-Lớp đặt câu hỏi cho 2 cặp đó, bổ sung ý
kiến
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
tập đặt câu hỏi và tập trả lời các câu hỏi đó
-Học sinh lên bảng thực hiện
-Lớp đặt câu hỏi cho 2 cặp đó, bổ sung ý
kiến
-HS tập vai và đối đáp
-Làm việc theo nhóm
IV. Củng cố, dặn dò:

-Nhận xét tiết học
TUẦN: …5…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 5: VỆ SINH THÂN THỂ
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh, tự tin
-Nêu được tác hại của việc để thân thể bẩn.
-Biết việc nên làm và không nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ
-Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày và nhắc nhở mọi người thường xuyên làm
vệ sinh cá nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hát “Đôi bàn tay xinh”
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh và tìm các bộ phận bên
ngoài cơ thể
-Mục đích: Giúp cho HS nhớ các việc cần làm hàng
ngày để giữ gìn vệ sinh cá nhân
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động

B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại

Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Mục đích: HS nhận ra các việc nên làm và không nên
làm để giữ da sạch sẽ
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động

B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
-Mục đích: HS biết trình tự các việc: tắm, rửa tay, rửa
chân, bấm móng tay vào lúc cần làm việc đó
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện
B2: Kiểm tra kết quả và hoạt động
-Hát
-Làm việc theo nhóm 4 HS, trả lời câu hỏi:
Hàng ngày các con đã làm gì để giữ sạch
thân thể, quần áo?
-Các nhóm trưởng trình bày trước lớp, lớp
nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói
các bạn trong từng hình đang làm gì? Ai
đúng? Ai sai? Vì sao?
-Nhóm lên trình bày
-HS nêu tóm tắt các việc nên làm và không
nên làm để giữ da sạch sẽ
-HS trả lời các câu hỏi của GV
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, nhắc các em có ý thức tự giác tự làm vệ sinh hàng ngày
TUẦN: …6…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………

năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Cách giữ vệ sinh răng miệng để đề phòng sâu răng và có hàm răng khỏe đẹp
-Chăm sóc răng đúng cách
-Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Ai có hàm răng đẹp
-Mục đích: Giúp cho HS biết thế nào là răng khỏe đẹp,
răng bị sâu, bị sún hay thiếu vệ sinh
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại: khen ngợi những HS có răng
khỏe đẹp, nhắc nhở những HS có răng bị sâu, sún cần
phải được chăm sóc thường xuyên
GV cho HS quan sát mô hình răng: giới
thiệu răng trẻ em, răng sữa, răng vĩnh viễn và cách giữ vệ
sinh răng.
Hoạt động 2: Quan sát tranh

-Mục đích: Biết những việc nên làm và những việc không
nên làm để bảo vẽ răng
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Hoạt động 3: Làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ răng
-Mục đích: HS biết cách chăm sóc và bảo vệ răng đúng
cách
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động: Nên đánh
răng vào lúc nào là tốt nhất? Vì sao không nên ăn nhiều
đồ ngọt? Khi răng bị đau hoặc lung lay thì phải làm sao?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn
nhau, xem răng bạn như thế nào?
-Một số nhóm lên trình bày kết quả
mình vừa quan sát
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và
trả lời việc làm nào đúng? Việc làm
nào sai? Vì sao?
-Nhóm lên trình bày, lớp bổ sung ý
kiến
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc nhở HS về nhà phải thường xuyên súc miệng.
TUẦN: …7…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 7: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT

I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Biết đánh răng và rửa mặt đúng cách
-Áp dụng đánh răng, rửa mặt vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày
II. Đồ dùng dạy học:
-Sách giáo khoa.
-Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng trẻ em,…
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kể những việc em làm hàng ngày để chăm sóc và
bảo vệ răng.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Thực hành đánh răng
-Mục đích: HS biết đánh răng đúng cách
-Cách tiến hành:
B1: GV đưa mô hình hàm răng cho HS quan
sát, yêu cầu HS trả lời: Mặt trong của răng? Mặt
ngoài của răng? Mặt nhai của răng?
Trước khi đánh răng con phải làm gì?
Cho HS thực hành đánh răng.
GV nhận xét rồi làm mẫu cho HS quan sát
B2: Cho HS thực hành
- Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
-Mục đích: Biết rửa mặt đúng cách
-Cách tiến hành:

B1: Hướng dẫn
Cho HS lên bảng làm động tác rửa mặt
Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ
sinh nhất?
Vì sao phải rửa mặt đúng cách?
GV nhận xét rồi làm mẫu cho HS quan sát
B2: Cho HS thực hành
-Hát
-HS lên chỉ vào mô hình và trả lời
-Lấy bàn chải, kem, cốc nước
-HS vừa nói vừa thực hành- HS khác bổ
sung
-Thực hành theo nhóm từ 5- 10 HS
-Quan sát, nhận xét đúng- sai, nêu cách
sửa.
-Rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch, rửa
tay trước khi rửa mặt, rửa cả tai và cổ,…
-Để giữ vệ sinh
IV. Củng cố, dặn dò:
-Hằng ngày các con nhớ đánh răng, rửa mặt đúng cách như vậy mới hợp vệ sinh
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …8…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 8: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Kể được tên những thức ăn cần thiết trong ngày để mau lớn và khỏa mạnh
-Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khỏe tốt
-Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân ăn đủ no, uống đủ nước

II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trò chơi “đi chợ”
Tổ nào đi chợ mua được nhiều thức ăn hơn sẽ thắng.
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Kể tên những thức ăn, đồ uống hàng
ngày
-Mục đích: HS nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ
uống hàng ngày
-Cách tiến hành:
B1: Kể tên những thức ăn, đồ uống hàng ngày
B2: Cho HS quan sát tranh
Kết luận: GV chốt lại (Muốn mau lớn và khỏe
mạnh, các em cần ăn nhiều các loại thức ăn như cơm,
thịt, cá, trứng, rau, quả,… để có đủ các chất đường,
đạm, béo, chất khoáng, vitamin cho cơ thể)
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết được vì sao phải ăn uống hàng
ngày
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
+Quan sát hình
+Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
+Hình nào cho biết các bạn học tốt?
+Để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập

tốt chúng ta phải làm gì?
B2: Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
-Mục đích: HS biết được hàng ngày phải ăn uống như
thế nào để có sức khỏe tốt
-Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời
+Chúng ta phải ăn uống như thế nào cho đầy đủ?
+Hằng ngày ăn mấy buổi? Ăn vào lúc nào?
+Tại sao không nên ăn kẹo trước bữa ăn chính?
+Ăn uống thế nào là hợp vệ sinh
-Hát
-HS chơi
-HS lần lượt kể.
-Quan sát, suy nghĩ và trả lời
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
suy nghĩ và trả loời
-Lớp nhận xét- bổ sung
-HS trả lời
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc HS vận dụng cácch ăn uống hợp lí vào bữa ăn hàng ngày của gia đình
TUẦN: …9…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 9: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Kể về những hoạt động mà em biết và em thích
-Biết nghỉ ngơi và giải trí đúng cách
-Tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày
II. Đồ dùng dạy học:

- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Muốn cơ thể khỏe mạnh, mau lớn chúng ta phải ăn
uống như thế nào?
Kể tên những thức ăn mà em thường ăn mỗi ngày?
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trò chơi “Máy bay đến, máy bay đi”
Máy bay đến: ngối xuống; Máy bay đi: đứng lên.
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Thảo luận nhóm
-Mục đích: HS nhận biết được các hoạt động hoặc trò
chơi có lợi cho sức khỏe.
-Cách tiến hành:
B1:Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
Hàng ngày các con thường chơi trò gì?
Theo con, thì hoạt động nào có lợi? Không có
lợi?
B2:Kiểm tra kết quả hoạt động
Theo con thì nên chơi những trò gì để có lợi
cho sức khỏe?
Kết luận: GV chốt lại và nhắc các em giữ an toàn
trong khi chơi.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết
cho sức khỏe
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động

+Quan sát hình
+Bạn nhỏ đang làm gì? Nêu tác dụng của việc
làm đó?
B2: Kết luận: Khi làm việc nhiều và tiến hành quá
sức chúng ta cần nghỉ ngơi, nhưng nếu nghỉ ngơi
không đúng lúc, không đúng cách sẽ có hại cho sức
khỏe. Vậy cần phải nghỉ ngơi hợp lí: đi chơi, giải trí,
tắm biển,…
-Hát
-HS chơi
-HS trao đổi và lần lượt kể.
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
suy nghĩ và trả loời
-Lớp nhận xét- bổ sung
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc HS về nhà nghỉ ngơi đúng lúc, đúng chỗ.
TUẦN: …10…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 10: Ôn tập: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE.
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan
-Khắc sâu hiểu biết về thực hành vệ sinh hàng ngày, các hoạt động, các thức ăn có lợi cho
sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt
động

của
học
sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với phiếu học tập
-Mục đích: Giúp cho HS củng cố các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các giác
quan
-Cách tiến hành:
B1: GV phát phiếu cho các nhóm. Nội dung:
+Cơ thể người gồm có … phần. Đó là ………………………
+Các bộ phận bên ngoài của cơ thể là: …………………
+Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh nhờ có:
…………………………………………………………………………………………………
………………
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Gắn tranh theo chủ đề
-Mục đích: Củng cố các kiến thức về hành vi vệ sinh hàng ngày. Các hoạt động có lợi cho
sức khỏe.
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động: Phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to, yêu cần các
em dán hoặc vẽ về các hoạt động nên làm và không nên làm.
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV khen ngợi các nhóm đã làm việc tích cực, có nhiều tranh ảnh đẹp hoặc
những bức vẽ đẹp
Hoạt động 3: Kể về một ngày của em

-Mục đích: Củng cố và khắc sâu kiến thức về các hành vi vệ sinh, ăn uống, hoạt động, nghỉ
ngơi hàng ngày để có sức khỏe tốt.
-Cách tiến hành:
B1:
B2: GV kết luận
-Hát
-
Thảo
luận
nhó
m 8
HS
-
Nhó
m
lên
trình
bày
-Các
nhó
m
khác
bổ
sung
-Làm
việc
theo
nhó
m.
-

Nhó
m
lên
trình
bày
sản
phẩm
của
mình
-Các
nhó
m
khác
xem

nhận
xét
-HS
nhớ
lại và
kể lại
cho
cả
lớp
nghe.
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …11…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Bài 11: GIA ĐÌNH
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Gia đình là tổ ấm của em ở đó có những người thân yêu nhất
-Kể được những người trong gia đình mình với những bạn trong lớp
-Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hát “Ba ngọn nến”
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với SGK
-Mục đích: Giúp cho HS biết được gia đình là tổ ấm.
-Cách tiến hành:
B1: GV nêu yêu cầu
+Gia đình Lan có những ai? Những người
trong gia đình Lan đang làm gì?
+Gia đình Minh có những ai? Những người
trong gia đình Minh đang làm gì?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Em vẽ về tổ ấm của em
-Mục đích: HS giới thiệu những người thân trong gia
đình mình cho các bạn
-Cách tiến hành:

B1: GV nêu yêu cầu: Vẽ về gia đình mình
B2: Triễn lãm tranh
Kết luận: GV khen các em tích cực và vẽ đẹp
Hoạt động 3: Đóng vai
-Mục đích: Giúp HS ứng xử những tình huống thường
gặp hàng ngày, thể hiện lòng yêu quý của mình với
người thân trong gia đình
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ
TH1: Một hôm mẹ đi chợ về, tay xách rất nhiều thứ.
Em sẽ làm gì lúc đó?
TH2: Bà của Lan hôm nay bị mệt, nếu là em em sẽ
làm gì để bà đỡ mệt và vui?
B2: Thu kết quả thảo luận
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng
và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-HS làm việc cá nhân.
-Giới thiệu tranh của mình cho lớp xem.
-HS làm việc theo nhóm: đóng vai
-Lớp nhận xét và bổ sung
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
TUẦN: …12…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 12: NHÀ Ở
I.Mục đích:

Sau bài học, HS biết:
-Nhà ở là nơi sinh sống của mọi người trong gia đình
-Có nhiều loại nhà ở khac nhau và mỗi nàh đều có địa chỉ
-Kể được địa chỉ nhà ở của mình và các đồ đạc trong nhà cho các bạn nghe
-Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh
-Mục đích: Giúp cho HS nhận ra được các loại nhà
khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Biết được nhà
của mình thuộc loại nhà ở vùng miền nào.
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động
+Quan sát tranh: Ngôi nhà này ở thành phố,
nông thôn hay miền núi? Nó thuộc loại nhà tầng, nhà
ngói, hay nhà lá? Nhà của em gần giống ngôi nhà nào
trong các ngôi nhà đó?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: Kể được tên các đồ dùng trong nhà
-Cách tiến hành:

B1: Nêu yêu cầu: Quan sát tranh và nêu tên các đồ
dùng được vẽ trong hình.
Kể tên 5 đồ dùng gia đình mà
em biết và yêu thích?
B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Ngôi nhà của em
-Mục đích: Biết ứng xử tình huống nếu không may
gặp phải
-Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống

-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng
và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói
cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
-HS xung phong lên diễn
-Lớp nêu nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …13…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:

-Kể tên một số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc em thường
làm để giúp đỡ gia đình
-Mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người một việc tùy theo sức của mình
-Trách nhiệm của HS ngoài việc học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hát “Cái Bống”
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với SGK
-Mục đích: Thấy được một số công việc nhà của
những người trong gia đình
-Cách tiến hành:
B1: GV nêu yêu cầu
+Quan sát tranh: Từng người trong hình ảnh đó
đang làm gì? Tác dụng của mỗi công việc đó trong
gia đình
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: Ở nhà mỗi người đều có một công việc
khác nhau. Những việc đó sẽ làm cho nhà cửa sạch sẽ,
vừa thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của mỗi thành viên
trong gia đình với nhau
Hoạt động 2:Tthảo luận nhóm
-Mục đích: HS biết kể tên một số công việc các em
thường làm giúp đỡ bố, mẹ

-Cách tiến hành:
B1: Nêu yêu cầu: Kể cho nhau nghe về các công
việc ở nhà của mỗi người trong gia đình mình thường
làm để giúp đỡ bố mẹ.
B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham
gia làm việc tùy theo sức của mình
Hoạt động 3: Quan sát tranh
-Mục đích: Giúp HS hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu không
có ai quan tâm dọn dẹp nhà cửa.
-Cách tiến hành: Quan sát tranh và nêu câu hỏi
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng
và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy thảo luận và nói
cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
-Quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
TUẦN: …14…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 14: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay, chảy máu.
-Kể tên một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy,…

-Cách phòng tránh và xử lí khi có tai nạn xảy ra.
II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết được các vật dễ gây đứt tay và cách phòng
tránh
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động
+Quan sát tranh: Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang
làm gì? Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn nếu các
bạn đó không cẩn thận? Khi dùng dao hoặc đồ dùng sắc nhọn,
bạn cần chú ý gì?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Mục đích: HS biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và
những chất gây cháy
-Cách tiến hành:
B1: Nêu yêu cầu: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Điều gì
có thể xảy ra trong các cảnh trên? Nếu không may xảy ra, em
sẽ làm gì lúc đó?
B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
Kết luận: +Không để đèn dầu và các vật gây cháy khác

trong màn hay để những nơi dễ bắt lửa
+Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây
bỏng và cháy.
+Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ
vào phích cắm, ổ điện dây dẫn để phòng hờ chúng bị hở. Điện
giật có thể gây chết người
+Phải lưu ý không cho em bé chơi gần những
vật dễ cháy và gần ổ điện
phải

-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp:
nhìn tranh và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo
trên bảng và nêu những gì mình
quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan
sát, nói cho nhau nghe và nêu
phương hướng giải quyết
-Nhóm lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
TUẦN: …15…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 15: LỚP HỌC
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Lớp học là nơi các em đến học hàng ngày
-Một số đồ dùng có trong lớp học hàng ngày

-Nói được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp
-Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với các bạn và yêu quý lớp học của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
Hát “Lớp chúng ta đoàn kết”
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh và thảo luận
nhóm
-Mục đích: Giúp cho HS biết lớp học có các
thành viên, có cô giáo và các đồ dùng cần
thiết
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động
+Quan sát tranh: Trong lớp học có ai?
Có những đồ vật gì? Lớp học của bạn giống
với lớp học nào trong các hình đó? Bạn thích
lớp học nào? Tại sao?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Kể về lớp học của mình
-Mục đích: HS giới thiệu được về lớp học của
mình
-Cách tiến hành:

B1: Nêu yêu cầu: Quan sát lớp học của
mình và kể về lớp học của mình
B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
Kết luận: các em cần nhớ tên lớp, tên
trường của mình và yêu quý giữ gìn các đồ
đạc trong lớp học của mình. Vì đó là nơi các
em đến hhọc hàng ngày với các thầy cô và
bạn bè.
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh và nói
cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng và nêu
những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc cá nhân
-Cá nhân HS lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …16…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Các họat động học tập và vui chơi ở lớp học
-Có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài sân
-Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp, hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ các bạn
trong lớp
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với SGK
-Mục đích: Giúp cho HS biết được các hoạt động học
tập cà vui chơi ở lớp hhọc và mỗi hoạt đông được tổ
chức khác nhau
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động
+Quan sát tranh:Trong từng tranh, giáo viên
làm gì? Hoạt động nào được tổ chức trong lớp? Hoạt
động nào được tổ chức ngoài trời
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: Ở lớp có rất nhiều hoạt động khác nhau,
có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động
được tổ chức ngoài trời.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp HS
-Mục đích: HS giới thiệu được các hoạt động ở lớp
học của mình
-Cách tiến hành:
B1: Nêu yêu cầu: Giới thiệu cho bạn về các hoạt
động trong lớp của mình
B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
Kết luận: Trong bất kì hoạt động học tập vui chơi
nào các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để

hoàn thành tốt nhiệm vụ, để chơi vui hơn.
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh
và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng
và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói
cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò:
-Vẽ tranh: vẽ về hoạt động của lớp mình
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …17… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Nêu được tác hại của việc không giữ gìn lớp học sạch, đẹp
-Nêu được tác dụng của việc giữ lớp học sạch, đẹp
-Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp và có ý thức giữ lớp sạch, đẹp
-Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp: lau bảng, bàn, kê ghế bàn ngay
ngắn, trang trí lớp học,…
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, các dụng cụ làm vệ sinh lớp học.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát lớp học
-Mục đích: HS nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn
-Cách tiến hành:
B1: Thực hiện hoạt động: trả lời câu hỏi: Dùng vật
gì để quét nhà? Các con xem lớp mình hôm nay có
sạch và đẹp không?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV khen ngợi các em biết giữ vệ sinh và
nhắc nhở các em không nên để lớp học mất vệ sinh
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết giữ lớp học sạch đẹp
-Cách tiến hành:
B1:Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
+Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong tranh
các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? Ở tranh
dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
Kết luận: Để lớp học sạch đẹp, các con pjải luôn
có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc
để lớp mình sạch, đẹp
Hoạt đong 3: Thực hành giữ lớp học sạch, đẹp
-Mục đích: Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm
vệ sinh lớp học
-Cách tiến hành:
B1: GV làm mẫu
B2: HS làm theo
Nhận xét: GV khuyến khích và khen ngợi

-Hát
-Quan sát lớp học
-Vài HS đứng lên nhận xét
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói
cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
-HS quan sát và thực hành làm theo
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, dặn dò HS thói quen giữ vệ sinh lớp
TUẦN: …18…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 18+19: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi
người đều phải làm việc, góp phần phục vụ cho người khac.
-Biết được những hoạt động chính ở nông thôn
-Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp?
-Em đã làm gì để giữ lớp học sạch, đẹp?
-GV đánh giá nhận xét
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:

Xem tranh cánh đồng lúa- Giới thiệu bài học hôm nay
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Cho HS tham quan khu vực quanh
trường
-Mục đích: HS tập quan sát thực tế các hoạt động
đang diễn ra xung quanh mình
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ: Nhận xét quang cảnh trên
đường, hai bên đường
Phổ biến nội quy:
+ Đi thẳng hàng
+ Trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV
B2: Thực hiện hoạt động
B3: Kiểm tra kết quả hoạt động: Cảnh gì đẹp nhất?
Vì sao con thích?
GV chốt lại
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Mục đích: HS biết yêu quý gắn bó quê hương mình
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động: Các
con đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi con
sống?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
GV chốt lại
-Hát
-HS đi thành hàng
-Quan sát
-HS trả lời
-HS thảo luận
-Nhóm lên trình bày

IV. Củng cố, dặn dò:
-Trò chơi đóng vai: Khách về thăm quê hương gặp 1 em bé và hỏi: Bác đi xa lâu nay mới
về. Cháu có thể kể cho bác biết về cuộc sống ở đây không? (1, 3 HS)
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …20…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 20: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Biết và tránh được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học
-Biết về quy định đi bộ trên đường: khi đi bộ ở thành phố em đi trên vỉa hè, sang đường khi
có đèn hiệu xanh và đi trên phần đường có vạch quy định. Ở những nơi không có vỉa hè em đi sát lề
đường bên tay phải
-Biết tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học
-Biết đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải của mình
-Có ý thức chấp hành quy định về trật tự an toàn giao thông
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Thảo luận nhóm
-Mục đích: Giúp cho HS biết được một số tình huống
nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học
-Cách tiến hành:

B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: GV đưa
tình huống
+Điều gì có thể xảy ra?
+Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó
như thế nào?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết được quy định về đường bộ
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
+Quan sát tranhvà trả lời câu hỏi: Bức tranh 1
và 2 có gì khác nhau? Bức tranh 1 người đi bộ đi ở vị
trí nào trên đường? Bức tranh 2? Đi như vậy có bảo
đảm an toàn chưa?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Trò chơi “Đi đúng quy định”
-Mục đích: HS biết thực hiện những quy định về trật
tự an toàn giao thông
-Cách tiến hành: Tổ chức cho HS chơi
-Hát
-HS trao đổi
-Nhóm lên trình bày
-Lớp bổ sung, nhận xét
-HS tập thể dục tại chỗ ngồi
-HS suy nghĩ.
-HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung và nhận xét
-HS thực hiện trò chơi
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học

TUẦN: …21…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 21: Ôn tập: XÃ HỘI
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Nhớ lại các kiến thức đã học về gia đình, lớp học, cuộc sống xung quanh
-Biết yêu quý gia đình, lớp học và nơi các em sinh sống
-Có ý thức và biết cách giữ cho nhà ở, lớp học, và nơi các em sống sạch, đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, HS sưu tầm tranh ảnh về chủ đề XH, cây hoa dân chủ, phiếu kiểm tra
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Hãy nói quy định của người đi bộ trên đường?
-GV đánh giá, nhận xét
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Thi : “Hái hoa dân chủ”:
-Để một cây hoa có các câu hỏi và một cây hoa treo
phần thưởng:
Câu 1: Trong gia đình con có mấy người? Con hãy
kể cho các bạn nghe về sinh hoạt củac gia đình con?
Câu 2: Con đang sống ở đâu? Hãy kể vài nét về
nơi con đang sống?
Câu 3: Hãy kể về ngôi nhà mà con đang sống?
Câu 4: Hãy kể về ngôi nhà mà con mơ ước trong
tương lai?

Câu 5: Hãy kể về những công việc hàng ngày con
làm để giúp đỡ bố mẹ?
Câu 6: Hãy kể cho các bạn người về người bạn
thân của con?
Câu 7: Hãy kể về cô giáo hoặc thầy giáo của con
cho các bạn nghe?
Câu 8: Con thích giờ học nào? Hãy kể lại cho các
bạn nghe?
Câu 9: Tr6en đường đi học con phải chú ý điều gì?
Câu 10: Kể lại những gì con nhìn thấy trên đường
đi đến trường?
Câu 11: Hãy kể lại một lần đi chơi của con?
Câu 12: Hãy kể về một ngày của con?
-Gọi từng HS xung phong lên hái hoa
-Hát
-HS trả lời
-HS lên hái câu hỏi
-Suy nghĩ và trả lời trước lớp
-Diễn văn nghệ
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét, tuyên dương HS
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …22…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 22: CÂY RAU
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Nêu tên được một số cây rau và nơi sống của chúng
-Biết quan sát, phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây rau

-Biết ích lợi của rau
-Có ý thức thường xuyên an rau và rửa sạch rau trước khi ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, các cây rau đã được sưu tầm
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát cây rau
-Mục đích: HS biết các bộ phận của cây rau. Phân
biệt được các loại rau khác nhau
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: Cho
HS quan sát cây rau mà mình mang tới lớp
+Chỉ vào các bộ phận lá, thân, rễ của cây rau?
+Bộ phận nào ăn được?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: Có rất nhiều loại rau khác nhau
-Các cây rau đều có: rễ, thân, lá.
-Rau ăn lá: xà lách, bắp cải,…
-Rau ăn là và thân: rau muống, rau cải,…
-Rau ăn rễ: củ cải, củ cà rốt, …
-Rau ăn thân: su hào, …
-Ăn hoa: suplơ; Ăn quả: cà chua
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo hình

SGK
Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết
rửa rau trước khi ăn.
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
+Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì? Vì sao ta phải
thường xuyên ăn rau?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là rau gì?”
-Tự giới thiệu đặc đểm rau – HS đoán tên
-Hát
-HS quan sát, trao đổi
-HS lên trình bày kết quả về cây rau của
mình
-Lớp bổ sung, nhận xét
-HS làm việc theo nhóm,trả lời câu hỏi, lớp
bổ sung và nhận xét
-HS trả lời theo ý hiểu của mình.
-HS thực hiện trò chơi
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
TUẦN: …23…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 23: CÂY HOA
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Nêu tên được một số cây hoa và nơi sống của chúng
-Biết quan sát, phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây hoa
-Biết ích lợi của hoa

-Có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cành, hái hoa nơi công cộng
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, các cây hoa đã được sưu tầm
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát cây hoa
-Mục đích: HS biết các bộ phận của cây hoa. Phân
biệt được các loại hoa khác nhau
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: Cho
HS quan sát cây hoa mà mình mang tới lớp
+Chỉ vào các bộ phận lá, thân, rễ của cây hoa?
+Vì sao ai cũng thích ngắm hoa?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có
nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc,
hương thơm, hình dáng khác nhau,… có loaại hoa có
màu sắc đẹp, có loại hoa có sắc mà lại không có
hương, có loại vừa có hương vừa có màu sắc đẹp.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo hình
SGK
Biết ích lợi của việc trồng hoa
-Cách tiến hành:

B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
+Các ảnh trong sách có các loại hoa nào?
+Con còn biết loại hoa nào nữa không?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là hoa gì?”
-Tự giới thiệu đặc đểm hoa – HS đoán tên.
-Hát
-HS quan sát, trao đổi
-HS lên trình bày kết quả về cây hoa của
mình
-Lớp bổ sung, nhận xét
-HS làm việc theo nhóm,trả lời câu hỏi, lớp
bổ sung và nhận xét
-HS trả lời theo ý hiểu của mình.
-HS thực hiện trò chơi
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
TUẦN: …24…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 24: CÂY GỖ
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Nêu tên được một số cây gỗ và nơi sống của chúng
-Biết quan sát, phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây gỗ
-Biết ích lợi của cây gỗ
-Có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, các tranh cây gỗ đã được sưu tầm

III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát cây gỗ
-Mục đích: HS biết các bộ phận của cây gỗ. Phân biệt
được các bộ phận chính của cây gỗ
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: Cho
HS quan sát cây gỗ ở sân trường, chú ý phân biệt cây
gỗ và cây hoa
+Tên của cây gỗ là gì?
+Các bộ phận của cây?
+Cây có đặc điểm gì?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: Cây gỗ giống các cây rau, cây hoa cũng
có rễ, thân, lá, cành, hoa. Nhưng cây gỗ có thân to,
cành lá xum xuê làm bóng mát
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ
-Cách tiến hành:
B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
+Cây gỗ được trồng ở đâu?
+Kể tên một số cây mà con biết?
+Đồ dùng nào được làm bằng gỗ?
+Cây gỗ có lợi ích gì?
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động

Kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm bóng
mát, năgn lũ. Cây gỗ có rất nhiều ích lợi.
-Hát
-HS quan sát, trao đổi
-HS lên trình bày kết quả mình vừa quan
sát
-Lớp bổ sung, nhận xét
-HS làm việc theo nhóm,trả lời câu hỏi, lớp
bổ sung và nhận xét
-HS trả lời theo ý hiểu của mình.
IV. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ cây trồng
TUẦN: …25…… Thứ …………………, ngày…………… tháng………………
năm……………………
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 25: CON CÁ
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
-Biết tên một số loại cá và nơi sống của chúng
-Nói được tên các bộ phận bên ngoài của con cá
-Nêu được một số cách đánh bắt cá

×