NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
1. Ý tưởng đề tài:
Nguyễn Thị Minh Trâm
2. Xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện dạy lồng ghép kĩ năng sống:
Nguyễn Thị Minh Trâm
3. Khảo sát học sinh, thu thập số liệu, thực hiện dạy lồng ghép kĩ năng sống
thông qua môn Đạo đức ở lớp 2, lớp 4 và trực tiếp theo dõi học sinh thực
hiện:
Trần Lê Thu Thuỷ
Nguyễn Thị Thuý Diễm
1
ĐỀ TÀI:
DẠY LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TIỂU HỌC
THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
I. Đặt vấn đề:
Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà
nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao
động VN thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ
ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế
sản xuất kinh doanh.
Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập:
“Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một
trong bốn mục tiêu của UNESCO.
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ
năng - Skills Based Economy. Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3
khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để
thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảmxúc) chiếm 85%, kỹ năng
cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% (tskillsinstitution.
com/faq.htm).
Chúng ta bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà chương trình đào tạo và
việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức.
Peter M.Senge nói “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ
ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học
nhanh mà phải học đúng.
Với tình hình thực tế như thế, ngày 20-5-2009, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã tổ chức hội thảo bàn về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
phổ thông hiện nay.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận:
Theo UNECEFF, kĩ năng sống là tổ hợp các năng lực tâm lí – xã hội và
các kĩ năng cá nhân “giúp con người trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề,
tư duy sáng tạo, giao tiếp hiệu quả, xây dựng những mối quan hệ lành mạnh,
thấu cảm với người khác, kiểm soát và quản lí cuộc đời mình theo cách lành
mạnh và sinh lợi.” Cụ thể với học sinh không được dạy kĩ năng sống sẽ không
chuyển được những kiến thức từ lý thuyết mà mình đã học thành hành động thực
tế dẫn đến việc các em thường lúng túng khi gặp phải những tình huống khó
khăn trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ được dạy kĩ năng sống sẽ biết điểm dừng
2
trong quan hệ bạn bè, chuẩn mực cư xử với thầy cô; thiết lập mối quan hệ, tổ
chức lời nói, nhận biết những biểu hiện phi ngôn ngữ của những người xung
quanh để giải mã tín hiệu giao tiếp Từ kĩ năng sống có thể thể hiện thành những
hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những
người khác, cũng như dẫn đến những hành động làm thay đổi môi trường xung
quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
Như vậy, kĩ năng sống hướng vào việc giúp con người có nhận thức đúng
đắn, thay đổi thái độ tiêu cực và nâng cao giá trị bản thân. Từ đó dẫn đến hành
động theo hướng tích cực, mang tính xây dựng.
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành nhân cách trẻ cho đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng sống
cho các em phải bắt đầu từ việc định hướng và định hình cho các em những hành
vi tốt đẹp. Giáo dục kĩ năng sống có thể bắt đầu từ tiểu học thậm chí ở lứa tuổi
mầm non. Việc thường xuyên học kĩ năng sống ở mức độ khác nhau sẽ giúp trẻ
tự tin bước vào cuộc sống độc lập, không mối quan hệ xã hội chi phối suy nghĩ,
hành động của mình. Trẻ sẽ chủ động và biết cách xử lí mọi tình huống trong
cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết
phát huy thế mạnh của các em.
2. Cơ sở thực tiễn:
Theo Báo ViệtNamnet, càng lớn lên đạo đức của học sinh càng đi xuống.
Biểu hiện ở chỗ: thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường; thích
thể hiện bản thân một cách thái quá; yêu đương quá sớm, không lành mạnh, xa
rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam; gian lận trong học tập và thi
cử Đó là những biểu hiện đáng lo ngại của học sinh phổ thông.Có những
nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên nhưng một nguyên nhân được coi
là nguồn gốc sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống.
Dựa vào tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, đã đưa ra
10 kĩ năng căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại
ngày nay:
1. Kĩ năng học và tự học.
2. Kĩ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân.
3. Kĩ năng tư duy sáng tạo.
4. Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc.
5. Kĩ năng lắng nghe.
6. Kĩ năng thuyết trình.
7. Kĩ năng giao tiếp và ứng xử.
8. Kĩ năng giải quyết vấn đề.
9. Kĩ năng làm việc đồng đội.
10. Kĩ năng đàm phán.
3
Cụ thể ở trường, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh như sau: Ở khối lớp
1,2,3 tôi chọn khảo sát học sinh lớp 2/2, ở khối lớp 4,5 chọn khảo sát học sinh
lớp 4/1.
Qua số liệu khảo sát trong 34 học sinh lớp 2/2 và 38 học sinh lớp 4/1-là
hai lớp học 2 buổi/ngày của nhà trường cho thấy:
Lớp TS
HS
Sợ phải
đi học
Có khả năng
tư duy và
sáng tạo
Đi học
muộn
Rụt rè, ngại
giao tiếp
Không biết
cách giao
tiếp và ứng
xử phù hợp
với từng đối
tượng
Chưa biết
tự phục
vụ bản
thân và
vệ sinh cá
nhân, giữ
gìn vệ
sinh môi
trường,
bảo vệ
môi
trường.
Có tinh
thần, thái
độ hợp tác
khi hoạt
động nhóm
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
2/2 34 9 26.
5
7 20.
6
3 8.8 15 44.
1
12 35.
3
17 50.
0
19 55.
9
4/1 38 12 31.
6
5 13.
2
2 5.3 9 23.
7
15 39.
5
21 55.
3
25 65.
8
TC 72 21 29.
2
12 16.
7
5 6.9 24 33.
3
27 37.
5
38 52.
8
44 61.
1
Từ số liệu khảo sát trên, tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi tiểu học cần hình
thành cho các em 6 kĩ năng sau đây:
1. Kĩ năng học và tự học.
2. Kĩ năng tư duy sáng tạo.
3. Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc.
4. Kĩ năng giao tiếp và ứng xử.
5. Kĩ năng giải quyết vấn đề.
6. Kĩ năng làm việc đồng đội.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn kĩ năng sống lồng ghép vào
chương trình giảng dạy là rất quan trọng và rất cần thiết. Nhưng để làm được
việc này không phải là dễ.
Với điều kiện thực tế của nhà trường, qua số liệu khảo sát học sinh, trong
năm học này, tôi thực hiện chuyên đề “Dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học thông qua môn Đạo đức” nhằm trước hết là giúp giáo viên toàn trường
tiếp cận được với việc lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học như thế nào để
có một tâm thế vững vàng trong việc thực hiện dạy lồng ghép kỹ năng sống vào
4
các môn học ở năm học 2010-2011 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời thực hiện việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông
qua môn Đạo đức thí điểm ở lớp 2/2 và lớp 4/1 trong năm học 2009-2010.
III. Nội dung nghiên cứu:
A. Tổ chức cho giáo viên toàn trường tiếp cận được với mục đích,
nội dung và phương pháp của việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học
sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức:
*Mục đích:
Mục đích cuối cùng của dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua môn Đạo đức là góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ
các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” hay “nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm”, xây dựng trong mỗi cá nhân ý thức về các giá trị; hình thành thái độ ứng
xử; phát triển khả năng đánh giá và đương đầu với những thách thức; tăng
cường tính thích nghi, tinh thần tự chủ và sống có trách nhiệm; tôn trọng và bảo
vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên…
*Nội dung:
- Rèn cho học sinh khả năng tự học, hướng dẫn học sinh biết sắp xếp thời
gian biểu hợp lí.
- Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
- Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ
gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.
- Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi
làm việc đồng đội.
*Phương pháp:
- Phương pháp động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống.
- Phương pháp dự án (là phương pháp kết hợp giữa lí thuyết và thực
hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng
sống quan trọng như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu
…)
Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng
sống cho học sinh Tiểu học thông qua môn Đạo đức cũng cần phải khơi gợi và
5
phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của thầy – cô giáo,
chứ tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của thầy – cô giáo
cũng như người lớn. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em
làm điều gì đó chưa tốt, bởi nếu vậy sẽ triệt tiêu sự chủ động, tự tin và hoà nhập
cùng bạn bè, vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình. Chuyên gia tâm
lí học người Nga Dorothy Holte đã nói: “Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ
sẽ học cách chỉ trích”; do đó, những điều trên là tối kị trong việc giáo dục nói
chung và giáo dục kĩ năng sống cho các em nói riêng.
B. Thực hiện thí điểm ở lớp 2/2 và lớp 4/1:
B1. Lập kế hoạch lồng ghép giảng dạy ở từng khối lớp:
Dựa vào nội dung giảng dạy môn Đạo đức của lớp 2 và lớp 4:
Lớp 2 Lớp 4
Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ Bài 1: Trung thực trong học tập
Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi Bài 2: Vượt khó trong học tập
Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
Bài 4: Chăm làm việc nhà Bài 4: Tiết kiệm tiền của
Bài 5: Chăm chỉ học tập Bài 5: Tiết kiệm thời giờ
Bài 6: Quan tâm giúp đỡ bạn Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Bài 8: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng Bài 8: Yêu lao động
Bài 9: Trả lại của rơi Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao
động
Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị Bài 10: Lịch sự với mọi người
Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện
thoại
Bài 11: Giữ gìn các công trình công
cộng
Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt
động nhân đạo
Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật Bài 13: Tôn trọng luật giao thông
Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích Bài 14: Bảo vệ môi trường
Có thể lập kế hoạch lồng ghép như sau:
Bài học được lồng ghép
6
Kĩ năng Nội dung Lớp 2 Lớp 4
Kĩ năng học
và tự học
Rèn cho học sinh
khả năng tự học.
- Bài 1: Học tập,
sinh hoạt đúng
giờ.
- Bài 5: Chăm chỉ
học tập
- Bài 1: Trung
thực trong học tập
- Bài 2: Vượt khó
trong học tập
Kĩ năng lập kế
hoạch và tổ
chức công việc.
Hướng dẫn học
sinh biết sắp xếp
thời gian biểu hợp
lí.
- Bài 1: Học tập
sinh hoạt đúng
giờ.
- Bài 5: Tiết kiệm
thời giờ
Kĩ năng giao
tiếp và ứng xử.
Rèn cho học sinh
biết cách giao tiếp
và ứng xử phù
hợp.
- Bài 2: Biết nhận
lỗi và sửa lỗi
- Bài 6: Quan
tâm, giúp đỡ bạn.
- Bài 9: Trả lại
của rơi.
- Bài 10: Biết nói
lời yêu cầu, đề
nghị.
- Bài 11: Lịch sự
khi nhận và gọi
điện thoại.
- Bài 12: Lịch sự
khi đến nhà
người khác.
- Bài 3: Biết bày
tỏ ý kiến
- Bài 6: Hiếu thảo
với ông bà, cha
mẹ.
- Bài 9: Kính
trọng, biết ơn
người lao động
- Bài 10: Lịch sự
với mọi người
Kĩ năng giải
quyết vấn đề
Rèn cho học sinh
biết cách tự phục
vụ bản thân và vệ
sinh cá nhân, giữ
gìn vệ sinh môi
trường, bảo vệ
môi trường.
- Bài 3: Gọn
gàng, ngăn nắp
- Bài 4: Chăm
làm việc nhà
- Bài 7: Giữ gìn
trường lớp sạch
đẹp.
- Bài 8: Giữ gìn
trật tự vệ sinh nơi
công cộng
- Bài 14: Bảo vệ
- Bài 14: Bảo vệ
môi trường
7
loài vật có ích.
Ngoài ra, đối với kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng làm việc đồng đội sẽ
được dạy lồng ghép trong tất cả các bài học, tiết học của môn Đạo đức lớp 2
và lớp 4.
B2. Tiến hành dạy lồng ghép kĩ năng sống ở lớp 2 và lớp 4 thông qua
môn Đạo đức:
Việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức
lớp 2 do cô Trần Lê Thu Thuỷ phụ trách và ở lớp 4 do cô Nguyễn Thị Thuý
Diễm phụ trách.
Trong quá trình lồng ghép, GV thực hiện những biện pháp sau:
1/. Dạy học sinh kĩ năng làm việc đồng đội theo hướng sau:
Theo kết quả nghiên cứu, để có hiệu quả khi làm việc theo nhóm, các
thành viên trong nhóm phải tuân thủ 7 kĩ năng. Những kĩ năng này được sử
dụng trong quá trình làm việc đồng đội nhằm thể hiện và củng cố mức độ “ăn
rơ” của các thành viên trong nhóm để từ đó đưa ra một kết quả hoàn hảo
nhất cho việc giải quyết vấn đề:
- Thứ nhất là các thành viên phải biết lắng nghe: Đây là một trong
những kĩ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý
kiến của nhau. Kĩ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các
thành viên.
- Thứ hai là phải biết chất vấn lẫn nhau: Qua cách thức mỗi người đặt
câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận,
đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.
- Thứ ba là phải có kĩ năng thuyết phục mọi người về thông tin mình
đưa ra: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng
thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của
mình.
- Thứ tư là phải biết tôn trọng ý kiến của người khác: Mỗi thành viên
trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động
viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
- Thứ năm là phải biết trợ giúp lẫn nhau: Các thành viên phải biết giúp
đỡ nhau.
- Thứ sáu là phải biết sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường
thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.
- Thứ bảy là phải biết cùng chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí
lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Từ 7 kĩ năng trên, GV hướng dẫn cho học sinh nhớ được trình tự từng
công đoạn và áp dụng khi thực hiện hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra
như sau:
8
- Công việc thứ nhất là mỗi thành viên trong nhóm sẽ đưa ra hướng giải
quyết vấn đề mà GV đã đặt ra.
- Các thành viên trong nhóm chăm chú lắng nghe đồng thời đưa ra câu hỏi
để chất vấn.
- Các thành viên được chất vấn sẽ thuyết phục mọi người về thông tin
mình đưa ra bằng khả năng lí luận của mình.
- Các thành viên trong nhóm trợ giúp nhau để kết luận một phương án
hoàn hảo nhất cho việc giải quyết vấn đề GV đã đặt ra
2/. Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo thông qua vẽ tranh theo nội dung của
bài học:
Khi nói về con người Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công
trình nghiên cứu các phẩm chất đạo đức như tinh thần yêu nước, đoàn kết, tính
lạc quan yêu đời, tình nghĩa trong ứng xử… nhưng về các phẩm chất trí tuệ, nhất
là phẩm chất sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo và những đòi hỏi gay gắt trong
thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quả là còn ít công
trình nghiên cứu.
Sáng tạo là một phẩm chất, một năng lực vô cùng quan trọng, cần thiết
cho mỗi người sống trong nền kinh tế tri thức theo cơ chế thị trường và xu hướng
hội nhập. toàn cầu hoá hiện nay. Trong thời kỳ xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay đòi hỏi rất cao năng lực sáng tạo của con
người Việt Nam hơn bất kỳ thời kỳ nào khác. Sự sáng tạo trong hoạt động của
mỗi cá nhân góp phần làm nên sự phát triển cho cộng đồng, đất nước. Vì vậy
trong mục tiêu giáo dục con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng ở bất kỳ quốc
gia nào trên thế giới hiện nay, việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cũng đều được
đặt ở vị trí hàng đầu. Bởi đó là điều kiện cho sự phát triển, hội nhập của đất nước
với khu vực và thế giới, nếu không sẽ bị tụt hậu và lệ thuộc. Việc bồi dưỡng
năng lực sáng tạo cho học sinh là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp. Muốn
làm tốt được điều đó, người thầy giáo phải hiểu rõ bản chất của sự sáng tạo là gì
và quan hệ của phẩm chất năng lực này với các phẩm chất năng lực khác trong
hoạt động tâm lý của con người, trong quá trình phát triển nhân cách.
Trong hoạt động dạy học, ngoài việc nêu ra tình huống để học sinh độc lập
suy nghĩ nhằm đưa ra hướng giải quyết, đặt câu hỏi như “Em còn có thể thử
cách nào nữa”, “Còn cách nào không?” hoặc “Còn điều gì quan trọng nữa
không?” để phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh thì mỹ thuật cũng có
lợi cho sự phát triển tâm trí của trẻ nhỏ, vì bản thân nó là mỹ thuật thị giác, đồng
thời làm cho não, mắt và tay của trẻ hoạt động. Hoạt động mỹ thuật có lợi cho
năng lực tư duy và năng lực phát triển toàn diện. Có lợi cho việc phát huy tiềm
năng và cá tính của trẻ, bồi dưỡng sức tưởng tượng và sáng tạo của trẻ một cách
phong phú. Mỹ thuật giúp trẻ đi vào thế giới tinh thần. Thế giới này bao gồm vẻ
9
đẹp hiện thực và vẻ đẹp tinh thần. Có cái đẹp về tạo hình về màu sắc, có cái đẹp
của thiên nhiên, cái đẹp về sức sáng tạo của người lao động. Tất cả những thứ đó
làm trẻ cảm thụ được một khái niệm mơ hồ mà chúng ta vẫn gọi là “mỹ học”.
Chính sự cảm nhận được cái đẹp của trẻ thơ lại được bắt nguồn từ tình cảm tốt
đẹp của trẻ đối với đời sống, chân thành đối với sự vật xung quanh. Vì vậy, mỹ
thuật có vai trò giúp trẻ phát triển tình cảm tốt đẹp, nâng cao năng lực thẩm mỹ
và kiềm chế tính tình.
Ở lớp 2, trong 4 tiết thực hành và rèn luyện kĩ năng trong chương trình
đưa vào hoạt động sưu tầm tranh, ảnh, cảm thụ nội dung và thuyết minh tranh,
ảnh dẫn đến vẽ tranh theo nhóm và thuyết minh tranh để phát huy khả năng tư
duy và sáng tạo của học sinh.
Cụ thể như sau:
Bài học Nội dung
Thực hành và rèn luyện kĩ năng giữa HKI Em hãy sưu tầm tranh, ảnh thể hiện
việc học tập, sinh hoạt đúng giờ,
quang cảnh nhà cửa ngăn nắp, gọn
gàng, thể hiện những việc làm góp
phần làm nhà cửa sạch đẹp
Thực hành và rèn luyện kĩ năng cuối HKII Em hãy sưu tầm tranh, ảnh thể hiện
việc chăm chỉ học tập, sự quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau, quang cảnh trường
lớp sạch đẹp.
Thực hành và rèn luyện kĩ năng giữa HKII Em hãy vẽ tranh thể hiện việc sự lịch
sự khi đến nhà người khác hoặc thể
hiện sự lịch sự khi nhận và gọi điện
thoại.
Thực hành và rèn luyện kĩ năng cuối HKII Em hãy vẽ về những con vật có ích.
*Những tranh ảnh mà học sinh sưu tầm được:
10
Trong chương trình đạo đức lớp 4, nội dung vẽ tranh theo nội dung bài
học đã được giảm tải. Nhưng để thực hiện dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học
sinh thông qua môn Đạo đức mà cụ thể là rèn cho học sinh kĩ năng tư duy và
sáng tạo, chúng tôi vẫn sử dụng có chọn lọc và thay đổi nội dung những bài tập
yêu cầu vẽ tranh vào hoạt động dạy học ở 4 tiết thực hành rèn luyện kĩ năng
trong chương trình. Cụ thể:
Bài học Yêu cầu
giảm tải
Nội dung
thay đổi
Sử dụng lại trong tiết
học
Tiết kiệm
thời giờ
Bài 5: Em hãy viết, vẽ
hoặc kể cho các bạn
nghe về một tấm
gương biết tiết kiệm
thời giờ.
Em hãy vẽ tranh
thể hiện sự trung
thực trong học
tập.
Thực hành và rèn
luyện kĩ năng giữa
HKI.
Hiếu thảo
với ông bà,
cha mẹ
Bài 6: Hãy viết, vẽ
hoặc kể chuyện về chủ
đề hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ.
Em hãy vẽ tranh
theo chủ đề:
“Quê hương em
năm 2010”.
Thực hành và rèn
luyện kĩ năng cuối
HKI.
Biết ơn
thầy giáo,
cô giáo
Bài 4: Em hãy viết, vẽ,
kể chuyện hoặc cùng
các bạn trong nhóm
xây dựng một tiểu
phẩm về chủ đề kính
trọng, biết ơn thầy
giáo, cô giáo.
Thực hành và rèn
luyện kĩ năng giữa
HKII (chỉ nêu yêu cầu
vẽ tranh)
Yêu lao
động
Hãy viết, vẽ hoặc kể
về một công việc mà
11
Phòng ngủ ngăn nắp, gọn gàng
Lớp học khang trang, sạch sẽ
Học tập, sinh hoạt đúng giờ
Quan tâm giúp đỡ nhau
em yêu thích.
Kính
trọng, biết
ơn người
lao động
Bài 6: Hãy kể, viết
hoặc vẽ về một người
lao động mà em kính
phục, yêu quý nhất.
Em hãy vẽ tranh
theo chủ đề:
“Bảo vệ môi
trường nơi em ở”
Thực hành và rèn
luyện kĩ năng cuối
HKII.
*Những tranh vẽ của học sinh:
3/. Thường xuyên kiểm tra việc tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá
nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường thông qua việc ăn học
bán trú:
Như đã trình bày ở trên, lớp 2/2 và lớp 4/1 là hai lớp học 2 buổi/tuần nên
khi đã giáo dục các em kĩ năng tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn
vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường qua các bài học trong môn Đạo đức, GV
sẽ theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ học sinh tự phục vụ bữa ăn của mình, rửa tay
12
Tranh vẽ của học sinh theo chủ đề: Quê hương em năm 2020.
bằng xà phòng trước và sau khi ăn và vệ sinh răng miệng sau khi ăn, tự lấy gối,
chăn sắp xếp chỗ ngủ và gấp chăn gọn gàng, cất lại ngay ngắn vào tủ sau khi ngủ
dậy.
*Hình ảnh minh họa:
13
Trải khăn bàn chuẩn bị bữa ăn.
Rửa tay bằng xà phòng trước giờ ăn trưa.
Thay quần áo và treo lên giá gọn gàng.
14
Tự lấy mền, gối chuẩn bị đi ngủ và cất lại vào tủ khi ngủ dậy.
Tự phục vụ bữa ăn cho mình và các bạn ở lớp 4/1.
Giúp đỡ cô nuôi chuẩn bị bữa ăn ở lớp 2/2.
4/. Phát huy tối đa việc hình thành và rèn kĩ năng đối với những tiết
học bài mới và tiết luyện tập thực hành trên lớp:
GV tiến hành như sau:
- Dựa vào kế hoạch lồng ghép nêu trên, giáo viên tăng cường cho học
sinh được luyện tập thực hành từng kĩ năng một phù hợp với nội dung
bài học. Chú trọng rèn luyện ở tiết 2 (Luyện tập thực hành).
- Sau mỗi kĩ năng được hình thành, GV đưa kĩ năng này vào thực tế cuộc
sống hàng ngày thông qua phần thực hành ở cuối mỗi bài học để giúp
học sinh rèn luyện và thực hiện dưới sự kiểm tra của GV.
Ví dụ:
Ở lớp 2: Khi dạy xong bài “Học tập, sinh hoạt đúng giờ”, học sinh đã
được làm bài tập 3/VBT trang 3 như sau:
a/ Hãy ghi lại những việc em thường làm trong ngày.
- Buổi sáng:
- Buổi trưa:
- Buổi chiều:
- Buổi tối:
b/ Hãy đánh dấu + vào ô trước những việc em đã thực hiện đúng giờ.
Đi học
Đi ngủ
Tự học
Dựa vào kết quả bài làm, GV sẽ biết được trong lớp mình có bao nhiêu em
đã thực hiện đúng giờ những việc làm trên. GV khuyến khích những em đó và
động viên những em chưa thực hiện được. Đồng thời, GV giúp các em có được
kĩ năng học và tự học bằng cách theo dõi việc đi học đúng giờ và tinh thần tự
học của từng học sinh để động viên, giúp đỡ kịp thời.
Ngoài ra, ở trên lớp, GV chia góc học tập Toán và Tiếng Việt để học sinh
tự học trong tiết tự học vào buổi chiều, phân nhóm trưởng của từng môn học để
kịp thời giải đáp những thắc mắc của bạn trong quá trình tự học.
Ở lớp 4: Khi dạy xong bài: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”, học sinh sẽ
được rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp, điển hình ở đây là với ông bà, cha mẹ -
những người đã sinh thành, nuôi dưỡng các em nên người. Các em có được kĩ
năng này tức là các em phải thể hiện được lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
GV động viên, khuyến khích học sinh thực hành thuần thục và theo dõi, kiểm tra
thông qua phụ huynh bằng phiếu theo dõi hàng tháng:
15
Một số ý kiến của phụ huynh học sinh:
5/. Đầu tư thiết kế bài giảng ở bốn tiết Thực hành rèn luyện kĩ năng
giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II và cuối kỳ II
- Đối với 4 tiết Thực hành rèn luyện kĩ năng giữa kì và cuối kì, GV cần
chú trọng rèn luyện kĩ năng cho các em nhiều hơn ở những tiết học khác. Bốn
tiết thực hành này không có hướng dẫn soạn giảng trong SGV. Vì vậy, GV cần
16
TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM
LỚP 4/1
KĨ NĂNG CỦA EM
Họ và tên học sinh:
Phụ huynh học sinh điền đầy đủ các thông tin sau:
Biết tự chăm sóc bản thân, đỡ đần ông bà, cha mẹ:
Thực hiện chưa tốt Thực hiện tốt Thực hiện rất tốt
Những công việc làm cụ thể hàng ngày của học sinh bày tỏ lòng hiếu thảo
đối với ông bà, cha mẹ:
Ý kiến đề xuất của phụ huynh học sinh:
Học sinh kí tên Phụ huynh kí tên
phải đầu tư vào việc thiết kế bài giảng sao cho hợp lí để giúp học sinh được rèn
luyện các kĩ năng đã được học trong thời gian qua.
- Khi thiết kế bài giảng của tiết “Thực hành rèn luyện kĩ năng giữa kì và
cuối kì”, GV nên lưu ý mục tiêu ở đây là rèn luyện các kĩ năng đã học trong nữa
hoặc cả học kì nên tất cả những bài tập, những yêu cầu GV đưa ra đối với học
sinh đều phải hướng vào các kĩ năng cần rèn luyện. (Có thể tham khảo phần phụ
lục trong SGV để lấy tư liệu soạn giảng). Đồng thời, GV cũng cần giành một ít
thời gian trong tiết học để học sinh bày tỏ ý kiến về việc vận dụng kĩ năng vào
thực tế cuộc sống.
Bài giảng minh hoạ:
Tiết 11 : ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : Giúp HS củng cố kiến thức về các chuẩn mực đạo đức đã học.
2.Kỹ năng :
- Có kỹ năng học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết sống gọn gàng ngăn nắp.
- Có ý thức chăm chỉ học tập.
- Kỹ năng tư duy và sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh, ảnh học sinh sưu tầm (Có nội dung : Học tập, sinh hoạt đúng giờ,
nhà cửa, phòng học, , gọn gàng ngăn nắp, chăm làm việc nhà).
III. Hoạt động dạy học:
HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
HĐ1: Rèn
kĩ năng học
và tự học và
kĩ năng lập
kế hoạch và
tổ chức
công việc.
GV nêu câu hỏi: - Thế nào là chăm chỉ
học tập ?
- GV nhận xét và xếp loại.
* GV giới thiệu bài.
Trò chơi :“Đoán xem tôi đang làm gì?”
- GV chia lớp thành 2 đội chơi.
- GV phổ biến luật chơi :
*Lượt 1 : Đội 1 sẽ cử đại diện đủ số bạn
làm những chiếc đồng hồ biết nói, lần
lượt từng chiếc đồng hồ hô to múi giờ của
mình thì các bạn ở đội 2 phải có nhiệm vụ
lập ngay thời gian biểu của mình làm
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
17
Lớp 2
HĐ2: Rèn
kĩ năng tư
duy và sáng
tạo.
HĐ3: Kĩ
năng giao
tiếp và ứng
xử.
3.Củng cố,
dặn dò:
đúng với múi giờ của chiếc đồng hồ đó –
Tương ứng với mỗi chiếc đồng hồ thì các
bạn đội 2 sẽ phải lập thời gian biểu trong
một ngày – Đội đúng sẽ ghi được 5 điểm,
sai trừ 2 điểm.
*Lượt 2 : Hai đội đổi vị trí chơi cho nhau.
- GV cùng tổ trọng tài giám sát 2 đội chơi.
*GV nhận xét, trao phần thưởng.
*GV kết luận
Thi xem “Ai khéo tay – Ai nói hay”.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phổ biến
luật thi.
- GV cho đại diện 4 nhóm thi với nhau
bằng cách lên trưng bày tranh, ảnh đã sưu
tầm. Sau đó, các nhóm chọn một cá nhân
và một tranh tiêu biểu để thuyết minh về
nội dung tranh.
- Nội dung tranh phù hợp và phong phú :
4 điểm, trình bày đẹp, sáng tạo : 1 điểm.
Người thuyết minh nói đúng nội dung,
đảm bảo thời gian : 4 điểm. Thuyết minh
hay, trôi chảy : 1 điểm.
* GV nhận xét và tuyên dương.
- GV hỏi :
*Vì sao ta phải biết nhận lỗi và sửa lỗi?.
- GV kết luận và hỏi thêm học sinh: “Em
có thích học môn Đạo đức không? Vì
sao?”.
- GV chốt lại một số ý.
- Nhận xét tiết học – Dặn dò
- Thảo luận nhóm, cử
đại diện tham gia trò
chơi.
- Vỗ tay tuyên dương.
- Lắng nghe.
- Các nhóm tham gia
cuộc thi.
- HS trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi, trả lời
trước lớp.
- Lắng nghe.
18
Tuần 18: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I. Mục đích:
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về các hành vi như:
Trung thực trong học tập; Vượt khó trong học tập; Bày tỏ ý kiến; Tiết kiệm thời
giờ; Hiếu thảo với ông bà cha mẹ; Lịch sự với mọi người
- Thực hành rèn luyện kĩ năng đúng ở các tình huống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về nội dung các bài đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
* Giới thiệu
bài:
HĐ1: Rèn
kĩ năng học
và tự học.
HĐ2:Kĩ
năng lập kế
hoạch và tổ
chức công
việc.
HĐ3: Kĩ
năng giao
tiếp và ứng
xử.
- Vì sao cần yêu lao động?
- Kể một số công việc em đã làm ở lớp, ở
trường?
- Nhận xét đánh giá.
-Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì
I.
-GV đưa ra một số câu hỏi cho HS thảo
luận:
+ Vì sao cần phải vượt khó trong học tập?
+ Em đã vượt khó trong học tập như thế
nào? Nêu dẫn chứng.
-GV yêu cầu HS nêu thời gian biểu và
trao đổi với các bạn về thời gian biểu của
mình.
- GV theo dõi, kịp thời giúp đỡ học sinh.
+ Vì sao cần hiếu thảo với ông bà, cha
mẹ? Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ nói
về hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
-GV kết luận.
-GV đưa ra tình huống và yêu cầu học
sinh giải quyết: Em đang ngồi làm bài thì
nghe bà nói: “Bữa nay bà đau lưng quá”.
-2 HS trả lời; nhận
xét.
-HS trả lời.
-Nhận xét, bổ
sung.
- HS thực hiện
theo nhóm 4.
- HS trong nhóm
trao đổi, giúp đỡ
bạn điều chỉnh
thời gian biểu cho
phù hợp.
-HS trả lời.
-Nhận xét, bổ
sung.
-HS thảo luận.
-Vài HS trình bày.
19
Lớp 4
HĐ4: Rèn
kĩ năng tư
duy và sáng
tạo.
3. Củng cố,
dặn dò:
Em sẽ làm gì?
+ Kể một số việc làm thể hiện mình đã là
người con, người cháu hiếu thảo?
- GV nêu yêu cầu: Em hãy cho biết những
suy nghĩ của mình trong quá trình áp dụng
thực hiện các kĩ năng trên vào thực tế
cuộc sống.
- GV phân nhóm và cho học sinh tham gia
vẽ tranh về chủ đề: “Quê hương em năm
2020”.
- GV nêu yêu cầu: HS vận dụng trí tưởng
tượng, niềm mơ ước của mình để thể hiện
được bức tranh quê hương giàu đẹp hơn,
hiện đại hơn so với những gì hiện đang
có.
- Thực hành đúng các hành vi đã học
trong học kì I.
-Chuẩn bị bài: Kính trọng, biết ơn người
lao động.
-HS trình bày cá
nhân, nhận xét
-Trình bày,trao đổi
trước lớp.
- HS thực hiện vẽ
tranh theo nhóm 8.
- Đại diện nhóm
trình bày và thuyết
trình về bức tranh
của mình.
- GV cùng cả lớp
nhận xét, bình
chọn tranh đẹp
nhất, giàu ý tưởng
nhất.
*Một vài ý kiến điển hình từ học sinh:
Em Lê Nguyễn Xuân Quỳnh - học sinh lớp 2/2 đã bày tỏ: “Cháu rất thích
học môn học này vì đã cho cháu nhiều bài học bổ ích. Cháu rất vui vì đã thấy
mình tự tin hơn khi giao tiếp, biết cách nhận và gọi điện thoại”.
Em Lã Vũ Thanh Điển – học sinh lớp 4/1 tâm sự: “Sau những tiết học,
em cảm thấy vui và bổ ích. Từ một đứa trẻ rụt rè, không lúc nào cảm thấy tự
tin vào bản thân mình. Nhờ cô giáo rèn luyện em đã cảm thấy tự tin hơn rất
20
nhiều trong khi giao tiếp với bạn bè, đặc biệt là với người lớn hơn mình. Em
đã biết cách sinh hoạt đúng giờ.”
*Hình ảnh minh họa:
21
Tiết: Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa HKI ở lớp 2/2
Tiết: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối HKI ở lớp 4/1.
IV. Kết quả nghiên cứu:
Sau một thời gian thực hiện, cụ thể là bắt đầu từ tuần thứ hai của năm học
2009-2010 đến giữa học kỳ hai, kết quả đạt được như sau:
Lớp TS
HS
Sợ phải
đi học
Có khả năng
tư duy và
sáng tạo
Đi học
muộn
Rụt rè, ngại
giao tiếp
Không biết
cách giao
tiếp và ứng
xử phù hợp
với từng đối
tượng
Chưa biết
tự phục
vụ bản
thân và
vệ sinh cá
nhân, giữ
gìn vệ
sinh môi
trường,
bảo vệ
môi
trường.
Có tinh
thần, thái
độ hợp tác
khi hoạt
động nhóm
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
2/2 34 2 5.9 14 41.
2
0 0.0 5 14.
7
2 5.9 1 2.9 30 88.
2
4/1 38 1 2.6 12 31.
6
0 0.0 3 7.9 1 2.6 0 0.0 32 84.
2
TC 72 3 4.2 26 36.
1
0 0.0 8 11.
1
3 4.2 1 1.4 62 86.
1
Với kết quả như trên, so với lớp 2/1 và lớp 4/2, là những lớp chưa được
dạy lồng ghép kĩ năng sống vào trong môn Đạo đức thì thấy tiến bộ rõ rệt.
Lớp TS
HS
Sợ phải
đi học
Có khả năng
tư duy và
sáng tạo
Đi học
muộn
Rụt rè, ngại
giao tiếp
Không biết
cách giao
tiếp và ứng
xử phù hợp
với từng đối
tượng
Chưa biết
tự phục
vụ bản
thân và
vệ sinh cá
nhân, giữ
gìn vệ
sinh môi
trường,
bảo vệ
môi
trường.
Có tinh
thần, thái
độ hợp tác
khi hoạt
động nhóm
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
2/1 33 10 30.
3
6 18.
2
4 12.
1
17 51.
5
14 42.
4
18 54.
5
19 57.
6
4/2 35 8 22.
9
4 11.
4
3 8.6 10 28.
6
17 48.
6
22 62.
9
18 51.
4
TC 68 18 26.
5
10 14.
7
7 10.
3
27 39.
7
31 45.
6
40 58.
8
37 54.
4
22
V. Kết luận:
Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết
yếu nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể,
mỹ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” hay “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” Ngạn ngữ có
câu “Gieo hành vi, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách ”. Vì vậy, việc
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn học
của từng vùng sao cho các em cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia
đình, nhà trường và xã hội, chứ không nên chỉ trên sách vở hay những lời nói
suông.
VI. Bài học kinh nghiệm:
* Muốn thực hiện tốt việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua môn Đạo đức cần:
+ Về phía Ban giám hiệu:
- Cán bộ quản lí phụ trách vấn đề này cần phải xác định được mục tiêu,
nội dung và phương pháp của việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu
học thông qua môn Đạo đức để từ đó vạch ra kế hoạch hướng dẫn giáo viên thực
hiện.
- Cán bộ quản lí phải có lòng nhiệt tình cùng với giáo viên nghiên cứu kĩ
nội dung chương trình Đạo đức của các khối lớp để từ đó đưa ra các biện pháp
thực hiên việc dạy lồng ghép.
- Có kế hoạch dự giờ, thăm lớp để xâm nhập thực tế việc lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh đồng thời giải đáp, điều chỉnh kịp thời những
vướng mắc, khó khăn trong quá trình lồng ghép.
+ Về phía giáo viên:
- Giáo viên phải được trang bị và thực hiện thành thạo các phương pháp
giảng dạy lồng ghép kĩ năng sống.
- Giáo viên phải gần gũi, thân thiện với học sinh và gia đình các em.
- Sử dụng kinh nghiệm sống của mình giúp học sinh vận dụng tốt những
kĩ năng đã học vào cuộc sống.
+ Về phía phụ huynh học sinh:
- Để thực hiện tốt việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
thông qua môn Đạo đức cần phải có sự phối kết hợp với gia đình học sinh, bởi
“Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới
của nhà trường, gia đình và xã hội” như Dorothy Holte đã nói.
- Ông bà, cha mẹ, anh chị hãy là tấm gương sáng để các em noi theo và
hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động viên và cùng các em tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong cuộc sống và tuyệt nhiên không được so sánh hay áp đặt ý nghĩ chủ
quan của mình.
23
VII. Đề nghị:
+ Về phía Bộ Giáo dục:
- Cần đưa ra hình thức, nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh để giáo viên có thể dựa vào đó giảng dạy đúng trọng tâm.
- Xây dựng chương trình môn học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh từ
lớp 1 đến lớp 12.
- Tổ chức tập huấn để giáo viên được trang bị và thực hành thành thạo các
phương pháp giảng dạy kĩ năng sống. Từ đó, bằng kinh nghiệm sống của mình,
giáo viên có thể giúp học sinh vận dụng tốt những kĩ năng này vào cuộc sống.
+ Về phía Phòng Giáo dục:
- Đưa chương trình giáo dục kĩ năng sống vào việc bồi dưỡng hè cho giáo
viên.
- Có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để các trường thực hiện và kiểm tra thường
xuyên.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Tuổi trẻ số 133/2009 (5816) ra ngày thứ năm 21/5/2009.
2. Mạng Internet.
25