Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

4 cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.7 KB, 5 trang )

4 cách nâng cao kỹ
năng lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo thực sự không chỉ đơn giản là khả năng thực
thi quyền lực, mà còn bao gồm kỹ năng biết cách lắng nghe ý
kiến của cấp dưới, luôn coi trọng và khuyến khích những kiến
nghị của nhân viên.

Thực thi quyền lãnh đạo không chỉ là việc riêng của đội ngũ quan
chức cấp cao trong công ty. Khi bạn cống hiến hết mình cho dự án
hoặc công ty, góp phần vào sự phát triển của công ty, đó chính là
cách họ phát huy năng lực và đồng thời rèn luyện nâng cao kỹ năng
lãnh đạo. Dưới đây là những kỹ năng đầu tiên trong quá trình lãnh
đạo

Đề ra mục tiêu cụ thể
Nhiệm vụ đầu tiên khi nhận lãnh đạo nhóm, bạn nên yêu cầu các
thành viên trong nhóm đề ra các mục tiêu cụ thể trong công việc.
Sau đó, thảo luận trong nhóm về việc mọi người sẽ phải làm gì và
trách nhiệm của từng thành viên trong suốt quá trình thực hiện mục
tiêu này… Như vậy, các thành viên trong nhóm sẽ thấy được “trách
nhiệm lãnh đạo” của mình trong công việc, bất luận họ giữ chức vụ
gì trong nhóm.

Tư duy một cách có hệ thống
Các nhà lãnh đạo biết tư duy có hệ thống thường thu thập các dữ
liệu cần thiết, phân tích nguyên nhân của vấn đề tồn đọng và đưa ra
các đề xuất giải quyết vấn đề. Trong một nhóm, lãnh đạo nhóm nên
thông qua các câu hỏi thích hợp để kích thích các thành viên suy
nghĩ giải quyết vấn đề.

Vừa làm, vừa học



Thường thì nhóm dự án luôn luôn tập trung vào hoàn thành dự án
được giao. Khi kết thúc dự án sẽ tiến hành họp tổng kết những vấn
đề, rút kinh nghiệm dự án. Nhưng nếu áp dụng phương thức vừa
làm vừa đúc kết kinh nghiệm, nhóm dự án sẽ làm việc có hiệu quả
hơn rất nhiều.

Cử một thành viên trong nhóm dự án chuyên trách làm tổng kết định
kỳ và mọi người trong nhóm phải qua bản tổng kết này để đúc rút
kinh nghiệm, khắc phục thiếu sót. Việc định kỳ đúc rút kinh nghiệm
trong quá trình làm việc sẽ giúp nhân viên kịp thời nhận ra những
thiếu sót, kịp thời sửa sai. Qua đó, khả năng thành công của dự án
cao hơn và các thành viên trong nhóm tiếp thu được nhiều kinh
nghiệm thực tiễn hơn, làm việc hiệu quả hơn.

Sức mạnh cộng đồng
Một nhóm dự án hiệu suất làm việc cao là nhóm có sự đoàn kết
đồng lòng của mọi thành viên. Một lãnh đạo nhóm tốt luôn biết kết
hợp quyền lợi và nhiệm vụ của các thành viên trong, để đạt được
hiệu quả công việc cao nhất. Cần lập ra một danh sách các nhiệm vụ
cần thiết và sau đó dựa và khả năng của mỗi thành viên mà phân bố
nhiệm vụ hợp lý. Lãnh đạo nhóm cần hỗ trợ, giúp đỡ mọi thành viên
trong nhóm và khiến cho họ cảm nhận được mình là một phần quan
trong trong dự án đang thực hiện.

×