Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

nang luc tu duy sang tao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.23 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề 3
B. Nội dung nghiên cứu 5
I. CÁC NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO 5
1. Khái niệm 5
2. Các trường phái tư duy sáng tạo trên thế giới 5
3. Những rào cản của sự sáng tạo 5
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÍ TUỆ VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY 6
1 Lý thuyết đa trí tuệ 6
2 Tổng quan về 8 năng lực tư duy 8
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC TƯ DUY
SÁNG TẠO NỔI TRỘI 11
1 Năng lực tư duy sáng tạo qua Logic Toán học 11
2 Năng lực tư duy qua ngôn ngữ 13
3 Năng lực tư duy qua Giao tiếp 14
4 Năng lực tư duy qua nội tâm 16
5 Năng lực tư duy qua nhạc điệu 19
6 Năng lực tư duy qua tự nhiên. 21
7 Năng lực tư duy qua không gian. 23
8 Năng lực tư duy qua vận động 24
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO CƠ BẢN 25
1 Phương pháp tư duy dịch chuyển 25
2 Phương pháp lựa chọn đối tượng tiêu điểm 31
3. Các phương pháp thông dụng 33
4. Các công cụ tư duy 36
D. KẾT LUẬN 40

Trang 1
Tài liệu tham khảo 42
Trang 2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Tôi tư duy nghĩa là tôi đang tồn tại”, từ một thuật ngữ triết học của
Decarter đã trở thành thuật ngữ kinh điển, phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Thuật ngữ đó cũng nói lên tầm quan trọng bậc nhất của tư duy với sự tồn
tại và phát triển của con người trong mấy triệu năm qua. Con người chúng
ta từ một sinh vật yếu đuối về mặt sinh học đã trở thành kẻ thống trị thế
giới cũng chính nhờ khả năng tư duy của mình. Thế giới ngày nay đang trở
lên “Phẳng” hơn bao giờ hết, sự khác biệt về thông tin đã trở nên mong
manh. Vũ khí cạnh tranh nhờ khả năng nắm bắt thông tin đã nhường chỗ
cho khả năng xử lý thông tin và học nhanh hơn đối thủ của mỗi cá nhân và
tổ chức.
Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn ngày nay, mỗi cá nhân
cũng như mỗi tổ chức không còn cách nào khác là phải nâng cao tốc độ tư
duy cá nhân, khai thác tối đa nguồn vốn trí tuệ của mình. Mọi thứ đều xuất
phát từ tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân. Muốn nâng cao hiệu quả công
việc, cải thiện chất lượng cuộc sống, khai phá tối đa khả năng tiềm ẩn trong
mỗi con người, đòi hỏi mỗi cá nhân và tổ chức cần nhận thức đúng về tầm
quan trọng của tư duy, sự sáng tạo và trang bị cho mình những công cụ tư
duy hữu hiệu nhất.
Nâng cao hiệu quả tư duy và tính sáng tạo cá nhân, thay đổi nhận
thức của mỗi con người về công việc và sứ mệnh trước thời đại của dân
tộc, kết nối và phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể là con đường tất yếu đảm
bảo sự thành công của các cá nhân, tổ chức và dân tộc Việt Nam trong thế
kỷ XXI.
Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó
nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng
sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể
cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của
Trang 3
bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án,

các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề
này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật
mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật
hoặc trong các phát minh, sáng chế. Một danh từ khác được giáo sư
Edward De Bono (1933 -) sử dụng để chỉ ngành nghiên cứu này và được
dùng rất phổ biến là Tư duy định hướng.
Ở các trường trung học của các nước phát triển, một số phương pháp
quan trọng như tập kích não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh
biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo
dục tư thục giảng dạy các chuyên đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho
học viên mọi lứa tuổi.
Việc nghiên cứu có hệ thống và trình bày lại một cách đầy đủ cho
từng phương pháp thì mãi đến đầu thế kỷ thứ 20 mới xuất hiện. Đặc biệt là
sau việc chính thức phát minh ra phương pháp Tập kích não vào năm 1941
của Alex Osborn thì các phương pháp tư duy sáng tạo mới thực sự được
các nhà nghiên cứu nhất là các nhà tâm lý học chú ý tới. Kể từ đó, rất nhiều
phương pháp tư duy sáng tạo đã ra đời.
Hiện nay, một số khuynh hướng chung là tìm ra các phương pháp để
sử dụng kết hợp khả năng tư duy của các cá nhân vào trong một đề tài lớn
cùng với sự hỗ trợ của ngành tin học.
Trong tương lai, khi mà thành tựu của việc liên lạc trực tiếp các tín
hiệu của các con chip điện tử với não người được hoàn thiện hơn thì chắc
chắn nó sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới về các phương pháp tư duy sáng
tạo. Lúc đó, việc khó khăn là làm sao cho bộ não của từng cá nhân điều
khiển và tận dụng được mọi khả năng của các hệ thống máy tính, cũng như
làm sao quản lý việc nối các hoạt động tư duy cá nhân thành một mạng tư
duy khổng lồ với thời gian truy cập thông tin là thời gian thực.
Trang 4
Với những nội dung đã nêu trên cũng chính là lí do để tôi chọn vấn
đề “” làm vấn đề nghiên cứu.

B. NỘI DUNG
1 I. CÁC NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO
1 Khái niệm
Tư duy sáng tạo là một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương
pháp tạo nên những sự đột phá trong tư duy và ý tưởng của con người. Tư
duy sáng tạo là khả năng tạo ra những ý tưởng, những sản phẩm có tính
chất độc đáo, khác biệt và mang tính ứng dụng vào thực tế cao trong một
không gian và thời gian nhất định. Tư duy sáng tạo phải có ít nhất 2 đặc
tính: tính độc đáo, mới lạ và tính ứng dụng thực tiễn mang lại giá trị cho
cộng đồng.
2 Các trường phái tư duy sáng tạo trên thế giới.
Cùng với các bộ môn khoa học khác, khoa học về tư duy sáng tạo có
từ rất sớm nhưng để tổng hợp thành lý luận khoa học thì bộ môn này mới
chỉ thực sự hình thành cách đây vài trăm năm và hoàn thiện nhất trong
những thập niên cuối của thế kỷ XX. Nhưng từ đó đến nay, người ta đã
được chứng kiến rất nhiều các phương pháp sáng tạo xuất hiện và đi vào
đời sống sản xuất, kinh doanh. Các phương pháp đó cụ thể như: Phương
pháp tập kích não của Alex OsBorn ra đời năm 1938, Phương pháp 9 câu
hỏi và 6 mũ tư duy của Edward De Bono những thập niên 80, Phương pháp
sáng tạo Kaizen của Nhật Bản, đặc biệt là trường pháp Phương pháp luận
sáng tạo TRIZ của Alsuler với 40 thuận sáng tạo…
3 Những rào cản của sáng tạo
Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh rằng, tiềm
năng sáng tạo của con người là vô hạn. Tuy nhiên sự sáng tạo lại không
bình đẳng với tất cả mọi người. Thực tế trong cuộc sống và công việc có rất
Trang 5
ít người sử dụng được khả năng sáng tạo của mình. Vậy đâu là nguyên
nhân tạo nên những rào cản sáng tạo đó.
Cản trở quá trình sáng tạo của con người có cả nguyên nhân chủ
quan và khách quan nhưng đa phần chúng ta là kẻ thù cho chính sự sáng

tạo của mình. Willis Harman, trong một cuốn sách của mình đã từng viết
“Tiền năng sáng tạo của con người là vô hạn, chỉ có chúng ta bằng những
suy nghĩ của mình làm cho chúng bị thui chột mà thôi”. Lâu nay chúng ta
thường tự bó hẹp mình trong tư duy 9 điểm. Chúng ta thường nghĩ rằng
mình không có khả năng sáng tạo hay sáng tạo là một việc rất vĩ đại và việc
đó không phải của mình.
Sức ỳ tâm lý chính là kẻ thù số một của tư duy sáng tạo. Tâm lý sợ
sai của người Việt và đôi khi chính những kinh nghiệm sách vở mà chúng
ta được học trong nhà trường lại trở thành kẻ thù của tư duy sáng tạo, tư
duy đổi mới. Có một nghịch lý mà chúng ta thấy rất rõ là, trong khi các nhà
khoa học, các viện nghiên cứu hàng năm được nhà nước đầu tư hàng ngàn
tỷ đồng nhưng lại rất ít những công trình khoa học mang lại giá trị cho xã
hội. Trong khi đó những bác nông dân như Hai Lúa, Lũy Thần đèn mặc dù
không được học hành nhiều nhưng vẫn tạo ra những sản phẩm, phát minh
thực sự hữu dụng phục vụ cho cuộc sống và sản xuất. Vậy đâu là sự khác
biệt? Sáng tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của thực tế. Mọi sáng tạo
chỉ dựa trên những kinh nghiệm sách vở lại trở thành rào cản và sự vô
dụng.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÍ TUỆ VÀ NĂNG LỰC TƯ DUY
1 Lý thuyết đa trí tuệ
Nếu câu hỏi chúng ta thông minh cỡ nào được đặt ra thì nhiều khả
năng câu trả lời của nhiều người trong tình huống này chỉ căn cứ vào các
bài kiểm tra và điểm số trong các trường học. Nhưng tất cả điều đó chỉ
chứng minh phần nào khả năng học tập của chúng ta tại trường còn trong
Trang 6
cuộc sống chúng ta có thể thành công hay không vẫn là một dấu hỏi.
Những khái niệm về trí thông minh, về chỉ số thông minh IQ đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tư duy và nhận thức của nhiều hế hệ người Việt. Nhận thức
đó đã phần nào làm thui chột nhiều tài năng trong các lĩnh vực khác. Và
thực tế thế giới đã chứng minh hàng năm vẫn có 30% số người có chỉ số

thông minh IQ dưới trung bình vẫn gặt hái được những thành công vượt
trội. Để trả lời cho những băn khoăn đó, sau nhiều năm nghiên cứu năm
1988, GS. Howard Gardner và nhóm cộng sự đã đặt ra lý thuyết về “ đa
thông minh” (The theory of mutil – ple intelligences), ban đầu trí thông
minh được chia làm 7 loại. Đến năm 1999, Gardner chia trí thông minh
thành 9 loại, theo đó mỗi người bình thường đều thông minh tới một mức
độ nào đó tại một hay nhiều miền sau đây: năng lực tư duy qua logic - lý
luận toán học, Năng lực tư duy qua ngôn ngữ, Năng lực tư duy qua nhạc
điệu, Năng lực tư duy qua không gian, Năng lực tư duy qua vận động cơ
thể, Năng lực tư duy qua giao tiếp cá nhân, Năng lực tư duy qua nội tâm,
Năng lực tư duy qua tự nhiên, Năng lực tư duy qua hiện sinh.
Ba nhân tố cơ bản của quá trình học là: nền tảng, thu nhận kiến thức
và nghĩa thực sự, nghĩa sâu xa. Việc tiếp theo là phải để cho người khác
biết là mình biết. Học tập là một quá trình đa nhiệm. Khi chúng ta nhận
được một hệ thống kiến thức mới, chúng ta phải sắp xếp và tìm ra mối liên
hệ giữa chúng. Để thực hiện được điều này người ta cần sử dụng các năng
lực tư duy của mình. Mọi người thường cho rằng chỉ có người thông minh
thì mới có những năng lực tư duy nhưng thực ra thì tât cả chúng ta đều có
năng lực tư duy vì nếu xét về định nghĩa, 1 người thông minh là người có
khả năng hiểu rõ được thông tin, biết đánh giá xem xét các sự kiện và tìm
sự nối kết các kiến thức. Howard Gardner, một chuyên gia rất nổi tiếng
trong lĩnh vực năng lực tư duy cho rằng có 9 năng lực tư duy sẵn có trong
mỗi chúng ta. Đó là:
1 NLTD qua toán học, qua lôgíc
Trang 7
2 NLTD qua ngôn ngữ
3 NLTD qua giao tiếp
4 NLTD trong nội tâm
1 NLTD qua nhạc điệu
2 NLTD qua tự nhiên

3 NLTD qua không gian, thị giác
4 NLTD qua ngôn ngữ cơ thể
5 NLTD qua hiện sinh – Tâm linh
Ai cũng có đầy đủ các năng lực tư duy. Song điều quan trọng là mỗi
người phải xác định được nhóm năng lực của mình sau đó khai quật tiềm
năng và đánh thức người khổng lồ trong chính chúng ta. Những NLTD này
sẽ thay đổi khi môi trường học thay đổi. Chúng có thể mất đi hay được
nâng cấp.
2 Tổng quan về 8 năng lực tư duy
NLTD qua lôgic: hay còn gọi là NLTD qua toán học, nó sử dụng
những phân tích trình tự để rút ra 1 kết luận nào đó. Nhà khoa học, kế toán,
hay nhà kinh tế tập trung vào NL này.
NLTD qua ngôn ngữ: là trí thông minh mang tính chất phổ quát nhất
trong 8 năng lực tư duy được đề cập. Trí thông minh ngôn ngữ là kĩ năng
sử dụng từ ngữ. Nhà văn hay những nhà giới thiệu chương trình chuyên
nghiệp nhấn mạnh vào những NL này. Điểm mấu chốt làm căn cứ cao nhất
để đánh giá về loại trí thông minh này là các bài kiểm tra về chỉ số IQ của
chúng ta. Những bài kiểm tra này đều được xây dựng dựa trên những thành
phần có tính chất thiên về ngôn ngữ và từ vựng. Trí thông minh về ngôn
ngữ bao gồm nhiều thành phần như âm tiết, cú pháp, ngữ nghĩa và tính ứng
dụng của nó. Những cá nhân có khả năng tư duy qua ngôn ngữ tốt thường
có khá năng nhạy cảm sắc bén với âm thanh hoặc âm tiết của từ ngữ,
thường vận dụng sự chơi chữ, sự dụng giai điệu, cách uốn lưỡi, dùng điệp
Trang 8
âm, cấu tạo từ tượng thanh và những âm thanh đan xen khác nhau để trêu
đùa, nghịch ngợm. Một ví dụ điển hình là James Joyce, ông đã sáng tạo ra
hàng ngàn trò chơi chữ với những thứ tiếng khác nhau.
Những người giỏi về tư duy qua ngôn ngữ cũng thường tinh thông và
thành thạo các kỹ năng vận dụng cấu trúc hoặc cú pháp của các câu và cụm
từ. Những thiên tài về ngôn ngữ có thể cho chúng ta thấy sự nhạy cảm ngôn

ngữ cưa họ thông qua độ chính xác rất cao về nội dung và ngữ nghĩa của
từ. Nhưng có lẽ thành phần quan trọng nhất của năng lực tư duy qua ngôn
ngữ là năng lực sử dụng từ ngữ để đạt được các mục tiêu trong cuộc sống
và công việc. Ví dụ như Herbert W Amstrong trong việc truyền giáo,
Winson Churchill trong vận động khích lệ và truyền cảm hứng…
NLTD qua giao tiếp: khả năng giao tiếp hiệu quả và quan sát những
kí hiệu không lời là nền tảng của NL này. Mặc dù NL này ít khi được sử
dụng, nhưng giáo viên và nhà cố vấn là những người rất hay sử dụng NL
này.
NLTD trong nội tâm: sự tự phản ánh tạo nên tính cách cho người sử
dụng NL này nhiều nhất. Chìa khoá ở đây là khả năng xác định và tự điều
chỉnh những mục tiêu dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ. Nhà
hoạch định chiến lược hay những nhà nghiên cứu có khuynh hướng sử
dụng NL này.
NLTD qua nhạc điệu: sáng tạo và phân loại những âm thanh phức tạp là
đặc tính của những người có NL này. 1 nhạc sĩ hay 1 nhà thiết kế âm thanh
có thể là những ví dụ tiêu biểu.
NLTD qua tự nhiên: là khả năng quan sát, hiểu rõ và có thể sắp xếp
những mô hình hay nhân tố trong môi trường tự nhiên. NL này thuộc về
những nhà sinh học nghiên cứu về phân tử hay những nhà khoa học nghiên
cứu giám định pháp y.
Trang 9
NLTD qua không gian: khả năng quan sát là một nhân tố quan trọng trong
NL này. Ví dụ như 1 nhà điêu khắc có thể thấy 1 tảng đá như 1 tác phẩm
tuyệt diệu. Kiến trúc sư hay kĩ sư cũng rất coi trọng NL này.
NLTD qua ngôn ngữ cơ thể: NL về thể chất được thể hiện rõ ở
những người khéo tay hay những người có tài năng bẩm sinh về vận động.
Những người làm phẫu thuật, cơ khí hay những vũ công chuyên nghiệp có
xu hướng sử dụng tối ưu NL này.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC TƯ

DUY SÁNG TẠO NỔI TRỘI
1 Năng lực tư duy sáng tạo qua Logic Toán học
Như chúng ta đã nói, học tập là một quá trình đa nhiệm. Không
những thế, nó còn rất đa dạng, thể hiện ở những phương pháp học khác
nhau. Người học cần và thường thích những cách khác nhau để khám phá 1
vấn đề nào đó. Khi chỉ có 1 phương pháp học học sinh sẽ bị gò bó trong
một giới hạn nào đó và sẽ rất khó khăn để tiếp thu kiến thức. Biết cách tiếp
nhận thông tin, sắp xếp và liên kết chúng rồi sử dụng những NLTD sẽ giúp
người học tạo ra 1 mạng lưới kiến thức chặt chẽ. Thông tin sẽ được lưu trữ
1 cách hiệu quả hơn ở những phần khác nhau của bộ não và kết quả là ta sẽ
gợi lại thông tin dễ dàng hơn và áp dụng chúng 1 cách có trình tự.
Điều quan trọng bây giờ là làm sao để sử dụng được NLTD này.
Trước hết ta cần đánh số và sắp xếp những kiến thức đã học. Việc này đòi
hỏi chúng ta phải xem xét rất cẩn thận những gì đang học. Sẽ rất khó để sắp
xếp chúng mà không so sánh những điểm giống và khác. Và cũng sẽ rất
khó để so sánh mà không xem xét ý nghĩa thực sự của những thông tin mà
mình vừa thu nhận.
Tiếp theo là phải phân tích cụ thể những gì đang học. Không bao giờ
chấp nhận những thông tin ở giá trị bề ngoài. Khi chúng ta sử dụng 1 hệ
Trang 10
thống phân tích hợp lí chúng ta sẽ nâng cao được NLTD qua lôgíc của
mình.
Sau đây là hệ thống A.E.I.O.U._những câu hỏi mà chúng ta cần luôn
đặt ra cho mình khi tiếp cận 1 vấn đề.
A(Assumption): Việc ngầm định này được tạo nên như thế nào?
Đây có phải là ý kiến duy nhất không? Còn có cái gì chưa được đề
cập đến không? Những trường hợp cá biệt đã được nói đến để có cái nhìn
tổng thể chưa?
E(Evidence): Bằng chứng cho vấn đề này là gì?
Thông tin mình nhận được có phù hợp với lập luận và các nhận định

trước đó không? Nếu nó là nhận định thì người đưa ra nhận định đó có
đáng tin cậy không? Còn nếu là lập luận thì đâu là cơ sở cho nó? Có còn
cách nào khác để giải thích cho nó nữa không?
I(Ilustration): Có thể tìm cách nào để minh hoạ cho vấn đề này
không?
Những kiến thức của mình có thể liên kết với thông tin này không?
Dựa vào thông tin của bản thân mình thì có thể tìm được điều gì liên quan
không? Nó có phù hợp không, có ý nghĩa không?
O(Opinion): Từ vấn đề này ta có thể rút ra kết luận hay ý kiến nào
không?
Có ai có cùng quan điểm như ta không? Những quan điểm đó có lí
không, có căn cứ nào không?
U(Unique): Vấn đề này có gì độc đáo không?
Có gì khác biệt và nổi trội về vấn đề này không?
Các phương pháp khác để phát triển năng lực tư duy sáng tạo qua
logic.
Trang 11
1 Chơi các trò chơi liên quan đến logic và toán học.
2 Học cách sử dụng bàn tính, máy tính.
3 Giải các câu đố lo gic và các vấn đề liên quan đến trí não.
4 Luôn có một chiếc máy tính điện tử bên mình để tính toán các vấn đề
liên quan đến toán học.
5 Học vác ngôn ngữ máy tính như JAVA, TUBO, LOGO, PASCAL,
BASIC…
6 Mua các dụng cụ khoa học để thực hiện các cuộc thí nghiệm của bản
thân.
7 Thảo luận cùng những người xung quanh về các chủ đề liên quan
đến toán học, logic học.
8 Thực hành các tính toán đơn giản bằng cách tính nhẩm.
9 Tìm hiểu các khái niệm về kinh doanh về tài chính trên các sách báo.

10 Thăm các bảo tàng về khoa học và tìm hiểu các phát minh khoa học
loài người mà chúng ta có thể.
11 Xem các phim tài liệu, các sách báo khoa học.
12 Đánh dấu các khái niệm khoa học mà chúng ta không quen thuộc
hoặc không hiểu nó rõ ràng.
13 Tự chúng ta ghi lại những lời nói kể lại chuyện làm cách nào để
chúng ta giải được một bài toán khó.
14 Thường xuyên làm các bài trắc nghiệm mới về IQ.
15 Hãy sự dụng cái đầu và bộ óc của chúng ta trong việc học về các
khái niệm toán học mới.
16 Hãy dạy toán học hoặc các khái niệm khoa học khác cho chúng ta bè
hoặc người khác để chúng ta hiểu sâu sắc hơn về những khái niệm này.
Trang 12
2 Năng lực tư duy qua ngôn ngữ
Cách sử dụng NL này rất đơn giản, chúng ta hãy viết lại những thông
tin mà chúng ta có được theo ý mình. Có 1 điều mà chúng ta dễ dàng nhận
ra là rất khó để đọc những thứ mà người khác viết. Khi những kiến thức
chúng ta cần tiếp thu được viết bởi chữ của người khác chúng ta sẽ gặp khó
khăn trong việc hiểu được chúng. Khi chúng ta chuyển những kiến thức
chúng ta nghe hay đọc thành ngôn ngữ của riêng chúng ta, chúng ta buộc
phải hiểu nó. (EXPLAIN)
Những cách để chúng ta phát triển trí thông minh qua ngôn ngữ
1 Hãy động não từ những thứ mà chúng ta đã học, những cái mà chúng
ta nhớ được, viết lại chúng và nếu có thể, hãy ghi âm.
2 Đọc lướt qua những trang sách mà chúng ta đã học và thêm vào
những ý nghĩ chợt đến. Nhớ là hãy viết theo cách của riêng chúng ta.
3 Trong lúc đọc, dừng lại khi đọc xong 1 phần chính, suy nghĩ và ghi
vào đầu những ý chính bằng ngôn ngữ của chính chúng ta.
4 Hãy ghi chép bằng cách riêng của chúng ta, kèm theo những câu hỏi
phát sinh từ những vấn đề đó.

5 Hãy tham gia những hội thảo về sách hay mà chúng ta có cơ hội.
6 Tổ chức các buổi liên hoan và sinh hoạt nghề nghiệp với các chủ đề
chúng ta chọn.
7 Tự ghi âm lời nói của chúng ta và bật lại nghe.
8 Tham gia vào một câu lạc bộ viết sách.
9 Học cách sử dụng bộ vi xử lý từ ngữ.
10 Nghe băng đĩa của các diễn giả nổi tiếng, các nhà thơ và những
người có năng khiếu kể chuyện khác.
Trang 13
11 Hãy đọc một tuần một quyển sách và tự xây dựng lấy một thư viện
cá nhân của mình.
12 Chơi các trò chơi ngôn từ.
13 Mỗi ngày hãy sử dụng thêm một từ mới.
14 Hàng ngày luôn giữ một cuốn nhật ký bên mình và viết khoảng 250
từ về một ngày về bất cứ thứ gì chúng ta muốn.
15 Dành thời gian kể chuyện thường xuyên với gia đình và chúng ta bè.
16 Ghi nhớ và học thuộc tất cả những bài thơ hoặc đoạn văn xuôi nổi
tiếng.
17 Đánh dấu, khoăng tròn những từ ngữ lạ trong quá trình chúng ta đọc
sách và cố gằng hiểu về ý nghĩa của nó.
18 Hãy quan tâm và chú ý đến kiểu nói của người khác về âm lượng,
âm điệu, cách thức sử dụng từ ngữ…
3 Năng lực tư duy qua Giao tiếp
Giao tiếp là việc chúng ta làm hàng ngày, song không phải ai cũng
phát triển NLTD này. Vậy làm sao để ta có thể sử dụng tối ưu NL này?
Dạy những cái chúng ta đã học là 1 cách hiệu quả để phát triển
NLTD qua ngôn ngữ. Đây cũng là cách học có tác dụng rất lớn vì khi dạy
cho người khác, chúng ta tìm ra được là mình biết gì và còn gì mình chưa
biết. Việc này cũng làm cho kiến thức của chúng ta tăng một cách đáng kể
vì học sinh của chúng ta sẽ yêu cầu chúng ta áp dụng những cái mà chúng

ta vừa dạy.
Việc dạy học đòi hỏi chúng ta phải thu thập thông tin, sắp xếp ý nghĩ
theo 1 trình tự có tính lôgíc và sử dụng ngôn ngữ của chính mình để diễn
đạt ý nghĩ đó.
Trang 14
Một lợi ích nữa của việc dạy lại này là sự giao thoa. Khi chúng ta
chia sẻ thông tin với 1 người khác, họ có thể có những thông tin chúng ta
cần để lấp chỗ hổng. Phần này có thể có trong bài của chúng ta hoặc có thể
không. Đó chính là phần thưởng dành cho chúng ta.
Một cách khác nữa để sử dụng NL này là việc so sánh những ghi
chép. Hành động đơn giản của việc so sánh những ghi chép với 1 người
chúng ta sau giờ học hay với sách là 1 cách để việc cùng dạy nhau diễn ra.
Chúng ta của chúng ta có thể nhớ những cái mà chúng ta không nhớ và
ngược lại. Lí do của việc này rất đơn giản, vì cách tiếp nhận thông tin, tổ
chức và tạo mạng lưới kiến thức của họ khác với của chúng ta.
Ứng dụng của việc sử dụng NLTD này là tổ chức học theo vòng
tròn. Hãy chọn 1 nhóm học sinh với những môn chuyên khác nhau, có thể
là toán, khoa học, lịch sử, sư phạm, quản lí, tầm 5 đến 7 người là đủ.
Chọn thời gian cụ thể trong tuần để tổ chức họp nhóm. Mỗi tuần sẽ
có 1 chủ đề khác nhau để thảo luận. Ta sẽ có những ý kiến từ những quan
điểm khác nhau nhưng hãy để chúng tự phát triển. Khi có ai đó thách thức
niềm tin của chúng ta, đừng quá bảo thủ nhưng cũng đừng thờ ơ hay vội vã
chấp nhận ý kiến của họ. áp dụng cách học này, chúng ta không chỉ học
được cách mới để tiếp cận thông tin mà còn cả cách lắng nghe và tìm hiểu
vấn đề. 1 khi chúng ta đã rút ra được kết luận sau mỗi nghiên cứu thì các
thông tin sẽ được tiếp nhận vào bộ nhớ 1 cách có hiệu quả hơn.
Các phương pháp phát triển trí thông minh giao tiếp.
1 Mua một cuốn sổ nhò và ghi lại vào đó những cá nhân và đối tượng
mà chúng ta thường xuyên giao tiếp với họ.
2 Mỗi ngày chúng ta thực hiện tiếp xúc mọt người mới.

3 Tham gia các hoạt động xã hội hoặc học các lớp về kỹ năng giao tiếp
để có cơ hội và điều kiện tiếp xúc với những người khác.
Trang 15
4 Dành 15 phút hàng ngày thực hành kỹ năng lắng nghe chủ động,
lắng nghe đồng cảm với những người chúng ta hoặc người thân của mình.
5 Tổ chức các bữa tiệc và mời những người chúng ta của mình tham
dự.
6 Thường xuyên tham gia vào các buổi trị liệu tâm lý theo nhóm hoặc
gia đình.
7 Giữ vai trog lãnh đạo trong một nhóm hoạc một tập thể mà chúng ta
quan tâm.
8 Thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự hợp tác ủa nhiều người.
9 Có những buổi gặp gỡ với gia đình và chúng ta bè thường xuyên.
10 Tổ chức các buổi đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm tại nơi làm
việc vủa chúng ta.
11 Làm quen, tiếp xúc với những người thuộc các nền văn hóa, các
vùng miến khác mà chúng ta có thể.
12 Làm gia sư hoặc hướng dẫn viên du lịch.
13 Dùng 15 phút hàng ngày quan sát cách mọi người xung quanh chúng
ta giao tiếp và tương tác với nhau như thế nào.
14 Học tập những kinh nghiệm của những người có khả năng giao tiếp
tốt.
4 Năng lực tư duy qua nội tâm
Trước khi sử dụng NLTD này, chúng ta phải biết được những điểm
mạnh, niềm đam mê của mình. Khi ta thích thú, say sưa với 1 đề tài nào đó
thì ta sẽ có động cơ để học. Các nhà nghiên cứu đã làm 1 thí nghiệm kiểm
tra trí nhớ của học sinh bằng 1 bức tranh. 1 số người chỉ nhìn tranh, số còn
lại được đưa những thông tin về bức tranh và người hoạ sĩ. Kết quả là
nhóm thứ 2 nhớ gấp 2 lần so với nhóm thứ nhất.
Trang 16

Một khi ta tìm ra sự hứng thú của mình thì niềm đam mê thực sự sẽ
đến. Lúc đó ta sẽ tìm thêm được những sự khác biệt, những mối liên kết bất
ngờ, tạo nên sự hấp dẫn cho vấn đề đó.
Ngoài ra chúng ta cũng phải tìm hiểu những thông tin cơ bản về vấn
đề mình đang nghiên cứu. Nếu đề tài đó là hội hoạ thì người nghệ sĩ đã
định hình gì trong đầu khi sáng tác nên tác phẩm? Anh ta đã có những gì
đổi mới so với những người tiền nhiệm? Có kĩ năng mới nào được sử dụng
không?
Một điều quan trọng nữa mà chúng ta cũng phải chú ý, đó là phải
dành thời gian để xem xét lại vấn đề. Hãy từ từ nhìn lại vấn đề đó. Thông
tin này có phù hợp với những thứ chúng ta đã biết hay không? Lợi ích của
chúng trong tương lai là gì? Thông tin mà chúng ta có được càng xác thực
bao nhiêu thì cơ hội để chúng ta tiếp nhận lượng thông tin đó 1 cách có
hiệu quả càng lớn bấy nhiêu.
Các phương pháp phát triển năng lực tư duy qua nội tâm
1 Nhờ các chuyên gia tư vần giúp tư vân the cá nhân hoạc vật lý trị
liệu.
2 Tìm hiểu kỹ về yếu tố bản ngã trong Triết học phương Đông và
phương Tây.
3 Học cách thiền định.
4 Nghe đài và băng đĩa có các nội dung liên quan.
5 Viết tự truyện hoặc nhật ký cá nhân hàng ngày cảu mình.
6 Thường xuyên ghi lại và làm sáng tỏ giấc mơ của mình.
7 Đọc những sách báo về chủ đề tự lực cá nhân.
8 Tạo một không gian yên tĩnh trong nhà dành cho việc kiểm nghiệm
nội tâm.
Trang 17
9 Bắt đầu công việc kinh doanh của mình.
10 Phát triển các mối quan tâm và sở thích khác với những người xung
quanh.

11 Đăng ký các lớp học về tính quyết đoán và khai thác khả năng tiềm
ẩn của con người.
12 Làm những bài trắc nghiệm nhằm xác định ró những điểm mạnh và
bất lợi của bản thân trên các lĩnh vực.
13 Đặt ra các mục tiêu trước mắt và lâu dài cho bản thân và quyết tâm
thực hiện những mục tiêu đó đến cùng.
14 Tham gia các buổi hội thảo với các chuyên đề về khai phá tiềm năng
con người hoặc phát triển nội tâm.
15 Nghiên cứu và đọc tiểu sử của những nhân vật nổi tiêng có tính cách
mạnh mẽ mà chúng ta thích.
16 Hằng ngày thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao tính tự tôn cá
nhân như tư duy tích cực, khich lệ bản thân…
17 Tham gia các hoạt động tôn giáo một cách hường xuyên.
18 Tưởng tượng chúng ta là gì, chúng ta mong muốn mình sẽ như thế
nào trong tương lai và thử sống với những sự tưởng tượng đó.
19 Mỗi tối dành tối thiểu 10 phút để nghiền ngẫm, xem xét lại nững ý
nghĩ và một ngày làm việc và học tập của mình.
1 Dành thời gian để nói chuyện với những người có ý niệm bản thân
mạnh mẽ và lành mạnh.
5 Năng lực tư duy qua nhạc điệu
Âm nhạc là 1 phần tất yếu của cuộc sống. Gần như tất cả chúng ta
đều rất nhạy cảm với nhạc điệu và nhớ rất lâu những đoạn nhạc. Những nhà
quảng cáo rất biết tận dụng những NLTD này của con người để khắc sâu
Trang 18
thông tin vào người nghe. Những thông điệp quảng cáo đáng nhớ nhất hầu
hết đều sử dụng âm nhạc. Thậm chí có những đoạn nhạc mà người ta nhớ
rất lâu, có thể vài chục năm sau đó.
Nhạc điệu làm cho ta dễ nhớ từ ngữ hơn vì khi đó chúng ta đang khởi động
cả 2 bán cầu não, nối thông tin thành 1 dòng liền mạch. Khi dòng chảy đã
được khơi thông thì phần còn lại cứ theo đó mà chảy.

Âm nhạc kích thích trung khu tình cảm của bộ não vì thế mà nghe
nhạc trong lúc đang học được coi là một công cụ đắc lực. Khi tự học ta có
thể nghe nhạc theo 2 cách: 1 cách thụ động-tiếp nhận và 1 cách chủ động-
sáng tạo. Ta chỉ nên nghe nhạc không lời vì lời bài hát sẽ cản trở việc học
của chúng ta. Dựa vào việc ta định làm gì với vấn đề đó mà thay đổi nhạc
điệu. Những loại nhạc ồn ào, ầm ĩ không phù hợp với việc học vì các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi nghe những loại nhạc naỳ thì kết quả học
tập của học sinh bị giảm sút.
Nhạc chủ động-sáng tạo được sử dụng khi ta làm những công việc
mang tính sáng tạo. Nên sử dụng những loại nhạc có tiết tấu nhanh, thúc
giụcvới nhiều nhạc cụ chơi cùng lúc, nó sẽ kích thích cả bộ não.
Nhạc thụ động-tiếp nhận nên được nghe khi chúng ta muốn thư giãn
trước khi học hay khi đang ôn bài. Sử dụng những loại nhạc khoảng 60
nhịp 1 phút của 1 dòng nhạc cụ (ví dụ như đàn dây). Loại nhạc này được sử
dụng khi thu thập thông tin.
Nếu thấy âm nhạc làm phiền chúng ta khi học, tắt nó đi hoặc vặn nhỏ
xuống. Nhạc được tạo ra để kích thích, nếu nó làm phiền chúng ta thì hãy
điều chỉnh hoặc tắt đi. TV và đài rất ảnh hưởng đến quá trình thu nhận
thông tin.
Loại nhạc rất quan trọng. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối
liên hệ trực tiếp giữa âm nhạc và sinh lí của cơ thể. Âm nhạc có thể thay
Trang 19
đổi tâm trạng của chúng ta và nó sẽ giúp cho quá trình học của chúng ta
bằng cách gợi nên những tình cảm tích cực.
Các phương pháp phát triển tư duy qua âm nhạc
1 Hát ca khi chúng ta đang làm việc hoặc đi trên đường.
2 Đến tham dự các buổi hòa nhạc hay các buổi biểu diễn âm nhạc.
3 Tích cực sưu tầm những bản nhạc chúng ta thích và cố gằng nghe
chúng hàng ngày.
4 Tham gia vào các đội văn nghệ của lớp, cơ quan.

5 Tham dự các lớp học về âm nhạc cơ bản.
6 Làm việc với các bác sĩ chuyên chữa bệnh bằng âm nhạc.
7 Tập chơi một nhạc cụ chúng ta thích hoặc một nhạc cụ đơn giản.
1 Đọc các bài phê bình về âm nhạc trên các báo, các tạp trí chuyên
ngành về âm nhạc chúng ta thích.
2 Tạo ra một không gian âm nhạc nơi chúng ta học tập và làm việc.
3 Đọc về cuộc sống và tiểu sử của các nhà soạn nhạc, các ca sĩ nổi
tiếng.
4 Lắng nghe các giai điệu trữ tình, những âm thanh của tự nhiên như
tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, tiếng chim hót.
5 Có những cuộc trao đổi với chúng ta bè về âm nhạc.
6 Tạo ra những giai điệu của riêng chúng ta.
7 Tham gia nhưng buổi hát tập thể, hát Karaoke cùng ban bè và gia
đình
8 Ghi những ca khúc chúng ta yêu thích và hát nhẩm theo nó mỗi khi
chúng ta có thời gian.
6 Năng lực tư duy qua tự nhiên.
Trang 20
Năm 1996, Howard Gardner, người tìm ra 7 NLTD đã thêm vào 1
NL nữa, NLTD qua tự nhiên.
NL này là khả năng quan sát, thấu hiểu và tổ chức các mô hình và
nhân tố trong môi trường tự nhiên. 1 nhà tự nhiên học là người có chuyên
môn trong việc nhận dạng và phân loại thực vật, động vật và côn trùng. NL
này có thể được tìm thấy trong 1 nhà sinh học nghiên cứu phân tử hay một
nhà dược học.
George Washington, Carver, Darwin và Galileo là những người sử
dụng rất tốt NL này. Ngoài ra còn có những ví dụ khác như 1 đứa trẻ có thể
phân loại và sưu tầm những thẻ bóng chày, 1 đầu bếp trưởng có thể phân
biệt và tìm cách thay thế các loại nguyên liệu, hoặc 1 người làm nghề giám
định pháp y.

Để phát triển NLTD này, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương
pháp như: thu thập thông tin về những hiện tượng tự nhiên, tham gia các
chương trình du lịch sinh thái, chăm sóc vật nuôi, thăm sở thú hay vườn
thực vật, thăm bảo tàng tìm hiểu nguồn gốc tự nhiên, tập phân loại thông
tin. Những người có NLTD này phù hợp với các ngành địa lý, địa chất,
chiêm tinh, đại dương học, khí tượng học và những hiện tượng tự nhiên
khác.
Các phương pháp khác phát triển thông minh tự nhiên.
1 Tìm hiểu thế giới tự nhiên trong chính mảnh vườn nhà chúng ta.
2 Đề nghĩ những người xung quanh chia sẻ về những điều họ biết về
thế giới tư nhiên xung quanh.
3 Điều tra, tìm hiểu những trang Web trên mạng với chủ đề về thiên
nhiên.
4 Xem các chương trình ti vi, các bộ phim về khám phá thế giới tự
nhiên.
Trang 21
5 Than gia các hoạt động chính trị xã hội liên quan đến hoạt động bảo
vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ trái đất.
6 Đi tham các khu sinh thái, các bảo tàng về tự nhiên học.
7 Tập sở thích làm vườn hoặc làm đẹp phong cảnh.
8 Đặt mua dài hạn các tạp chí liên quan đến tự nhiên.
9 Đọc tiểu sử hoặc tự truyện của các nhà tự nhiên học.
10 Đi cám trại, du lịch và dành thời gian quan sát thiên nhiên mỗi ngày.
11 Liệt kê các loài động vật và thực vật mà chúng ta biết.
1 Viết cuốn nhật ký về chủ đề tự nhiên học của chúng ta trong đó bao
gồm những điều chúng ta quan sát được, các kết quả mà chúng ta rút ra
được từ những sự quan sát đó của chúng ta.
7 Năng lực tư duy qua không gian.
Con người chúng ta tiếp nhận thông tin phần lớn là qua mắt(75%),
do đó NL này rât dễ phát triển. Song không vì thế mà chúng ta lơ là việc sử

dụng NLTD qua thị giác. Để sử dụng nó 1 cách hiệu quả, trước tiên ta cần
tạo ra một bản đồ học. Ngay từ đầu chương trình này, việc sử dụng bản đồ
đã được giới thiệu và khuyến khích. Ngoài ra nên tạo ra những bức vẽ phác
và đồ thị khi giải quyết vấn đề. Rất nhiều những khái niệm toán học phức
tạp đã trở nên dễ dàng khi chúng ta sơ đồ hoá nó. Hãy sử dụng hệ thống các
kí hiệu thay cho từ ngữ. Dùng những phương pháp mã hoá màu.
Tiếp theo, chúng ta có thể tạo ra hình ảnh trong não mình. Những
hình ảnh đó cần phải có mức độ thu hút thị giác mạnh về những gì chúng ta
cần học. Hãy tưởng tượng như mình đang xem 1 bộ phim tài liệu về vấn đề
mà chúng ta đang nghiên cứu. Để thực sự hiểu 1 quá trình, chúng ta phải
coi mình như một phần của quá trình đó.
Phương pháp phát triển trí thông minh không gian.
Trang 22
1 Hãy sử dụng những cuốn từ điển bằng hính ảnh, chơi các trò chơi
không gian 3 chiều hoặc các trò chơi có sử dụng tư duy không gian.
2 Hãy chơi trò chơi xếp hình, trò mê cung hoặc các trò khác về không
gian.
3 Mua những chương trình phần mềm đồ họa và tập sáng tạo ra những
kiểu thiết kế của riêng mình trên máy tính. Tập vẽ và tô mầu, tưởng tượng
ra những hình ảnh đó bằng cách sử dụng phần mềm máy tính.
4 Học cách chụp ảnh và sử dụng máy quay phim để ghi lại những hình
ảnh đáng nhớ, những kỷ niệm.
5 Xem các bộ phim truyền hình và đồng thời chú ý đến cách bố trí sân
khấu cách sử dụng ánh sáng.
6 Tập trang trí ngôi nhà và nơi ở cưa chúng ta.
7 Tạo ra một thư viện của riêng chúng ta để lưu lại những hình ảnh kỷ
niệm.
8 Học và rèn luyện kỹ năng đinh hướng khi đi đường.
9 Nghiên cứu về môn hình học đặc biệt là hình học không gian.
10 Tham gia các lớp học về hội họa, điêu khắc hoặc các lớp về đạo diễn

sân khấu, truyền hình.
11 Học các ngoại ngữ có nhiều hình tượng như tiếng Trung, Nhật, Hàn.
12 Học cách sử dụng biều đồ và sơ đồ tư duy trong công việc va học tập
hàng ngày của mình.
8 Năng lực tư duy qua vận động
Sử dụng năng lực ngôn ngữ cơ thể cũng là 1 cách để học hiệu quả.
Việc liên quan 1 cách vật lý vào quá trình học cho phép chúng ta đưa lý
thuyết trở thành thực tiễn, dễ nhớ hơn.
Trang 23
Việc nhập vai giúp ta khám phá 1 bước tiến hay kĩ thuật mới trong 1
môi trường an toàn và trong tầm kiểm soát. Đóng những vai khác nhau sẽ
cho chúng ta cái nhìn từ những quan điểm và cách nghĩ khác nhau. Ví dụ
như khi muốn biết tầm quan trọng của việc hoà nhập với mọi người của
những người tàn tật, ta cần thử ngồi xe lăn hay bịt mắt đi từ lớp này sang
lớp khác.
Diễn tả bằng hành động những từ hay cụm từ khi học 1 ngoại ngữ là
1 phương pháp hiệu quả vì chúng ta ghi nhớ thứ ngôn ngữ đó vào bộ nhớ 1
cách át tự nhiên.
Các cách phát triển.
1 Tham gia những nhóm cùng làm việc hoặc các đội thể thao của lớp,
trường và cơ quan làm việc.
2 Tập luyện các môn thể thao như bơi, chạy bộ, bóng đá, bóng bàn,
cầu lông.
3 Học các môn võ đối kháng như Akido, Judo hoặc Karatedo.
4 Tập luyện thường xuyên và giữ lấy những ý tưởng nẩy sinh trong
quá trình tập luyện.
5 Học và thực hành những nghề thủ công đòi hỏi sự khóe léo đôi tay
như đan thêu, mộc và điêu khắc
6 Học Yoga để rèn luyện sức khỏe và giúp cơ thể mềm dẻo.
7 Học các lớp khiêu vũ rèn luyện sự khéo léo của cơ thể.

8 Học các ngôn ngữ cơ thể.
9 Lắp ráp các đồ vật khác nhau.
10 Bịt mắt để người khác dẫn dắt khám phá thế giới xung quanh bằng
tay.
Trang 24
11 Học các môn thể thao, các trò chơi đòi hỏi có sự phối hợp giữa tay
và mắt.
12 Theo đuổi và giữ lấy những hình ảnh vận động xuất hiện trong giấc
mơ hoặc trí tưởng tượng của chúng ta.
13 Tham gia các lớp diễn kịch cơ bản.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO CƠ BẢN
1 Phương pháp tư duy dịch chuyển
1.1 Khái niệm phương pháp.
Thuật ngữ “ metaphorming” được chuyển tải từ tiếng Ai Cập với 2
từ chia đôi đó là Meta (Vượt giới hạn) và từ Phora (Có nghĩa là dịch
chuyển). Đó là tiến trình làm thay đổi một sự vật từ trạng thái ổn định và có
ý nghĩa trở thành một cái khác. Tiến trình này bắt đầu từ sự chuyển đổi
những cái mới và kết hợp những ý tưởng và ý kiến cũ lại với nhau để sinh
ra một sự vật mới.” Trên đời này không có gì mới mà chỉ có sự kết nối
mới”. Metaphorm không phải là từ để miêu tả suy nghĩ, nó là cách suy nghĩ
sâu hơn của suy nghĩ và những sự vật sáng tạo. Nó là cách nghĩ đã có hàng
nghìn năm nay và là dấu hiệu đầu tiên hình thành một thiên tài.
Khi chúng ta bắt đầu dịch chuyển, đó là khi chúng ta kết nối mọi thứ,
sử dụng các quá trình phân tích, dịch chuyển, các giả thuyết, hình dáng của
lời nói, ký hiệu, câu chuyện, đóng kịch, chuyển đổi vai và rất nhiều tiến
trình khác. Bất cứ khi nào chúng ta thực hiện nó, đừng nhầm lẫn giữa một
tiến trình tư duy dịch chuyển với một phép ẩn dụ. Nó cũng sẽ giống như
khi chúng ta lẫn lộn giữa một vận động viên chạy bộ tham gia Olympic với
một người chạy bộ mỗi sáng chủ nhật. Tư duy dịch chuyển là sự kết nối
của rất nhiều quá trình kết nối, còn ẩn dụ chỉ là một quá trình trong toàn bộ

qúa trình hình thành sản phẩm mới.
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×