Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Giáo án TV + Toán tuần 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 31 trang )

Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
Sáng Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Tiết 53. Bài: Bác đưa thư
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mừng
quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.
- Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư
tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác.
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần
inh, uynh
- Trả lời được câu hỏi 1, 2. ( Sách giáo khoa)
2. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Sách giáo khoa.
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học Tiếng Việt, bảng con
3, Các hoạt động dạy học
a. ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(Nói dối hại thân)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Bài học khuyên chúng ta biết điều gì?
- Viết bảng con: chăn cừu, tức tốc, hốt hoảng.
- Nhận xét
c. Bài mới:
- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên
bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt đọc
thầm.


* Luyện đọc từ khó:
- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc: mừng
quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
1
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
-Giáo viên đọc mẫu từ khó-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần
khó đọc -> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó ->
đọc tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : mừng quýnh.
* Luyện đọc câu:
- Bài có mấy câu?Học sinh tìm và nêu số câu -> nhận xét ->
đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên theo dõi,
hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
* Luyện đọc đoạn:
- Bài chia mấy đoạn. ( 2 đoạn)
+ Đoạn 1 : Bác đưa thư … nhễ nhại
+ Đạon 2: Minh chạy vội vào nhà -> hết.
- Chia nhóm 2-> học sinh đọc thầm. - Các nhóm thi đọc bài.
* Luyện đọc bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 ->hướng dẫn cách ngắt câu, nghỉ
hơi khi hết đoạn,
-> học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).
* Ôn vần: inh, uynh
-Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và
so sánh vần inh, uynh.
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ 136 sách tiếng Việt: Tìm tiếng

trong bài có vần inh
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có
vần inh ghép tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép được
-> nhận xét, tuyên dương, động viên.
- Học sinh đọc yêu cầu 2/ 136 sách tiếng Việt: Tìm tiếng
ngoài bài
+ Có vần inh:……………………………………………
+ Có vần uynh:…………………………………………
+ Quan sát hình vẽ trong sách tiếng Việt-> đọc từ ngữ dưới
tranh
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
2
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang

M: tủ kính chạy huỳnh huỵch
- Học sinh thi tìm từ ngữ có vần inh, uynh -> nhận xét,
tuyên dương.
d. Củng cố- dặn dò
- Hỏi tên bài
- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.
- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp
e. Nhận xét tiết học .
Tiết 54
a.Luyện đọc :
-Luyện đọc câu, bài kết hợp tìm hiểu bài.
-Học sinh thi đọc câu -> mừng quýnh là như thế nào?
-Luyện đọc cả bài:

- Học sinh đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì?
+ Thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại, Minh làm gì?
- 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm cả bài.
- Bài học cho con biết điều gì?
(Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em
cần yêu mến và chăm sóc bác).
b. Luyện nói: Học sinh nêu chủ đề nói: Nói lời nói của Minh.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
3
Khi gặp bác đưa thư Khi mời bác uống
nước
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
- Nếu con là Minh, khi gặp bác đưa thư con sẽ nói gì?
- Nếu con là Minh, khi mời bác đưa thư uống nước con sẽ nói
gì?
- Học thảo luận nhóm đôi, 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương
- Giáo dục tình cảm: phải biết quý trọng sức lao động của
con người, có thái độ quan tâm giúp đỡ khi cần thiết.
c. Củng cố, dặn dò
- Hỏi tên bài- Bài học cho con biết điều gì?
- Chuẩn bị bài: Làm anh ( đọc bài, tìm tiếng có vần ia. Tìm
câu có chứa tiếng có vần ia, uya; trả lời các câu hỏi trong
bài).
Nhận xét tiết học


Môn: Toán
Tiết: 133. Bài: Ôn tập: các số đến 100
1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trước, số liền sau, biết cộng, trừ số có hai
chữ số.
- Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2,3,4 sgk/175
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Đồ dùng học tập:
-Bộ đồ dùng học toán, bảng phụ ghi bài tập 2.
3. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? Ôn tập: các số đến 100
- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?
- Làm bảng con: 92 = 90 + …. 55 = …. + ……
18 = …. + … 68 = …. + ……
- Nhận xét
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
4
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
b. Bài mới:
- Giới thiệu và ghi tên bài
* Bài tập 1: Viết số: ( bảng con)
- Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên đọc số, học sinh viết vào bảng con -> đọc số.
- Nhận xét
- Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?

* Bài tập 2: Viết số thích hợp vào ô trống ( bảng lớp)
+
- Học sinh nêu yêu cầu-> thảo luận nhóm 6.
- Tổ chức trò chơi tiếp sức
- Giáo viên treo 2 bảng phụ ghi bài tập 2->Hai nhóm lên
bảng thi đua viết số
Số liền
trước
Số đã biết Số liền
sau
19
55
30
78
44
99
- Nhận xét , tuyên dương
- Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?
* Bài tập 3: ( bảng con)
- Học sinh đọc yêu cầu bài ( sách giáo khoa/175)
a. Khoanh vào số bé nhất: 59 , 34 , 76 , 28
b. Khoanh vào số lớn nhất: 66 , 39 , 54 , 58
- Viết vào bảng con
- Nhận xét ->
- Bài tập 3 củng cố kiến thức gì?
* Bài tập 4: ( vở)
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
Số liền
trước

Số đã
biết
Số liền
sau
19
55
30
78
44
99
5
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
- Học sinh đọc yêu cầu -> tự làm vào vở -> chấm bài -> chữa
bài -> nhận xét, tuyên dương
- Bài tập 4 củng cố kiến thức gì?
- Học sinh khá giỏi tự làm bài 5 vào vở ->chấm bài-> nhận
xét, khen ngợi các em làm nhanh, đúng, trình bày đẹp.
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài.
- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập các số đến 100 ( xem các dạng
bài tập trang 176, tìm cách thực hiện nhanh và chính xác
các bài tập đó)
- Nhận xét tiết học.


Sáng Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
Chính tả

Tiết: 19 Bài: Bác đưa thư
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng
đoạn: “Bác đưa thư… mồ hôi nhễ nhại” - khoảng 15 - 20
phút.
-Điền đúng vần : inh, uynh ; chữ c hay k vào chỗ trống
- Bài tập 2,3 (sgk); nhớ quy tắc chính tả : k đứng trước e, ê,
i.
-Giáo dục học sinh yêu quý sức lao động của con người.
2. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa.
3. Các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? (Đi học)
- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết
trước.
- Viết bảng con lỗi sai ở tiết trước: lên nương, nằm lặng.
- Nhận xét.
b. Bài mới
* Hướng dẫn tập chép
- Học sinh quan sát hình vẽ (sgk/136) -> giới thiệu bài.
- Giáo viên đọc bài viết (“Bác đưa thư … mồ hôi nhễ nhại”)-
> 2 học sinh đọc bài.
* Luyện viết từ khó:
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
6
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang

-Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai
trong bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh
đọc âm, phân tích vần, đọc tiếng, từ.
-Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng
con: trao, mừng quýnh, khoe, nhễ nhại,
- Học sinh đọc lại các từ khó viết: trao, mừng quýnh, khoe,
nhễ nhại.
- Giáo viên đọc lại bài viết
* Luyện viết bài:
- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ
đầu câu phải viết như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và
hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.
- Học sinh viết vào vở.
- Khi học sinh viết xong-> giáo viên đọc lại bài viết cho học
sinh dò lại bài, lưu ý đọc thật chậm những chữ khó.
- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn
soát lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết
sai).
- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 sgk/138: Điền vần : inh hay
uynh?
- Quan sát hình vẽ: Hình vẽ gì?

b … hoa kh ……. tay
- Hai học sinh lên bảng điền -> nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3: Điền c hay k
- Khi nào viết bằng k?

- Cho học sinh quan sát hình vẽ (sgk/138)=> học sinh làm
vào vở.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
7
ø
ø
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang

…ú mèo dòng …. ênh
- Chấm điểm một số vở -> nhận xét.
- Bài tập 3 củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
Ghi nhớ và sử dụng quy tắc chính tả c/k
- Khi nào viết chữ k? ( khi k đứng trước e, ê. i)
c. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi tên bài viết?
-Giáo dục học sinh yêu quý sức lao động của con người.
-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn sai từ 3 lỗi trở lên, cô
yêu cầu về viết lại)
-Chuẩn bị bài sau: Chia quà ( Đọc bài, tìm những chữ hay
viết sai viết vào bảng,
-Xem bài tập sgk/141) -> Nhận xét tiết học.

Tập viết
Tiết: 31 Tô chữ hoa: X, Y
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh tô được các chữ hoa X, Y
-Viết đúng các vần: inh, uynh, ia, uya; các từ ngữ: bình

minh, phụ huynh, tia chớp, đêm khuya kiểu chữ viết thường,
cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai.
-Học sinh khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và
viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập
hai.
2. Đồ dùng dạy học:
- Chữ viết mẫu trên bảng lớp, bộ chữ dạy tập viết.
3. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi các chữ hoa, từ ngữ viết ở tiết trước.
- Kiểm và chấm điểm một số vở tiết trước các em chưa hoàn
thành.
- Nhận xét.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
8
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
b. Bài mới
- Giới thiệu và ghi tên bài: Tô chữ hoa X, Y.
* Luyện viết bảng con:
- Tô chữ X:
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét:
XX X X X
-Chữ X gồm những nét nào? Độ cao?
-Hướng dẫn quy trình viết
-Hướng dẫn học sinh viết bảng con: X
-Giáo viên viết mẫu, học sinh quan sát -> viết vào bảng.
(giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em

viết chưa đúng, chưa đẹp).
- Tô chữ Y ( quy trình tương tự như trên)
Y Y Y Y Y

* Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng:
-Quan sát vần inh, uynh, ia, uya và từ ngữ ứng dụng: bình
minh,phụ huynh, tia chớp, đêm khuya trên bảng lớp-> phân
tích vần, tiếng, từ-> đọc.
- Xác định cỡ chữ, độ cao các con chữ -> Viết bảng con theo
yêu cầu của giáo viên.
-Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em
viết chưa đúng, chưa đẹp.
* Luyện viết vở.
- Học sinh mở bài viết, nhắc tư thế ngồi, cách để vở, cách
cầm viết.
-Viết theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên: Giáo viên
viết bảng, học sinh viết vào vở từng chữ, từng dòng theo
yêu cầu của cô; tô chữ hoa, viết vần, từ ngữ ứng dụng.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, sửa sai, giúp đỡ những em
viết chưa đúng, chưa đẹp.
-Chấm bài -> nhận xét.
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi các chữ hoa mới học, vần và từ ngữ vừa viết trong bài.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
9
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
-Về tập viết các chữ hoa nhiều lần cho đẹp.

- Chuẩn bị bài sau: Viết chữ số : 0 … 9 (quan sát và tìm
những nét cấu tạo, cỡ chữ, độ cao…, tập viết vào bảng
con) > Nhận xét tiết học.

Chiều: Môn: Toán
Tiết: 134. Bài: Ôn tập: Các số đến 100
1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh
- Thực hiện được cộng trừ các số có hai chữ số; xem giờ
đúng, giải được bài toán có lời văn.
- Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2 ( cột 1,2) ,
3( cột 1, 2), 4 sgk/176.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Đồ dùng học tập:
-Bộ đồ dùng học toán, bảng phụ ghi bài toán 5/ 175, phiếu
bài tập số 5/ sgk 176
3. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? Ôn tập: các số đến 100
- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?
* Giáo viên treo bảng phụ ghi tóm tắt bài toán:
- Thành gấp: 12 máy bay
- Tâm gấp: 14 máy bay
- 1 học sinh lên giải bài toán .
- Làm bảng con: Đạt tính rồi tính: 52 + 7 89 - 54
- Chữa bài, nhận xét
b. Bài mới:
- Giới thiệu và ghi tên bài
* Bài tập 1: tính:
a. ( Trò chơi đố bạn)
Tổ chức trò chơi “ đố bạn”

- Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên đố 1 học sinh: 60 cộng 20 bằng bao nhiêu?
- Học sinh trả lời và gọi 1 bạn đố phép tính tiếp theo….
60+20= 80-20= 40+50=
70+10= 90-10= 90-40=
50+30= 70-50= 90-50=
- Nhận xét - Bài tập 1-a củng cố kiến thức gì? Cộng trừ số
tròn chục
b. ( bảng con)
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
10
máy bay ?
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
62+3= 85-1=
41+1= 68-2=
28+0= 29-3=
* Bài tập 2, 3, 4: Tính ( vở)
- Học sinh nêu yêu cầu->nêu cách tính -> thực hiện vở.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em gặp khó khăn khi
thực hiện tính -> - Chấm điểm -> Nhận xét -> chữa bài.
* Bài tập 5: ( bảng lớp)
- Học sinh đọc yêu cầu : Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Quan sát đồng hồ và đọc giờ đúng -> nhận xét, tuyên
dương

- Bài tập 5 củng cố kiến thức gì?
c. Củng cố, dặn dò:

- Hỏi tên bài.
- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập: các số đến 100 ( xem các dạng
bài tập trang 177, tìm cách thực hiện nhanh và chính xác
các bài tập đó)
- Nhận xét tiết học.

Tập đọc Bồi dưỡng
Bác đưa thư
A. Luyện đọc thành tiếng
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.
B. Đọc hiểu: ( làm vào vở) - Đọc thầm bài : Bác đưa thư
1. Viết tiếng trong bài có vần inh: …
2. Viết tiếng ngoài bài:
- Có vần inh: ……
- Có vần uynh:…….
3. ( Chọn ý đúng) Nhận được thư của bố, Minh muốn :
a. bóc ra xem ngay
b. cất vào túi
c. chạy thật nhanh vào nhà khoe với mẹ.
4. Ghi lời của Minh:
a. Khi gặp bác đưa thư:
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
11
12
1
2
3
4

5
6
11
10
9
8
7
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
- Minh:
…………………………………………………………………………………………
………………………………
- Bác đưa thư: Chào cháu! Cháu ở số nhà này phải không?
b. Khi minh mời bác uống nước:
- Minh:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………
- Bác đưa thư: Cám ơn cháu! Nước mát quá!

Chính tả (nghe đọc)
Chú chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao? Màu
vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy
bóng. Chú đậu trên cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn
cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.


Sáng Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Tiết 55. Bài: Làm anh
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: làm anh,
người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Anh chị phải yêu thương em, nhường

nhịn em.
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần
ia, uya; học thuộc lòng bài thơ.
- Trả lời được câu hỏi 1 ( Sách giáo khoa)
2. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Sách giáo khoa. Hình ảnh minh họa
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con.
3, Các hoạt động dạy học
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(bác đưa thư)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Viết bảng con: mừng quýnh, nhễ nhại.
- Nhận xét
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
12
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
c. Bài mới:
- Học sinh quan sát tranh
-> Giáo viên giới thiệu và ghi tên bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
-> học sinh mở sách tiếng Việt đọc thầm.
* Luyện đọc từ khó:
-Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc: làm anh,
người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
-Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm, vần khó
đọc -> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm, vần khó -> đọc

tiếng->đọc từ.
- Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : nhường.
* Luyện đọc câu:
- Bài có mấy dòng thơ?
- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 dòng (nối tiếp)-> Giáo viên
theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
* Luyện đọc khổ thơ:
- Chia nhóm 4 -> học sinh đọc thầm theo nhóm, mỗi học
sinh một khổ thơ.
- Các nhóm thi đua đọc bài -> nhận xét.
* Luyện đọc bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2 -> hướng dẫn cách nghỉ hơi sau
mỗi dòng thơ, khổ thơ -> Đọc diễn cảm bài thơ.
- Học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).
* Ôn vần: ia, uya
- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và
so sánh vần.
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong
bài có vần ia
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có
vần ia ghép những tiếng đó -> học sinh đọc tiếng vừa ghép
được -> nhận xét, tuyên dương, động viên.
- Học sinh đọc yêu cầu 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, có
vần uya
- Học sinh quan sát hình vẽ trong sách và đọc từ ngữ dưới
tranh
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
13

Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang

tia chớp đêm khuya
- Yêu vầu học sinh tìm từ ngữ có vần ia/ uya viết vào bảng
tiếng tìm được -> đọc
- Nhận xét
d. Củng cố- dặn dò
- Hỏi tên bài
- Gọi 1 hoặc 2 em đọc lại bài.
- Thi đọc thuộc bài thơ
- Dặn học sinh các hoạt động nối tiếp
e. Nhận xét tiết học .
Tiết 50
a.Luyện đọc :
-Luyện đọc dòng thơ, khổ thơ, cả bài, kết hợp tìm hiểu bài.
-Học sinh thi đọc câu ->từ ngữ: “ nhừng” trong bài là gì?
-Thi đọc thuộc bài thơ .
- Học sinh vừa đọc vừa kết hợp trả lời câu hỏi trong bài:
1. Là anh, phải làm gì?
+ Khi em bé khóc?
+ Khi em bé ngã?
+ Khi mẹ cho quà bánh?
+ Khi có đồ chơi đẹp?
Muốn làm anh, phải có tình cảm như thế nào đối với em bé?
b. Luyện nói: Học sinh nêu chủ đề nói: Kể về anh ( chị, em)
của em.
- Quan sát tranh trong sgk/140
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -

Tây Ninh
14
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
- Học sinh thảo luận nhóm 3 -> các nhóm thi kể
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên học sinh.
-Giáo viên tổng kết bài
c. Củng cố, dặn dò
- Hỏi tên bài
- Về đọc lại bài.
- Giáo dục tình cảm, thái độ đối với mọi người trong gia
đình.
- Chuẩn bị bài sau: người trồng na ( đọc và tìm những từ khó
đọc, tìm trong bài tiếng có vần oai, oay. Bài có mấy câu?
Mấy đoạn?Mỗi đoạn nói lên điều gì?)
- Nhận xét tiết học


Sáng Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2010
Chính tả
Tiết: 20 Bài: Chia quà
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng
bài “Chia quà”: khoảng 15 - 20 phút.
-Điền đúng chữ s hay x; chữ v hay d vào chỗ trống:
- Bài tập 2 - sgk 141
2. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập 2 (sgk/ 141)
3. Các hoạt động dạy học:

a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? (bác đưa thư).
- Kiểm tra việc sửa lỗi và chép lại bài của học sinh ở tiết
trước.
-1 học sinh lên bảng làm bài tập 3/138
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
15
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
- Khi nào viết bằng chữ k?
- Nhận xét => lỗi viết sai cơ bản ở tiết trước: …………
- Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con những lỗi sai cơ bản
ở tiết trước
- Nhận xét
b. Bài mới
* Hướng dẫn tập chép
- Học sinh quan sát hình vẽ -> giới thiệu bài
- Giáo viên đọc bài viết ->2 học sinh đọc bài
* Luyện viết từ khó:
- Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc các chữ dễ viết sai
trong bài, lưu ý những âm/ vần dễ viết nhầm lẫn, học sinh
đọc âm, phân tích vần,đọc tiếng, từ.
- Giáo viên lần lượt đọc từng từ cho học sinh viết vào bảng
con: Phương, tươi cười, chọn.
- Học sinh đọc lại các từ khó viết: Phương, tươi cười, chọn.
- Giáo viên đọc lại bài viết
* Luyện viết bài:
- Xác định thể loại bài viết -> nêu cách trình bày-> Các chữ

đầu dòng, tên riêng phải viết như thế nào?
- Trong bài có tên riêng là chữ nào? ( Phương)
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài viết trên bảng và
hướng dẫn học sinh viết.
- Nhắc tư thế ngồi, cách để vở, rèn chữ viết, giữ vở sạch.
-Học sinh viết theo yêu cầu của giáo viên.
- Khi học sinh viết xong-> đọc lại bài viết.
- Chữa bài -> hướng dẫn học sinh sửa lỗi ( Đổi vở cho bạn
soát lỗi, dùng thước và bút chì gạch dưới những chữ viết
sai)
- Chấm điểm một số vở -> Nhận xét bài viết
* Hướng dẫn làm bài tập
- Làm bài tập 2 : a. Điền chữ : s hay x?
- Giáo viên treo tranh và bảng phụ viết bài tập 2 lên bảng.
học sinh đọc yêu cầu bài, giải thích yêu cầu.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
16
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang

….áo tập nói Bé …. ách túi
- Học sinh quan sát tranh và điền chữ thích hợp vào chỗ
trống.
- Học sinh làm vào vở .
- Làm bài tập 2 : b. Điền chữ : v hay d ?
- Giáo viên treo tranh và bảng phụ viết bài tập 2b lên bảng.
học sinh đọc yêu cầu bài, giải thích yêu cầu


Hoa cúc ….àng Bé …ang tay
- Học sinh quan sát tranh và điền chữ thích hợp vào chỗ
trống.
- Học sinh làm vào vở -> chấm điểm -> chữa bài -> nhận xét.
c. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi tên bài viết?
-Gọi học sinh đọc lại bài viết.
- Giáo dục tình cảm, thái độ với những người thân gia đình.
-Về sửa lỗi, viết lại bài ( những bạn được cô yêu cầu viết lại)
-Chuẩn bị bài sau: Loài cá thông minh( Đọc bài, tìm những
chữ hay viết sai viết vào bảng, xem lại quy tắc chính tả g /
gh).
- Nhận xét tiết học

Kể chuyện
Tiết:9 Bài: Hai tiếng kì lạ
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
17
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
1. Yêu cầu cần đạt:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý
dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi
người quý mến và giúp đỡ.
- Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
2. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa

3. Các hoạt động dạy học :
a. Bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? ( Cô chũ không biết quý tình bạn)
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét
b. Bài mới:
- Giới thiệu bài
- Giáo viên kể lần 1 -> kể lần 2 - kết hợp tranh.
1. Pao-lích giận cả nhà nên bỏ ra công viên. Một cụ già đang
ngồi nghỉ, nhìn gương mặt đỏ gay của cậu, tò mò hỏi
chuyện. Câu bực tức kể: Cậu bỏ nhà đi vì ở nhà chẳng có ai
yêu cậu. Chị Lê-na có cả một nắm bút màu nhưng chả cho
cậu mượn lấy một chiếc. Anh trai đi bơi thuyền cũng không
cho cậu đi theo. Cả bà cũng đuổi cậu ra khỏi bếp chỉ vì một
củ cà rốt.
Kể xong, Pao-lích ngồi khóc thút thít.
Cụ già bèn nói:
Ta sẽ dạy cháu nói hai tiếng kì lạ để thực hiện những
điều cháu muốn.
Pao-lích ngạc nhiên không hiểu đó là hai tiếng gì. Cụ
già thì thầm vào tai cậu. Sau cùng, cụ dặn:
- Nhưng cháu phải nói hai tiếng đó thật dịu dàng, vừa nói
vừa nhìn vào mắt người ta.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
18
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang

2. Pao-lích chạy ngay về nhà. Chị Lê-na đang ngồi vẽ trước
một đống bút chì màu. Thấy Pao-lích, chị vơ vội bút thành
một đống và lấy tay che lại. Pao-lích bèn nhìn vào mắt chị
và nói dịu dàng:
- Chị vui lòng cho em mượn một cái bút nào!
Lê-na ngạc nhiên, mở to mắt rồi nói với cậu: “ Em lấy
đi”. Pao- lích vui mừng chọn một cây bút màu xanh rồi trả
ngay cho chị.
3. Muốn thử tiếp phép màu của hai tiếng kì lạ, cậu bèn vào
bếp tìm bà. Bà đang lấy ở trong lò ra những chiếc bánh
nóng hổi. Pao-lích ôm lấy mặt bà, nhìn vào mắt bà nói dịu
dàng:
- Bà vui lòng cho cháu một mẩu bánh nhé!
Bà cười, chọn cho Pao-lích chiếc bánh vàng nhất.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
19
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
4. Đến bữa trưa, biết anh sẽ lại đi bơi thuyền, Pao-lích đặt
tay lên vai anh hỏi:
- Anh vui lòng cho em đi với nhé!
Anh hơi cau mày, chị Lê-na và bà xin cho cậu đi cùng.
Pao-lích lại nói:
- Anh vui lòng nhé!
Thế là anh gật đầu đồng ý.
Hai tiếng “vui lòng” thật là kì diệu. Pao-lích chạy tới
công viên để cảm ơn cụ già nhưng cụ không còn ở đấy nữa.


* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn theo tranh:
*Tranh 1 vẽ gì?
+ Vì sao Pao-lích giận cả nhà?
+ Cụ già nói gì làm em ngạc nhiên?
+ Giáo viên yêu cầu 2 - 3 học sinh kể lại nội dung tranh 1->
Học sinh nhận xét.
*Tranh 2 :
- Pao-lích nói với chị như thế nào khi cậu mượn cái bút chì
màu?
+ Chị Lê-na nói gì với với cậu?
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
20
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 2-> Học
sinh nhận xét.
* Tranh 3 :
- Gặp bà Pao-lích đã làm gì?
- Bằng cách nào cậu đã xin được bánh của bà?
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 3-> Học
sinh nhận xét.
* Tranh 4 :
- Pao-lích nói gì với anh khi cậu muốn đi bơi?
- Những ai đã giúp đỡ cậu?
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh kể lại nội dung tranh 4-> Học
sinh nhận xét.
* Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên gọi học sinh kể lại cả câu chuyện, mỗi học sinh

kể nội dung một tranh theo hình thức nối tiếp.
- 4 học sinh kể lại câu chuyện, một học sinh đóng vai người
dẫn chuyện, một học sinh đóng vai Pao-lích, 1 học sinh đóng
vai cụ già, 1 học sinh đóng vai chị Lê-na-> học sinh nhận
xét, giáo viên nhận xét-> hướng dẫn kĩ thuật kể.
- Gọi học sinh khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Giúp học sinh hiểu nội dung câu chuyện:
- Hai tiếng kì lạ cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào?
- Vì sao khi nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ra yêu mến và
giúp đỡ Pao-lích.
- Giáo viên tổng kết chuyện -> giáo dục học sinh lễ phép,
lịch sự để được mọi người quý mến và giúp đỡ.
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài?- Truyện kể có những nhân vật nào?
- Câu chuyện muốn nhắc chúng ta điều gì?
- Về kể lại cho cả nhà nghe. Luôn tỏ ra lễ phép, lịch sự đối
với mọi người để được mọi người yêu quý và giúp đỡ.

Môn Toán
Tiết: 135: Bài: Ôn tập: Các số đến 100
1. Yêu cầu cần đạt: Học sinh
- Nhận biết thứ tự các số từ 0 đến 100; thực hiện được cộng,
trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ).
- Giải được bài toán có lời văn. Đo được độ dài đoạn thẳng.
- Thực hiện nhanh và chính xác các bài tập : 1,2 ( a,c),3(cột
1,2),4, 5 sgk/177
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
21
Giáo án tuần

34…………………………………………………………………………………
Trang
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Đồ dùng học tập:
-Bộ đồ dùng học toán, bảng phụ ghi bài tập 1, phiếu bài tập
a,b bài tập 2.
3. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ? Ôn tập: các số đến 100
- Luyện tập củng cố những kiến thức gì?
- Làm bảng con: 77-7-0 = 99-1-1=
- Nhận xét
b. Bài mới:
- Giới thiệu và ghi tên bài
* Bài tập 1: tính: ( bảng lớp)
- Học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập 1
- Học sinh quan sát , lần lượt gọi học sinh lên bảng điền số
vào bảng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
1
1
2
1
3
1
5
1
6

1
7
1
8
20
2
2
2
3
2
4
2
6
2
7
2
8
2
9
30
3
1
3
2
3
4
3
5
3
6

3
8
3
9
40
4
1
4
2
4
3
4
5
4
7
4
8
4
9
5
1
5
2
5
3
5
4
5
5
5

6
5
7
5
9
60
6
1
6
3
6
4
6
6
6
7
6
8
70
7
1
7
2
7
4
7
5
7
6
7

8
7
9
8
2
8
3
8
5
8
7
8
8
8
9
90
9
1
9
3
9
4
9
5
9
6
9
7
9
8

10
0
- Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét
- Bài tập 1 củng cố kiến thức gì? Thứ tự các số từ 1 -> 100
* Bài tập 2: Tính ( phiếu bài tập)
- Học sinh nêu yêu cầu: Điền số thích hợp vào ô trống
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
22
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
a)
b)
- Thực hiện nhóm đôi vào phiếu bài tập.
- Các nhóm trình bày kết quả -> chữa bài -> Nhận xét.
- Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?
* Bài tập 3: Tính( vở)
-Học sinh nêu yêu cầu bài toán -> đây là dạng tính gì? ->
Thực hiện như thế nào?
- Tự làm vào vở.
a. 22+36 = 96-32=
89-47= 44+44=
b. 32+3-2= 56-20-4=
* Bài tập 4: ( vở)
- Học sinh đọc bài toán ( sách giáo khoa/177)
- Tự làm vào vở
- Học sinh đọc yêu cầu -> chữa bài ->
- Chấm bài -> nhận xét, tuyên dương
- Bài tập 4 củng cố kiến thức gì? ( vẽ đoạn thẳng có độ dài

cho trước).
* Bài tập 5 : ( làm trong sách giáo khoa)
- Học sinh nêu yêu cầu -> dùng thước đo và ghi độ dài đoạn
thẳng.
- Nêu kết quả đo được-> nhận xét
c. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài.
- Ôn tập củng cố kiến thức gì?
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung ( xem các dạng bài tập
trang 178, tìm cách thực hiện nhanh và chính xác các bài
tập đó).
- Nhận xét tiết học.

Chiều: Chính tả ( bồi dưỡng)
Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
23
82 86
45
83
44 42 41
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang

Con bướm vàng
Nó vẫy cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo
Con bướm vàng
Trần Đăng Khoa


Sáng Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Tiết 57. Bài: Người trồng na
1. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lúi húi,
ngoài vườn, trồng na, ra quả, trồng chuối.
- Bước đầu biết nghỉ hơi chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cụ già trồng na cho con cháu hưởng.
Con cháu sẽ không quên công ơn của người đã trồng.
- Học sinh khá giỏi tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần
oai, oay
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( Sách giáo khoa)
2. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Sách giáo khoa.
* Học sinh : sách giáo khoa, bộ chữ học tiếng việt, bảng con
3, Các hoạt động dạy học
a. ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tên bài cũ?(Làm anh)
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách tiếng Việt.
- Bài học cho các con biết điều gì?
- Viết bảng con: chuyện đùa, dịu dàng.

- Nhận xét
c. Bài mới:
- Học sinh quan sát tranh -> Giáo viên giới thiệu và ghi tên
bài.
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
24
Giáo án tuần
34…………………………………………………………………………………
Trang
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> học sinh mở sách tiếng Việt đọc
thầm.
* Luyện đọc từ khó:
- Giáo viên lần lượt đưa ra các tiếng / từ khó đọc->: lúi húi,
ngoài vườn, trồng na, ra quả, trồng chuối.
-Giáo viên đọc mẫu-> 1 học sinh đọc -> lưu ý âm/vần khó
đọc -> học sinh phân tích, đánh vần, đọc âm/ vần khó -> đọc
tiếng->đọc từ -> Đọc lại tất cả các từ ngữ khó đọc.
- Giảng từ : lúi húi
* Luyện đọc câu:
- Bài có mấy câu? Giáo viên hướng dẫn cách ngắt câu, câu
nói của người hàng xóm, câu nói của cụ già.
- Học sinh đọc cá nhân mỗi em 1 câu (nối tiếp)-> Giáo viên
theo dõi, hướng dẫn, sửa sai -> nhận xét.
* Luyện đọc đoạn:
- Bài chia mấy đoạn? Đoạn 1 từ đâu đến đâu? …
- Chia nhóm 3-> học sinh đọc thầm-> phân vai đọc: người
dẫn truyện, người hàng xóm, cụ già.
- Các nhóm thi đọc bài.
* Luyện đọc bài:

- Giáo viên đọc mẫu lần 2
- Học sinh đọc cả bài ( cá nhân, nhóm, cả lớp).
* Ôn vần: oai, oay
- Giáo viên giới thiệu vần ôn -> học sinh ghép 2 vần, đọc và
so sánh vần oai, oay.
- Học sinh đọc yêu cầu 1/ sách tiếng Việt: Tìm tiếng trong
bài có vần oai
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có
vần oai ghép tiếng đó
Nguyễn Thị Chuộng…Trường tiểu học Thị trấn Châu Thành A -
Tây Ninh
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×