Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SK_KN giáo viên chủ nhiệm lớp người phụ trách chi đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.17 KB, 12 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt sáng kiến kinh nghiệm “ Vai trò của giáo viên chủ
nhiệm - người Phụ trách Chi đội trong Nhà trường Tiểu học ” ngoài sự
cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được các đồng chí giáo viên chủ
nhiệm các khối lớp trong nhà trường đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi có kỹ
năng thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm này. Để có được kết quả này tôi
xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo trường Tiểu
học Tân Hồng-Từ Sơn-Bắc Ninh đẫ tận tình giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tôi
trong quá trình công tác cũng như trong thời gian hoàn thành sáng kiến kinh
nghiệm này.
Vì thời gian và năng lực còn có hạn chế trong công tác làm Tổng phụ
trách Đội nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khi thực hiện sáng
kiến này. Rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng chí và các bạn đồng
nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
1
PHẦN NỘI DUNG
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Đội Thiếu niên Tiền phong là một lực
lượng giáo dục, cùng với Nhà trường thực hiện mục tiêu Giáo dục-Đào tạo
bồi đưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Ở nước ta,
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có cùng nội dung giáo dục là: Giáo
dục các em theo “ Năm điều Bác Hồ dạy”.
Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam coi công tác giáo dục Thiếu niên
Nhi đồng là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân nhằm đào tạo những con
người mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, đó là
mục tiêu phấn đấu của các nhà trường, đó cũng là mong muốn của mọi gia
đình. Để làm được điều một mình Tổng phụ trách Đội không thể thực hiện
mà phải do mọi người cùng đóng góp, xây dựng.
Lao động của Tổng phụ trách Đội là lao động tổng hợp, kết hợp giữa
lao động trí óc và lao động chân tay nhưng chủ yếu là lao động trí óc: suy
nghĩ để vạch chương trình, lập kế hoạch, tìm tòi các phương án thiết kế,


phán đoán các tình huống có thể xảy ra, xử lý các mối quan hệ, phân tích
tổng hợp các vấn để về hoạt động Đội, đề xuất các vấn đề khả thi Nhưng
người thực sự thực hiện các kế hoạch đó lại là “ Giáo viên chủ nhiệm lớp -
Người Phụ trách Chi đội”.
Người Phụ trách Chi đội là nhân tố quyết định Chi đội mạnh và thực
hiện thành công chương trình rèn luyện đội viên. Vị trí quan trọng, vai trò
quyết định đó của người phụ trách Chi đội được thể hiện ở những điểm chủ
yếu sau:
- Chi đội là tế bào cơ bản của tổ chức Đội. Tại đây diễn ra tất cả
các hoạt động, sinh hoạt của Đội, vì vậy sức sống của tổ chức
2
Đội trước hết phải được biểu hiện thông qua những hoạt động
phong phú đa dạng, sinh hoạt thiết thực, bổ ích của mỗi Chi
đội. Tuy nhiên đội viên ở độ tuổi Thiếu niên chưa có kinh
nghiệm trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện, nhận thức
cảm tính đôi khi còn lấn át nhận thứcc lý tính, đặc biệt còn
thiếu nhiều hiểu biết trong nhiều lĩnh vực vì vậy các em rất
cần sự hướng dẫn giúp đỡ của người lớn nói chung và người
Phụ trách Chi đội nói riêng.
- Trong điều kiện hiện nay, các trường Tiểu học thường bố trí
Phụ trách các Chi đội đồng thời là giáo viên Chủ nhiệm lớp.
Cách bố trí hợp lý này giúp Phụ trách Chi đội trở thành người
gần gũi nhất với các em, có thể hiểu được tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng, năng lực, sở trường, cá tính, hoàn cảnh gia đình
của từng em. Nếu làm đúng chức trách được giao, giáo viên
Phụ trách Chi đội trở thành chỗ dựa tinh thần quan trọng của
các em, có thể đóng vai trò người cha ( mẹ ) đỡ đầu hay chí ít
là người anh, người chị của các em. Dĩ nhiên vai trò đó cũng
chỉ dừng lại ở mức định hướng, hướng dẫn dìu dắt, giúp đỡ,
chứ không phải ở vai trò của một “ vú em”

- Cũng như GV-TPT Đội, phụ trách các Chi đội có vai trò của
một nhà giáo dục, của một cán bộ chính trị-xã hội ( cán bộ
Đoàn ) , của một nhà tổ chức. Điều khác biệt duy nhất chỉ là ở
chỗ Giáo viên-Tổng phụ trách Đội có phạm vi bao quát rộng
lớn ( công tác Đội của toàn trường ), còn giáo viên Phụ trách
Chi đội có phạm vi hẹp hơn ( công tác của Chi đội ). Nhưng
cũng vì vậy, giáo viên Phụ trách Chi đội cần phải thông thạo
hơn về kỹ năng nghiệp vụ và công tác Đội, hiểu biết sâu sắc
về Điều lệ Đoàn, Điều lệ Đội, đặc biệt là nhậy bén hơn trong
3
việc xử lý các tình huống cụ thể; sẵn sàng giúp đỡ các em tháo
gỡ những vướng mấc trong cuộc sống và những khó khăn
trong tổ chức hoạt động.
- Phụ trách Cho đội là nhân vật trung tâm là cầu nối giữa tổ
chức Đoàn và tổ chức Đội, giữa Nhà trường và các rthầy cô
giáo và các em, giữa Nhà trường-Gia đình-Xã hội. Phụ trách
Chi đội có liên quan chặ chẽ, mật thiết, cụ thể trong cả ba
khâu: dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Đồng thời Phụ trách Chi
đội đôi khi còn đóng vai một người “trọng tài” thực sự để xử
lý kịp thời những mối bất hoà trong tập thể, sự thiếu thông
cảm giửa thầy vad trò, giữa gia đìng và nhà trường, giữa việc
học tậo và hoạt động Đội Tóm lại Phụ trách Chi đội phải
luôn nắm vững các mục tiêu phấn đấu của các em là trở thành
con ngoan trò giỏi , bạn tốt, công dân tốt và người đoàn viên
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì vậy để có thể giúp đỡ
các em một cách hiệu quả nhất thì goá viên Phụ trách Chi đội
cần phải trở thành một người bạn tốt của các em.
Để thực hiện tốt vai trò của Phụ trách Chi đội, người Giáo viên-Phụ
trách Chi đội cần nắm vững những công việc cụ thể, có thể khái quát thành
10 nội dung công tác sau:

1/ Năm vững chủ trương công tác Đội và trong tâm công tác trong
từng thời kỳ .
Muốn làm tròn nhiệm vụ của Phụ trách Chi đội, chẵng những bạn phải
nắm vững những vấn đề cơ bản trong công tác Đội mà còn phải hiểu được
những vấn đề mang tính thời sự, những chủ trương lớn của công tác Đội
trong từng tháng, từng thời điểm.
2/ Thường xuyên tìm hiểu nắm vững tình hình của các em.
4
Đối tượng tác động chủ yếu và trực tiếp của bạn là những con người
cụ thể, là các em đội viên, thiếu nhi đang trong thời kỳ phát triển về mọi mặt
nhưng nhìn chung là chưa vững chắc. Vì vậy việc đi sâu đi sát tìm hiểu mọi
mặt của từng em là một yêu cầu bắt buộc, không thể thiếu được đối với giáo
viên chủ nhiệm lớp, hơn nữa lại là Phụ trách Chi đội. Những vấn đề cần tìm
hiểu là: cá tính, sở thích, nguyện vọng, sở trường, hoàn cảnh gia đình, bạn
bè, sức học, thái độ đối với tập thể, nhận xét của các thầy cco giáo cũ, của
cha mẹ của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
3/ Hướng dẫn lựa chọn bồi dưỡng Ban chỉ huy Chi đội.
Ban chỉ huy Chi đội là những đội viên tiêu biểu, được Đại hội Chi đội
tín nhiệm bầu ra để điều khiển các công việc của Chi đội, để thực hiện vai
trò tự quản của Đội dưới sự hướng dẫn , giúp đỡ của Phụ trách Chi đội. Ban
chỉ huy Chi đội thật sự là chỗ dựa tin cậy của bạn. Vì vậy cần hướng dẫn,
giúp đỡ các em lựa chọn trúng theo những tiêu chuẩn đã xác định. Trong
việc lựa chọn này không nên chỉ chú trọng các em nữ, các em “dễ bảo” hoặc
các em lớn tuổi. Cũng không chỉ chú ý tới các em học giỏi nhưng lại thiếu
năng động, ngại hoạt động. Lựa chọn Ban chỉ huy Chi đội không chỉ tiếp
nhận những năng lực phẩm chất sẵn có của các em, vì nhiều yếu tố chỉ xuất
hiện trong quá trình hoạt động rèn luyện. Vì vậy lựa chọn bao giờ cũng đi
đôi với việc bồi dưỡng kỹ năng công tác của các em. Điều lưu ý là không
bao giờ làm mất tính tự chủ, đức tự tin trong các em.
4/ Hướng dân các em xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của

Chi đội.
Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của Liên đội và tình hình thực tế của
Chi đội, bạn cần hướng dẫn Ban chỉ huy Chi đội bàn bạc, xây dựng chương
trình hoạt động cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng nhiệm vụ cụ
thể. Chương trình công tác của Chi đội cần phù hợp với khả năng, nguyện
vọng của đông đảo đội viên, nội dung thiết thực, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. Sau
5
khi dự thảo công tác, Phụ trách Chi đội hướng dẫn Chi đội thảo luận để
thống nhất ý kiến và phát huy sáng kiến để tìm biện pháp thực hiện. Làm
như vậy để cho các em thấy rõ được vai trò, vị trí, tinh thần tự quản của
mình, từ đó phấn khởi tin tưởng và quyết tâm góp, góp sức cùng tập thể thực
hiện những công việc mà Chi đội đã đề ra. Qua đây cho ta thấy được vai trò
của người lãnh đạo, hướng dẫn, vai trò nhà tổ chức-quản lý, vai trò người
trọng tài của giáo viên Phụ trách Chi đội cũng được thể hiện rõ nét nhất.
Biên pháp quan trọng nhất là phát động thi đua thực hiện kế hoạch,
bầu chọn công khai trong thi đua, tạo một bầu không khí phấn khởi, tự giái
trong tập thể Chi đội. Đồng thời uốn nắn những biểu hiện không đúng như
ganh đua, chạy theo thành tích, chi lo hoạt động sao nhãng việc khác.
5/ Tổ chức sinh hoạt Chi đội, Phân đội, Đại hội Chi đội.
Theo qui định của Điều lệ Đội, hàng tháng Chi đội phải sinh hoạt định
kỳ. Phụ trách Chi đội cần thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc đó và cố gắng
tạo thành nề nếp. Điều cần chú ý ở đây là Phụ trách Chi đội chỉ làm vai trò
hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý, định hướng, chứ không làm thay Ban chỉ huy Chi
đội. Trong các buổi sinh hoạt đó, Phụ trách Chi đội là người phát biểu cuối
cùng, chốt lại các vấn đề mà các em đã thảo luận, uốn nắn những lệch lạc
cần thiết một cách hết sức tế nhị.
Đại hội Chi đội có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng tổ chức Đội và
giáo dục toàn diện đội viên. Vì vậy đây làmột trong những công tác hàng
nămđòi hỏi Phụ trách Chi đội phải đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian để
chỉ đạo, hướng dẫn các em thực hiện thành công từ khâu chuẩn bị báo cáo

đến khâu thảo luận đóng góp ý kiến cho bản dự thảo báo cáo, từ khâu tổ
chức Đại hội đến khâu tổ chức nhân sự bầu vào BCH Đội nhiệm kỳ mới.
Chính vì bạn chỉ đóng vai trò của cố vấn, của người hướng dẫn, mọi việc do
các em tự điều hành, vì vậy càng chuẩn bị kỹ lưỡng công phu bao nhiêu, bạn
6
càng nắm chắc phần thắng trong tay bấy nhiêu. Đây chính là sự thực hiện kỹ
năng công tác Đội - Chủ nhiệm lớp của bạn.
6/ Tiến hành hoạt động của Chi đội ở trong và ngoài Nhà trường.
Những Chi đội mạnh, tự quản tốt là những đơn vị tổ chức được nhiều
hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn thiết thực, thực hiện tốt mọi chỉ tiêu
thi đua, các chương trình công tác của Liên đội. Hoạt động Đội rất đa dạng
và thường bám sát theo các mục tiêu, yêu cầu thể hiện trong 5 điều Bác Hồ
dạy Thiếu niên Nhi đồng, xoay quanh cái trục: “Đức-Trí-Thể-Mỹ”, hướng
tới mục tiêu: con ngoan-trò giỏi-bạn tốt-công dân tốt-đội viên tiên tiến-vươn
lên Đoàn.
Sau đây là một số gợi ý về hoạt động của Chi đội:
- Xây dựng mô hình các câu lạc bộ như CLB học tập, CLB theo
sở thích ( hát, múa, thể thao )
- Nêu gương điển hình ( người tốt-việc tốt )
- Phát động các phong trào phù hợp với đặc điểm của Chi đội.
- Phát triển các hình thức “ Học mà chơi-chơi mà học ”
7/ Hướng dẫn, giúp đỡ các em Sao Nhi đồng hoạt động.
Mỗi đội viên phải là tấm gương tốt cho Nhi đồng noi theo. Chi đội
cần
cử các đội viên lớn có năng lực hướng dẫn Sao Nhi đồng hoạt động, các em
như vậy được gọi là Phụ trách Sao. Để làm tốt việc này, Phụ trách Chi đội
cần giúp các em nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, luôn động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện, giúp các em hoàn thành công việc mà Đội
TNTP giao phó cho đội viên.
8/ Bồi dưỡng, giáo dục đội viên phát triển lên Đoàn.

Đây chính là nhiệm vụ “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau ”
theo tinh thần Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc xác định
nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục về Đoàn cho đội viên không
7
giống với cách làm của người lớn. Đối với các em nội dung phải cụ thể, hình
thức phải hấp dẫn, phương pháp phải thuyết phục. Các em có thể tòm hiểu
về Đoàn qua các mẩu chuyện về lịch sử truyền thống của Đoàn, những tấm
gương tiêu biểu của Đoàn, những hoạt động bổ ích thiết thực do Đoàn tổ
chức. Hôm nay các em yêu quí tổ chức Đội, tích cực xây dựng Đội trở thành
Chi đội mạnh, đó chính là biểu hiện cụ thể của ý thức phấn đấu vươn lên
Đoàn. Hôm nay, các em phấn đấu trở thành: con ngoan-trò giỏi-đội viên thì
tương lai gần chắc chắn các em sẽ trở thành đoàn viên Đoàn TNCS HCM.
9/ Tổ chức thi đua, khen thưởng động viên.
Tổ chức thi đua đúng hướng là nguồn sống nuôi dưỡng phong trào, là
biện pháp quan trọng để đẩy mạnh các hoạt động của Chi đội, phát huy tính
tự giác, tự quản, chủ động của đội viên, thúc đẩy các em nỗ lực phấn đấu đạt
chất lượng, hiệu quả cao nhất trong mọi công việc.
Là Phụ trách Chi đội, bạn cần định hướng đúng về nội dung thi đua,
mục tiêu thi đua, các chỉ tiêu thi đua, các hình thức sinh động phù hợp với
lứa tuổi các em: có đánh giá tổng kết kịp thời, khen thưởng xứng đáng, đối
với các em đây là điều đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên phải đảm bảo: công khai
- công bằng- công tâm trong đánh giá nhận xét có như vậy mới thực sự là
động lực thúc đẩy các em tu dưỡng, phấn đấu và trưởng thành.
10/ Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài Nhà
trường trong công tác Đội nói riêng và công tác Thiếu nhi nói chung.
Trước hết, Phụ trách Chi đội cần xử lý các mối quan hệ thường xuyên
tương đối ổn định trong Nhà trường:
- Với Tổng phụ trách Đội: thường xuyên báo cáo, trao đổi tình
hình của Chi đội và xin ý kiến chỉ đạo công việc của từng thời
gian, về giải pháp xử lý tình huống bất trắc. Bạn cần tạo lập

mối quan hệ này trên tình đồng chí, đồng nghiệp chân thành,
thực sự cầu thị.
8
- Với đội ngũ giáo viên cùng giảng dạy ở lớp của mình chủ
nhiệm: Giáo viên Nhạc, Hoạ, Ngoại ngữ, cùng khối lớp tham
khảo ý kiến của họ về nội dung, hình thức, phương pháp tổ
chức các hoạt động cụ thể, sự ủng hộ về tinh thần vật chất
nếu có thể được.
- Với Hội cha mẹ học sinh, tranh thủ các sáng kiến của họ trong
tổ chức hoạt động, thông qua họ để hiểu biết thêm về hoạt
động của học sinh ngoài giờ học trên lớp.
Thứ hai, với các lực lượng ngoài nhà trường như cộng đồng dân cư,
các lực lượng vũ trang trên địa bàn, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ cần chủ
động tạo lập mối quan hệ thật tốt, cố gắng có được xung quanh mình một
đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, thực sự quan tâm đến giáo dục, bảo vệ,
chăm sóc trẻ em, là chuyên gia cho bạn trên từng lĩnh vực để cố vấn cho bạn
trong việc tổ chức các hoạt động chuyên biệt như: Văn nghệ, TDTT
Trên đây là 10 nội dung chủ yếu của người Phụ trách Chi đội cần
phải
chú ý để xây dựng một tập thể Chi đội mạnh về mọi mặt.
9
PHẦN KẾT LUẬN
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã chỉ ra được vai trò của “ Giáo
viên chủ nhiệm-Phụ trách Chi đội ” trong Nhà trường Tiểu học. Đó là vấn đề
rất quan trọng, nó góp phần trực tiếp vào việc gây hứng thú, tránh được tâm
lý ngại ngùng, sợ sệt khi tham gia vào các hoạt động tập thể nói chung và
các hoạt động dạy và học khác nói riêng.
Do trình độ có hạn, thời gian làm công tác Tổng phụ trách chưa lâu,
đây lại là một vấn đề khó, nên sáng kiến có những vấn đề chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự phát triển toàn diện của học sinh. Rất mong được sự

đóng góp chỉ bảo của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn
thiện hơn nữa, được áp dụng một cách có hiệu quả trong công tác của người
Phụ trách Chi đội. Đồng thời kích thích các em có hứng thú hơn trong các
hoạt động ngoại khoá ngoài giờ học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
10
Tân Hồng, ngày 25 tháng 3 năm 2005
NGƯỜI THỰC HIỆN
Tạ Quang
Vinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp chí Người phụ trách số 9-10-11-12 năm 2004
- Tạp chí Người phụ trách số 1-2-3 năm 2005
- Cẩm nang cho người Phụ trách Đội TNTP HCM
- Công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà
trường sư phạm.
11
12

×