Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BẠCH GIỚI TỬ (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.65 KB, 5 trang )

BẠCH GIỚI TỬ
(Kỳ 1)



Tên khác:
Vị thuốc Bạch giới tử còn gọi là Hồ giới (Đường Bản Thảo), Thục giới (Bản
Thảo Cương Mục), Thái chi, Bạch lạt tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hạt
cải trắng, Hạt cải bẹ trắng (Việt Nam).
Tác dụng, chủ trị:

+ Lợi khí, hóa đờm. trừ hàn, ôn trung, tán thủng, chỉ thống. Trị suyễn,
ho, phản vị, cước khí, tê bại (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lợi khí, thông đờm, ôn trung, khai vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ôn hóa hàn đờm, hành trệ, chỉ thống, bạt độc, tiêu thủng (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị hàn đờm ở ngực, ho suyễn do hàn đờm, đờm kết lại ở vùng dưới da
và giữa gân xương. Nếu trị nhọt độc: tán bột, trộn với giấm đắp (Đông Dược
Học Thiết Yếu).
+ Trị ho suyễn do hàn đờm, căng đầy đau bụng, đau nhức tứ chi cả
người do đờm, giảm cơn đau, đinh nhọt thuộc âm tính (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:

Dùng từ 1-12g. Tán bột trộn giấm đắp ngoài da, ở ngoài liều lượng tùy ý.
Kiêng kỵ:
+ Phế kinh có nhiệt và phù dương hư hỏa bốc lên, ho sinh đờm: kiêng
dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế khí hư, trong Vị có nhiệt: kiêng dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Phế hư, có nhiệt, âm hư hỏa bốc lên sinh ra đờm, ho: không dùng
(Đông Dược Học Thiết Yếu).


+ Người khí hư có nhiệt, ho khan do khí phế hư cấm dùng, không có
phong hàn, đờm trệ, cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị ăn vào mửa ra hay ợ lên dùng Bạch giới tử tán bột, uống 4 – 8g với
rượu (Phổ Tế Phương).
+ Trị bực bội, nóng nảy trong người, vị nhiệt, đờm: Bạch giới tử, Hắc
giới tử, Đại kích, Cam toại, Mang tiêu, Chu sa, mỗi vị liều lượng đều nhau trộn
hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
+ Trị đầy tức do hàn đờm dùng Bạch giới tử, Đại kích, Cam toại, Hồ
tiêu, Quế tâm các vị bằng nhau tán bột viên hột bằng hạt ngô đồng, lần uống 10
viên với nước gừng (Phổ Tế Phương).
+ Trị hơi lạnh trong bụng đưa lên: Bạch giới tử 1 chén, sao qua, tán bột,
trộn với nước sôi làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hạt vơi nước
Gừng (Tục Truyền Tín Phương).
+ Phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt: Bạch giới tử nghiền bột, trộn
nước gián dưới lòng bàn chân để kéo độc xuống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).
+ Trị ngực sườn bị đờm ẩm: Bạch giới tử 20g, Bạch truật 80g, tán bột.
Nghiền nát Táo nhục, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng.
Uống 50 viên với nước (Trích Huyền Phương).
+ Trị hàn đờm ủng tắc ở phế, ho suyễn, đờm nhiều chất dãi trong, sườn
ngực đầy tức: Bạch giới tử 4g, Tử tô, Lai phúc tử, mỗi thứ 12g sắc uống (Tam
Tử Dưỡng Thân Thang).
+ Trị đờm ẩm lưu ở ngực, hoành cách mô, ho, suyễn, ngực sườn đầy tức:
Đại kích (bỏ vỏ), Cam toại (bỏ ruột), Bạch giới tử, lượng bằng nhau. Tán bột.
Trộn với nước cốt Gừng làm viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2-4g với nước
Gừng tươi sắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đau nhức các khớp do đờm trệ: Mộc miết tử 4g, Bạch giới tử, Một

dược, Quế tâm, Mộc hương mỗi thứ 12g, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần,
với rượu nóng (Bạch Giơi Tử Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị hạch lao ở cổ: Bạch giới tử, Thông bạch lượng bằng nhau. Đem
Bạch giới tử tán bột trộn với hành trắng đã gĩa nát. Đắp lên vùng hạch, ngày
một lần, cho đến khi khỏi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị nhọt sưng độc mới phát: Bạch giới tử, tán bột, trộn giấm đắp vào
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị trẻ nhỏ phế quản viêm cấp hoặc mạn: Bạch giới tử 100g, tán bột.
Mỗi lần dùng 1/3, thêm bột mì trắng 90g, thêm nước vào làm thành bánh.
Trước lúc đi ngủ, đắp vào lưng trẻ. Sáng thức dậy, bỏ đi. Đắp 2 – 3 lần. Đã trị
50 ca, kết quả tốt (Kỳ Tú Hoa và cộng sự, Hắc Long Giang Trung Y Dược Học
Báo 1988, 1: 29).
+ Trị trẻ nhỏ bị phổi viêm: Bạch giới tử tán bột, trộn với bột mì và nước
làm thành bánh, đắp ở ngực. Trị 100 ca phổi viêm nơi trẻ nhỏ, thuốc có tác
dụng tăng nhanh tác dụng tiêu viêm (Trần Nãi cần, Trung Tây Y Kết Hợp tạp
Chí 1986, 2: 24).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×