Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng tránh tương tác các thuốc thường gặp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.46 KB, 3 trang )

Phòng tránh tương tác các
thuốc thường gặp

Khi dùng trên 2 thuốc trở lên rất dễ xảy ra hiện tượng tương tác thuốc. Sự tương tác này
có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của nhau hoặc làm tăng độc tính của thuốc với cơ
thể mà khó có thể nhớ hết. Song, trong thực tế đối với các thuốc thông thường có một
số tương tác hay gặp và nên nhớ một số nguyên tắc để phòng tránh.
Dùng trùng lặp các loại thuốc cùng nhóm
Thuốc cùng nhóm "không khắc nhau" về mặt
dược lý, song khi dùng trùng lặp, chúng hợp
đồng tăng cả tác dụng chính, tác dụng phụ sẽ
gây hại cho cơ thể. Ví dụ:
- Dùng trùng các thuốc hạ giảm đau, giảm đau,
kháng viêm: Người bệnh đang dùng biệt dược
chữa đau đầu anacin (aspirin) lại dùng thêm
biệt dược chữa thống kinh cataflam
(diclofenac) hay đang dùng biệt dược chứa hoạt chất chữa đau khớp mofen (ibuprofen),
nghe mách biệt dược voltaren (diclofecnac) tốt hơn lại dùng thêm Các chất gốc có trong
các biệt dược nói trên đều thuộc nhóm kháng viêm không steroid, có tác dụng phụ gây
viêm loét dạ dày. Khi dùng trùng lặp coi như đã dùng một liều kháng viêm không steroid
gấp đôi, tác dụng phụ sẽ hợp đồng tăng lên mạnh, có thể gây xuất huyết dạ dày.
- Dùng trùng các kháng sinh cùng nhóm: Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng, cho tiêm
gentamycin, người bệnh muốn khỏi nhanh, chắc ăn uống thêm kanamycin. Đúng ra, dùng
gentamycin đúng liều đã đủ nồng độ cần thiết kháng khuẩn. Dùng thêm kanamycin vì
cùng cơ chế tác dụng nên không làm tăng thêm hiệu lực kháng khuẩn, trong khi đó lại
làm tăng tác dụng phụ gây giảm thính lực, nếu nặng có thể gây điếc không hồi phục.
Dùng đồng thời các thuốc khác nhóm chữa bệnh nhưng cùng tác dụng phụ

Erythromycin tương tác giữa các thuốc.
Thường gặp tương tác này khi người bệnh đang dùng thuốc chữa bệnh mạn tính lại dùng
thêm thuốc chữa bệnh cấp tính khác. Ví dụ:


- Người bệnh đang dùng chất ức chế đông máu dự phòng nghẽn mạch warparin, lúc bị
đau khớp lại dùng thêm kháng viêm không steroid (aspirin) cũng có tác dụng ức chế đông
máu. Chúng hơp đồng làm tăng việc chống đông máu, gây chảy máu.
- Người bệnh đang dùng thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển lisinopril, lúc bị bí
tiểu lại dùng thêm thuốc lợi tiểu spironolacton. Hai thuốc này đều cùng giữ kali, chúng
hợp đồng với nhau làm tăng mức kali máu lên quá ngưỡng an toàn, gây bất lợi cho tim
mạch.
- Người bênh đang dùng một số thuốc có tính ức chế thần kinh trung ương chữa bệnh
động kinh, bệnh tâm thần phân liệt (như olanzapin, quetiapin, sulpirid, haloperidol,
terflurin), lúc bị mất ngủ lại dùng thêm các thuốc cũng có cơ chế ức chế thần kinh (dẫn
chất phenothiazin, benzodiazepin). Hợp đồng ức chế thần kinh giữa các thuốc này làm
tăng "tính làm dịu" gây ra hội chứng an thần kinh ác tính (NMS), với các triệu triệu
chứng về rối loạn thần kinh tự động (sốt cao, đổ mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tăng); rối
loạn về vận động, hành vi (cứng cơ, loạn trương lực cơ, mất vận động, không nói, mù mờ
về ý thức, kích động, Nếu NMS có các rối loạn về thần kinh tự động nặng, rất dễ dẫn đến
tử vong.
Dùng các thuốc có tính đối kháng về dược động học (chuyển hóa thải trừ)
Các thuốc làm tăng hay làm chậm chuyển hóa của nhau làm cho một trong hai thuốc bị
tích lũy dẫn tới tăng hiệu lực hay giảm nồng độ máu dẫn tới giảm hiệu lực của thuốc chữa
bệnh.
- Thuốc ngủ nitrazepam được chuyên hóa bởi men CYP 3A4. Kháng sinh erythromycin
lại ức chế enzym này nên khi dùng đồng thời, erythromycin sẽ làm giảm sự chuyển hóa,
tăng nồng độ nitrazepam gây độc. Tương tự, thuốc chống rối loạn mỡ máu simvastatin,
được chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 trong khi thuốc chống nấm intraconazol lại ức chế
enzym này. Khi dùng đồng thời, intraconazol làm chậm chuyển hóa, tích lũy simvastatin
gây độc kể cả gây phá hủy cơ vân, gây chứng myoglobin niệu cấp (đái ra nước tiểu màu
đỏ).
- Trong môi trường acid, barbiturat chuyển thành barbuturic, tăng độ hòa tan, tăng tái
hấp thu ở ống thận làm cho nồng độ trong máu tăng, gây ngủ. Nếu cùng lúc đó lại uống
thuốc natribicarbonat có tính kiềm thì môi trường bị kiềm hóa, làm giảm hay mất hiệu lực

của barbiturat. Trong môi trường acid, ketoconazol hấp thu tốt. Nếu cùng lúc lại dùng
thuốc chống tiết acid như cimetidin thì làm giảm sự hấp thu, dẫn tới làm giảm tác dụng
ketoconazol.
Dùng các thuốc có tương tác về dược lý
- Người bị tăng huyết áp đang dùng thuốc adalat (nifedipin) để kiểm soát huyết áp. Lúc
bị ho lại dùng thêm biệt dược có chứa pseudoephedrin, phenylpropanolamin hay lúc bị
hen lại dùng thêm thuốc giãn phế quản ephedrin. Pseudoephedrin, ephedrin,
phenylpropanolamin là những thuốc cường giao cảm làm tăng huyết áp, đảo ngược tác
dụng hạ huyết áp của adalat.
- Người bệnh Parkinson đang dùng levodopa, khi mất ngủ lại dùng thêm thuốc ngủ
chlordiazepoxid thì thuốc ngủ này lại đối kháng lại làm giảm tác dụng của levodopa.
Các phòng tránh các tương tác thông thường
Tránh dùng quá nhiều thuốc. Nghiên cứu trên thế giới cho biết nguy cơ gặp tương tác
khi dùng 2 loại chỉ 5%, dùng 5 loại khoảng 50% dùng 8 loại tăng đến 100%.
Khuyến khích dùng biệt dược đơn: Ví dụ bị cảm nắng có sốt và ho nhẹ, chỉ cần dùng
paracetamol. Khi hết sốt sẽ hết ho. Nếu dùng thêm biệt dược chữa ho atussin (biệt dược
này có chứa 5 đơn chất trong đó cả phenylpropanolamin - PPA) nên làm tăng huyết áp,
thậm chí có thể gây tai biến mạch máu não (nếu có tiền sử bệnh này). Mỗi biệt dược kép
chứa ít nhất 2, có khi chứa 3-5 đơn chất. Khi dùng 3 biệt dược kép, tức đã dùng 6-15 đơn
chất, nguy cơ tương tác sẽ rất cao.
Khi đang dùng thuốc chữa bệnh này, nếu gặp một bệnh khác, cần dùng thêm thuốc mới
thì nhất thiết phải có ý kiến của thầy thuốc.
DS. Bùi Văn Uy

×