Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số bài văn chọn lọc ở lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.78 KB, 15 trang )

Lớp 8: Cảm nghĩ về mẹ
“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay
của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược
chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và
trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống
mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng
vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu
thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ
tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt
tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy
gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao
âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn
những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông
minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo,
ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi
cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc
tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến
khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương
đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ
truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ
cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi
người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn,
tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương
nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa
bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện
vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá
đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức,
cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về,


thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay
cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí
mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không
cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không
mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó
khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng,
khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều
lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn
trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh
được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới
không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu
lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối
hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên
man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như
có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi
tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu
thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền
mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và
trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy,
tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng
đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh
bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện
1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của
tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi
hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của
ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà
cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải
ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao
tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn. Sau 1
tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã

chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên
xem bí mật củacon. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc
động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi
lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời
ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái
tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ
bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi
còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao
nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì
đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu
tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận
từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ,
bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước
nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi
chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng
chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với
mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi,
con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe
lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn
giận dỗi nữa, con chỉ cúi đàu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm
phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về
chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ
của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy
mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ
giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi, mẹ hy
sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ
là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này
có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi
mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con
yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà

ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này,
dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con
chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có
mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên
con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con,
bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn
đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm
ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người
khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì
vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng
mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ-Đi
suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
Lớp 8: Hãy kể lại một trong những mẩu chuyện trong truyện
ngắn Lão Hạc
Tôi là vợ ông giáo, sống cùng làng với lão Hạc. Nhà chúng tôi đã
nghèo khó, lão Hạc còn nghèo khó hơn. Nhà lão thuộc "loại nhất nhì
trong hạng cùng đinh" ở làng Đại Hoàng này, đã vậy lão còn phải
cảnh "gà trống nuôi con" mấy năm nay. Con trai lão cũng đẹp giai,
sáng sủa nhưng cũng tại cái túng quẫn quá nên không cưới được vợ,
mặc dù hai cô cậu cũng thuận lòng nhau lắm. Phẫn chí quá nên nó bỏ
cha đi đồn điền cao su sáu, bảy năm nay. Ở nhà một mình, lão Hạc
chỉ biết làm bạn với con chó mà con trai lão mua về, lão gọi nó là cậu
Vàng. Lão thương cậu Vàng lắm, thường hay tâm tình với nó, lão còn
cho nó ăn bằng bát như người. Cũng khổ thân cho ông lão, chỉ còn
mỗi cậu Vàng làm bạn quanh quẩn cái khu vườn rộng ba sào ấy. Tôi
cũng thương cho lão, nhất là khi lão bán cậu Vàng đi.
Những tưởng có cậu Vàng là niềm an ủi suốt đời. Nào ngờ ông
trời chẳng thương xót gì cho dân nghèo chúng tôi, tất nhiên có cả lão
Hạc. Chỉ trong phút chốc, cơn bão tàn nhẫn đi qua làng đã cuốn đi
hết ruộng rẫy, nhà cửa. Đúng thật là bất công! Vợ chồng tôi dành

dụm bấy lây nay mới chắt chiu được dăm ba đồng mà thoắt cái đã
tiêu tan hết cả. Lão Hạc cũng chẳng khá hơn, căn nhà lụp xụp không
đủ hai người tan hoang, đồng ruộng, hoa màu tiêu tán, đã thế lão
còn lăn ra bệnh. Nhưng đến lúc này tôi cũng chẳng thương tiếc gì lão,
nhà tôi không lo được thì biết lo cho nhà ai nữa!
Lão nằm liệt giường những tận hai tháng, chồng tôi thỉnh thoảng
vẫn qua thăm, lão nhờ chồng tôi mua thuốc men chữa chạy, tôi đếm
chừng chắc lão cũng đã vơ vét hết tài sản vào trận ốm đó rồi. Cũng
may là lão kịp khoẻ, nhưng trong nhà lão chẳng tìm được thứ gì đáng
giá cả. Chắc cùng đường quá nên lão quyết định bán cậu Vàng. Trước
khi bán, lão còn qua nhà tâm sự với chồng tôi.
Ngồi rửa bát ngoài giếng, tôi cũng nghe lỏm được vài câu. Coi bộ
lão Hạc đắn đo lắm mới đem bán cậu Vàng, còn chồng tôi thì tỏ vẻ
quan tâm, nhưng tôi biết ông chẳng thông cảm gì, cái dân trí thức
nghèo thì chỉ biết lo cho mấy cuốn sách của mình mà thôi. Còn về
phần tôi, tôi cũng chẳng bất ngờ với quyết định này, sớm muộn gì thì
cậu Vàng cũng có cái kết như vậy, giữ lại làm quái gì cho khổ thân.
Tôi nghĩ thầm và khi lão về tôi cũng chẳng thèm liếc lão một cái. Với
tôi, lão Hạc là người dở hơi, đã nghèo mà còn sĩ diện, bày đặt giữ lại
con chó Vàng giống như nhà giàu, đúng là không biết thân biết phận.
Vài ngày sau, khi đang đi giặt đồ ngoài sông về ngang qua nhà
lão Hạc, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới
khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao.
Tôi chủ động tránh xa chúng vì bọn này chẳng tử tế gì. Thế mà vừa
về đến nhà, tôi đã thấy lão Hạc chạy ngay đằng sau, trông lão vừa
đáng thương vừa đáng cười: tóc tai rũ rượi, quần thì ống thấp ống
cao, lão chạy đi mà như người sắp ngã đến nơi, vừa thở hổn hển lão
vừa gọi:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính đứng đấy làm gì. Nhưng

lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, tôi cũng gọi theo:
- Mình ơi, ra lão Hạc có chyện rồi này!
Chồng tôi hối hả chạy ra, trên cổ choàng cái khăn, quần áo thì
xộc xệch, chắc là ông mệt quá nên ngủ thiếp đi. Chắc cũng đoán ra
sự tình, chồng tôi mới hỏi:
- Thế nó cho bắt dễ thế hả cụ?
Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng vốn thông minh mà lại
để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc chống tay lên trán,
dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch
xuống sân, mắt ngân ngấn nước:
- Khổ quá, ông giáo ạ! Nó có biết gì đâu. Tôi cho nó ăn, vừa ngồi
vừa kể chuyện để nó ngoan. Thế là thằng Mục với thằng Xiên xồng
xộc chạy vào xốc ngửa cậu Vàng lên rồi trói lại, dã man lắm. Rồi
chúng cho cậu vào bao khiêng đi. Cậu cũng vẫy vùng ghê lắm, miệng
vừa gặm lấy bao vừa rên ư ử, ánh mắt nhìn tôi như trách: “A! Lão già
tệ bạc! Tôi đối xử với lão như thế mà lão cho tôi thế này đây…!”Tôi
tiếc lắm,cậu ấy là kỉ vật của cháu nó mà tôi không giữ lại được, tôi tệ
quá, tệ quá!
Đến nước này thì lão thật là khổ. Khuôn mặt của con người từng
trải qua đau buồn hiện rõ lên: những nếp mắt trên trán dồn lại từng
đường, xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra. Chồng tôi xúc động
ngồi xuống cạnh lão nói:
- Cụ đừng buồn nữa, cụ làm thế là đúng! Mình bán nó là hoá
kiếp cho nó, giúp nó đầu thai kiếp khác sướng hơn.
Tôi cũng nói một câu để an ủi:
- Thôi, hai ông cháu vào trong thềm ngồi để tôi đi đun ấm trà rồi
lấy thuốc lào ra cho các ông hút đỡ buồn.
- Vợ tôi nói phải đấy cụ ạ! Với chúng mình thì thế là sướng rồi.
Cụ vào ngồi đây.
Tôi toan đi đun nước thì lão Hạc ngăn lại, lão đã lau hết nước

mắt nhưng mắt vẫn đỏ, lão xua tay:
- Bà giáo cứ mặc tôi. Bây giờ tôi xin phép có đôi lời với ông giáo
một lúc.
Tôi bỗng giận lão Hạc vì xem thường lời mời của tôi, tôi không
nói gì rồi lẳng lặng đi cho đàn gà ăn. Thật ra tôi cũng chẳng thương
hại gì cho con chó của lão, toi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, thế thôi,
vậy mà lão vẫn cứ sĩ diện.
Tôi ngồi ngoài vườn nhưng cố tập trung vào chuyện giữa hai
người kia. Đại loại lão Hạc nhờ chồng tôi giữ hộ 30 đồng để làm tang
khi lão chết và giữ luôn mảnh vườn cho đến khi con trai lão về. Tôi
chỉ biết được có thế vì có vẻ lão Hạc đã lặng lẽ ra về từ lúc nào, trông
chồng tôi suy tư lắm.
Qua câu chuyện trên, tôi thấy lão Hạc thật khó hiểu, có lúc lão
tốt, còn lúc thì thật giả tạo. Tôi thấy thế thật vì lão chẳng bao giờ tiếp
nhận giúp đỡ của ai, ngay cả tôi đôi khi cũng khong ưa gì lão, nhưng
cũng phải công nhận rằng lão thật đáng thương, khốn khó.
Lớp 8: Thuyết minh về 1 trò chơi dân gian thả diều
Trò chơi dân gian là vốn quí của dân tộc , đã từng gắn liền với
đời sống của nhân dân lao động và các cuộc hội hè , đình đám của
người dân Việt Nam xa xưa

Trò chơi dân gian vừa thể hiện sức sáng tạo. lạc quan của người
lao động , vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút
mệt nhọc , hoặc bày tỏ niềm vui được mùa , chiến thắng thiên nhiên ,
chiến thắng kẻ thù

Trò chơi dân gian vừa đa dạng , vừa cuốn hút người chơi bởi sự
bình dị , khéo léo và tính khôi hài của nó. Các em có thể vui chơi cùng
bạn bè lối xóm , có thể tham gia trong các buổi đi cắm trại tập thể
của trường , lớp.


Đặc biệt là các bài đồng dao kèm theo sẽ làm cho trò chơi hứng
thú và đọng mãi trong tuổi thơ của mỗi người Ấn tượng nhất với em
là trò Chi chi chành chành

Đặc điểm của trò chơi này là tập luyện cho trẻ em có tính phản
xạ , cử động nhanh nhẹn.

Với cách chơi : Một người đứng xoè bàn tay ra , các người khác
giơ một ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó , người đó đọc nhanh :



Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập !


Đến chữ Ập thì người đó nắm tay lại , còn mọi người khác cố rút
tay ra cho thật nhanh.
Ai rút không kịp mà bị nắm trúng thì phải xoè tay ra , đọc lại câu
đồng dao trên cho mọi người chơi tiếp.

Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại.
Người lớn xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc
thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa xê
dịch trong nhiều trò chơi Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện

mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác
Lớp 8: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu
nhất
In Trang
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để
chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn
nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu
trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn
bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn
lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong
suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng,
vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã
phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn
đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước
đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay
vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người
gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao
cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy,
bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là
một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ
thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm
đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt
lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia
đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.


Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời
đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công
việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất
khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường
xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to
nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng
7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng
dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và
hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh,
chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy
thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn
mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi
chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau
hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn
đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền
thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui
hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn
với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm
được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh
cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất
vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những

chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người.
Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi
nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại
được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống,
cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng
mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi
tiếng…

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một
bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi
tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết
ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó
là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của
tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương
sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là
một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách
sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố
còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để
cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi
buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một
cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa
hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp
chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi
động vật.


Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và
có lúc bố còn mang về những chiếc ***g chim đẹp nữa. Và hơn thế,
trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao
giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với
việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành
thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình
đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em
tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một
nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi
sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa,
sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không?
Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố
đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng
ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương
những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm
sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng
mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn
bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên
tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính
trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho
con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm,
những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như
chính linh hồn của mình.

Lớp 8: Thuyết minh về cây bút bi
In Trang
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu
bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể
thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất
là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong
tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá
đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái.
Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh
nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn
và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi
với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có
ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có
dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại
Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra
việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho
Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm
mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được
nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được
cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng
khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu
tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống
được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1
milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là
nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô
rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu
bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi

được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu
phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng
trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút
là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong
bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như
đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt
động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu
sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ
đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp
phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm
thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách
lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé,
Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu
mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu,
ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử
dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường
nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình
dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ
ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến
trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá
được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được
mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của
nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay
đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên
ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật
để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó
không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay
người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay,

những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những
cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch,
chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành
một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập
bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của
người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng
xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan
trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp
mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay
ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để
bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần
lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có
thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng
của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra
trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học
tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt
xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và
tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân
yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ.
Lớp 8: Đã có lần em mắc lỗi em hãy kể lại lỗi lầm đó
In Trang
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không
có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi
trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần
không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm
đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng


Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má
những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không
có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không
chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại.
Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc
chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi
vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng
cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô
cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ:
"Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem
sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp
chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được
phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra,
nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên
viết không kịp” Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở
dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi,
mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng
tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc
mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ
còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít
cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận

khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói
cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm,
tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang
chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ
ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc,
mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra
đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu
chuyện "lỗi lầm" chăng ! "

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi
vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái
túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường
không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi
lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi
xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ
vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng
tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và chuẩn bị ăn bữa sáng
ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ"
đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc
nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin
lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên
trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ
để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết
xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là

tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

×