Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THƯƠNG TRUẬT (Kỳ 3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.05 KB, 5 trang )

THƯƠNG TRUẬT
(Kỳ 3)




Thành phần hóa học:
+ 2-Carene, 1, 3, 4, 5, 6, 7-Hexahydro-2, 5, 5-Trimethyl-2H-2, 4a-
Ethanopaphthalene, b-Maaliene, Guaiene, Chamigrene, Caryophyllene,
Elemene, Humulene, Seliene, Patchoulene, 1,9-Aristolodiene, Elemol, a-
Tractylone, Selina-4 (14), 7 (11)-Diene-8-One, Atractylodin, Hinesol, b-
Eudesmol (Hoàng Trì, Trung Quốc Dược Khoa Đại Học Học Báo, 1989, 20 (5):
289).
+ Furaldehyde (Cao Kiều Chân Thái Lang, Dược Học Tạp Chí (Nhật
Bản) 1959, 79 (4): 544).
+ 3 b-Acetoxyatractylone, 3 b-Hydroxyatractylone (Tây Xuyên Dương
Nhất, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1976, 96 (9): 1089).
+ Atractyol, Atractylone, Hinesol, b-Eudesmol (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
. Tác dụng đối với đường huyết: Cho uống nước sắc Thương truật hoặc
chích dưới da dịch chiết Thương truật với liều 8g/kg đối với thỏ nhà, thấy
lượng đường trong máu tăng lên, 1 giờ sau lại hạ xuống, và trong vòng 6 giờ lại
lên (Đường Nhữ Ngu, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1958, 44 (2): 150). Nếu cho
uống liên tục 8-10 ngày sau thì mức đường lại trở lại bình thường (Kin Yung
Hi và cộng sự, Quốc Ngoại Y Học, Trung Y Trung Dược Phân Sách 1989, 11
(1): 57).
. Tác dụng đối với hệ niệu sinh dục: Cho chuột nhắt uống nước sắc
Thương truật không thấy có tác dụng lợi niệu nhưng thấy lượng muối tăng lên
(Trung Dược Học).
. Tác dụng vận động tiêu hóa: Cho dùng dịch chiết Thương truật với liều
75mg/kg thấy có tác dụng, chủ yếu là do chất b-Eudesmol (Lý Dục Hạo, Trung


Dược tân Dược lâm Sàng Dữ Lâm Sàng Dược Lý Thông Tấn 1991, (1): 27).
. Đối với tá tràng thỏ, nước sắc Thương truật hơi có tác dụng co rút (Lô
Chấn Sơ, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1986 (8): 25).
Tính vị:
+ Vị cay nhiều (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Vị ngọt cay, là vị thuốc dương mà có hơi âm (Trân Châu Nang).
+ Vị ngọt, tính hơi ôn (Y Học Khải Nguyên).
+ Vị đắng, ngọt, tính ôn, vị đậm, khí nhạt, âm trong dương, có mùi hôi,
không độc (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).
+ Vị ngọt mà cay nhiều, tính ôn mà táo, âm trong dương (Bản Thảo
Cương Mục).
+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy Kinh:
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y Học Khải Nguyên).
. Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại
trường, thủ Thái dương Tiểu trường (Bản Thảo Cương Mục).
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tân Biên).
. Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tham khảo:
+ Thương truật là thuốc chủ yếu trị thấp, đờm. vị cay mà ấm nên trừ
được tà. nó đượ chính khí của trời đất. Sách ‘Thần Nông Bản Thảo’ chưa chia
ra Thương truật và Bạch truật, đến Đào Hoằng Cảnh mới phân biệt rồi đời sau
trọng dụng Bạch truật mà xem thường Thương truật. Lý Đông Viên nói rất
dúng là: khả năng bổ trung, trừ thấp thì dược lực của Thương truật không bằng
Bạch truật nhưng côngdụng khoan trung, phát hãn thì lại hơn. Nói như vậy là
đúng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thương truật cùng dùng với Hoàng bá, Ngưu tất, Thạch cao thì đi
xuống, trị bệnh thấp ở hạ tiêu; Cho vào bài Bình Vị Tán thì trừ được thấp ở Vị;

Cho vào thuốc như Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà ở tấu lý đến bì phu
(Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Thương truật vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ thấp, phát hãn nhiều
nhưng tán nhiều hơn bổ. Bạch truật vị ngọt, tính ôn, hoãn, có tác dụng kiện tỳ,
khứ thấp, sức bổ Tỳ thổ mạnh hơn, bổ nhiều hơn tán (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
+ Thương truật dùng chung với gan Dê đực trị quáng gà có hiệu quả tốt
(Đông Dược Học Thiết Yếu).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×