Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thiếu vitamin C gây nhiều bệnh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.7 KB, 4 trang )

Thiếu vitamin C gây nhiều bệnh

Vai trò của vitamin C trong cơ thể
Bình thường, vitamin C thực hiện hai chức năng
chính trong cơ thể. Nó là đồng yếu tố (cofactor)
của các men thúc đẩy các phản ứng sinh hoá
trong cơ thể. Nó tồn tại hai dạng trong tự nhiên:
dạng quay trái, có tác dụng xúc tác men và dạng
quay phải có tác dụng chống ôxy hoá. Dạng
quay trái có tác dụng trong sự trưởng thành của
các sợi collagen bởi quá trình hydroxyl hoá lisin
và prolin. Hydroxyprolin tạo thành sẽ có tác
dụng ổn định chuỗi xoắn ba (triple helice) của sợi collagen. Thiếu vitamin C làm ảnh
hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô
xương. Dạng quay phải ức chế nhanh các gốc tự do, được sản sinh trong quá trình dị hoá
của tế bào.
Vitamin C can thiệp vào quá trình chuyển hoá carnitin, tham gia gắn kết acid béo chuỗi
dài vào thể hạt sợi (mitochindrie), do vậy, thiếu vitamin C gây nên mệt mỏi. Ngoài ra,
vitamin C còn tham gia vào chuyển hoá sắt và acid folic, nó làm tăng hấp thu sắt. Do vậy,
thiếu vitamin C là nguyên nhân kinh điển thất bại chứng thiếu nhược sắc do thiếu sắt.
Nhu cầu vitamin C
Cũng như tất cả các vitamin khác, trừ vitamin D, cơ thể không tự tổng hợp được vitamin
C. Do vậy, vitamin C được cung cấp qua thức ăn, như rau quả tươi, cam quýt và rau
xanh. Thịt và sữa lại có rất ít vitamin C. Vitamin C lại bị phá huỷ nhanh chóng và bị mất
tới 50-80% trong quá trình nấu nướng. Vitamin C được hấp thu chủ yếu tại ruột non,
lượng vitamin từ 60-180mg/ngày sẽ được ruột hấp thu hoàn toàn. Nếu cung cấp trên liều
này thì sự hấp thu sẽ bị giảm sút. Thời gian bán huỷ của vitamin C là từ 8-40 ngày,
vitamin C chủ yếu được thải qua nước tiểu.

Bổ sung vitamin C bằng hoa quả hằng
ngày.


Nhu cầu vitamin C tăng cao ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai, nguời hút thuốc lá,
tình trạng nhiễm khuẩn, cấp cứu. Người ta cho rằng, chỉ với liều 10mg mỗi ngày là tránh
được Scorbut và 60mg/ngày là tránh được tình trạng thiếu vitamin C. Viện hàn lâm khoa
học Mỹ khuyến cáo phụ nữ nên dùng hằng ngày 60-75mg, nam giới là 90mg và cần bổ
sung thêm 35mg ở những người hút thuốc lá.
Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin C là những người nghiện rượu mạn tính, suy
dinh dưỡng, bị ung thư, có chế độ ăn mất cân bằng, suy thận phải lọc máu chu kỳ. Tuy
nhiên đa số là không có triệu chứng lâm sàng, như là những người sống trong các trại
dưỡng lão, những người cao tuổi. Có tới một nửa những người sống trong các trại dưỡng
lão thiếu vitamin C nhưng không có các
biểu hiện lâm sàng.
Triệu chứng thiếu vitamin C
Tình trạng thiếu vitamin C là đáng kể.
Tuy nhiên, thiếu vitamin C ở mức độ trầm
trọng và gây triệu chứng thì tương đối hiếm
gặp, mặc dù cũng có các trường hợp triệu
chứng khớp lại là dấu hiệu gợi ý thiếu
vitamin C. Thiếu vitamin C sau 1-3 tháng
bắt đầu có biểu hiện lâm sàng và tiến triển
thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu có đau
cơ, đau khớp chi dưới và mệt mỏi. Giai
đoạn toàn phát có triệu chứng xuất huyết
dưới da và nếu không được điều trị thì sẽ
đến giai đoạn nặng hơn gây tổn thương, suy
kiệt và tử vong. Biểu hiện khớp có thể gợi ý.
Đau khớp thường hay phối hợp với đau cơ,
hay gặp là đau các khớp lớn ở chi dưới. Hội
chứng xuất huyết có thể gây tràn máu khớp,
hay tụ máu trong cơ. Tổn thương collagen
làm suy yếu nội mạc các mao mạch làm dễ

gây xuất huyết trong khớp. Các tổn thương
răng miệng thường gặp như viêm lợi phì
Vitamin C và thoái hoá khớp
Tác dụng có lợi của vitamin C trên tiến
trình của thoái hóa khớp này dựa trên tính
chất chống ôxy hóa của vitamin C và khả
năng điều hòa gen mã hóa tổng hợp các
collagen týp I, II và aggrecan, là hai thành
phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào
của sụn khớp. Các thí nghiệm trên động
vật cho thấy, các con vật được cung cấp
đầy đủ vitamin C được cải thiện rõ rệt tình
trạng sụn khớp so với các động vật thiếu
vitamin C. Nghiên cứu Fragminham điều tra chế độ ăn uống mặc dù không cho thấy giảm
tỷ lệ thoái hóa khớp tùy theo lượng vitamin C sử dụng, nhưng nó cho thấy dùng liều cao
vitamin C làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tổn thương Xquang của thoái hóa khớp
gối. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây trên cộng hưởng từ lại chưa chứng tỏ điều này.
Vitamin C và loãng xương
Vitamin C làm tăng tổng hợp collagen týp I, cần thiết cho thể hiện osteocalcin, hoạt tính
của men phosphatase kiềm và khoáng hóa xương. Một số nghiên cứu cho thấy, vitamin C
làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi. Chế độ ăn thiếu vitamin C ở phụ nữ
làm tăng nguy cơ tương đối gãy xương.
Điều trị tình trạng thiếu vitamin C
Điều trị thiếu vitamin C đơn giản và rẻ tiền, bao gồm dùng hàng ngày 1-2gr vitamin C
trong 15 ngày. Các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 24 giờ đầu và các triệu chứng
khác sẽ mất đi trong vòng từ 1- 4 tuần. Những bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần dùng
thường xuyên 500mg vitamin C hằng ngày. Điều thú vị là dùng vitamin C có thể giảm
các triệu chứng của chứng đau loạn dưỡng do phản xạ (hội chứng Sudeck). Nghiên cứu
dùng vitamin C có thể làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng Sudeck có biến chứng gãy xương cổ
tay. Không nên dùng quá liều 2gr vitamin C mỗi ngày vì có thể có biến chứng tiêu chảy

và đau bụng. Cũng cần thận trọng dùng vitamin C ở các đối tượng thiếu hụt men G6-PD
vì có nguy cơ tan máu và những người bị sỏi thận vì làm tăng oxalat niệu.
đại, xuất huyết gây viêm quanh răng, mất
răng. Các dấu hiệu toàn thể như mệt mỏi,
gầy sút, sốt ở mức độ nhẹ và trung bình. Có
thể gặp chảy máu kết mạc mắt, xuất huyết
nhiều khi hành kinh và rong kinh, và cả
viêm thần kinh ngoại biên cũng đã được mô
tả. Các xét nghiệm huyết học cho thấy thiếu
máu, giảm bạch cầu, giảm cholesterol máu.
Chẩn đoán dễ dàng vì có thể định lượng
vitamin C trong máu.
Tóm lại, thiếu vitamin C nhiều nhưng chưa đến mức chảy máu thường gặp ở những
người cao tuổi. Bệnh Scorbut là thiếu vitamin C nặng nề và kéo dài. Nó cũng có một số
biểu hiện ở khớp. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng, thiếu vitamin C có thể dẫn đến thoái
hoá khớp và loãng xương. Do vậy, cần phải nghĩ đến tình trạng thiếu vitamin C ở những
đối tượng có nguy cơ để kịp thời bổ sung vitamin C.
TS.BS. Nguyễn Vĩnh
(Khoa khớp, Bệnh viện Bạch Mai)

×