Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.79 KB, 5 trang )
Nấm Mào Gà
Hình thái:
Thể quả có màu vàng tươi da cam đến vàng trứng. Mũ nầm dày, lúc
non cuộn vào trong, hơi lồi lên, khi trưởng thành trải rộng và lõm xuống
hình thành dạng hoa kèn. Mép mũ lượn sóng ít nhiều, đôi khi tạo thành thuỳ
với những nếp gấp lúc già.
Đường kính mũ rộng 2-30 cm, cao 4-12 cm. Nấm chất thịt, hơi dai, có
màu trắng ngả sang sắc thái vàng đến màu vàng lòng đỏ trứng gà, dày gần 4-
5 mm ở phần gần cuống. Bào tầng ở phía dưới mũ màu trắng-vàng, dạng gân
nổi và phân nhánh không có quy luật, men từ cuống đến mép mũ. Sợi nấm
không có khoá. Cuống nầm chất thịt, đặc, hơi lệch, dài 3-6 cm, dày 7-12
mm, phần chân cuống hơi thót lại, có sợi nhỏ với sắc thái nâu, phần trên có
sợi màu trắng, chân cuống có rễ giả.
Đảm dạng chuông, kích thước 28-35 x 6-7 µm. Bào tử hình ê líp,
nhẵn, một đầu hơi thót và nhọn, có màu trong suốt tới màu vàng xám, không
có tinh bột, có giọt dầu ở giữa. Kích thước 8-10 x 4-5 µm.
Phân bố:
Nấm mào gà có phân bố rộng rãi ở nước ta và trên thế giới
- Việt Nam: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà.
- Thế giới: Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ; Châu Âu: Pháp,
ltalia, CHLB Nga, Đức; Bắc Mỹ: Hoa Kỳ.
Các thông tin khác:
Nấm mọc thành từng đám trên đất rừng tơi, xốp, nhiều mùn. Đặc
biệt là rừng sồi, dẻ từ tháng 4 đến tháng 9. Ở Việt Nam và thế giới mới chỉ
thu hái nấm hoang dại để dùng làm thực phẩm, chưa nuôi trồng. Hàng năm
vào mùa nấm từ tháng 6 đến tháng 9, nấm được bán nhiều ở các chợ Côn
Minh-trung Quốc. Tại đây, có những cửa hàng ăn chỉ chuyên bán các món
ăn từ nấm. Trong khi đi điều tra nấm tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh
Bình) chúng tôi đã thu hái và chế biến nấm mào gà để ăn. Khi nấu nước có
màu vàng mỡ gà. Nấm chưa được nuôi trồng và không có nhiều để lưu hành