Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

doi moi pp day hoc mi thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.98 KB, 3 trang )

Phòng GD-ĐT Gio Linh. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường : THCS Gio An. Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Tổ: Năng khiếu- NN
Gio An, ngày 11 tháng 5 năm 2010
ĐỔI MỚI PP DẠY HỌC
MÔN MĨ THUẬT
Năm học : 2009-2010
Phân môn Mĩ thuật trong Trường THCS hiện nay vẫn đang còn khá mới
mẻ đối với HS tuy chương trình SGK đã đưa vào áp dụng gần 10 năm
nay. Để dạy học có kết quả và chất lượng như mong muốn tôi xin trình
bay một số vấn đề còn đang băn khoăn ở phân môn tôi đang đảm trách
giảng dạy:
I. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
-Môn Mĩ thuật trong trường THCS hầu như được các em học sinh yêu
thích. Bởi vì nó gần gủi với các ngay từ khi còn nhỏ. Tuổi ấu thơ của
các em đã gắn liền với những hình ảnh, nét vẽ ngoạch ngoạc mà lúc đó
các em còn chưa biết chữ, phép tính… Do vậy đây là thuận lợi rất lớn
dành cho bộ môn.
- Hiện nay trong từng trường cơ sở vật chất được đầy đủ và được lãnh
đạo các cấp, phụ huynh chú ý quan tâm hơn.
- GV được đào tạo chính quy, năng lực và tâm huyết hơn.
- Môn học này đưa vào giảng dạy chính quy và bắt buộc do vậy tạo sự
thuận lợi để phát huy, tìm tòi năng lực năng khiếu của các em ngay từ
khi còn nhỏ.
2. Khó khăn:
- Hầu như và đa số trong trường vẫn đang còn thiếu dụng cụ cho bộ
môn này, vật mẫu hạn chế chủ yếu là GV sưu tầm. Phòng học chưa
chuyên biệt dành cho bộ môn. Còn học chung xen tiết do đó chưa phát
huy hết khả năng sáng tạo cho các em.
- Chương trình còn bất cập và chưa hợp lý. Số lượng bài thì nhiều mà


thời gian dành cho các em thực hành thì quá ít. VD: Các em vẽ tranh,
thời gian GV hướng dẫn lý thuyết 10p, Cách vẽ 5p, Kiểm tra bài cũ và
cũng cố dặn dò mất 8p vậy còn khoảng 22p học sinh làm sao mà làm
kịp bài?? Nói thật GV còn chưa chắc làm kịp? Tôi rất băn khoăn và
trăn trở vấn đề này đó là chưa nói các em sử dụng chất liệu màu khác
nhau nếu sử dụng màu nước để làm bài thì các em còn phải chuẩn bị.
- Hầu như bộ môn này nhiều trường còn xem nhẹ, coi là bộ môn phụ
không cần thiết và chắc chắn đó là khó khăn và thiệt thòi cho GV và
HS. Điều này ảnh hưởng ghê gớm đến tâm lý người dạy.
- Điều kiện HS còn khó khăn tuỳ thuộc vào vùng miền nên cũng gây
không ít khó khăn cho GV. Hơn nữa nhiều em HS có năng khiếu hay
yêu thích thì ham học còn nếu như thì ngược lại, thậm chí HS còn coi
thường và xem nhẹ nên không học cho dù năng lực có dư.
II. Vấn đề và giải pháp thực hiện đổi mới PPDH.
1. Vấn đề:
Môn Mĩ thuật là bộ môn nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Là
bộ môn đòi hỏi sự chắt lọc hình ảnh trong ngôn ngữ tạo hình, là
sự sáng tạo không biên giới của trí tuệ con người không phân
biệt tuổi tác, giới tính…
Là bộ môn mà nó liên quan đến rất nhiều môn học trong trường
THCS, THPT thậm chí là đại học. Nếu các em học tốt sẽ thuận
lợi cho môn Toán, Lịch sữ, Địa lý về các môn KHKT, rồi các
nghành học Y khoa…Chính vì vậy các nước phương Tây người
ta rất chú trọng đến phân môn này và đào tạo bài bản ngay từ
nhỏ.
2. Giải pháp thực hiện đổi mới PPDH.
Chính vì những yếu tố nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp thực hiện đổi mới PPDH môn Mĩ thuật trong trường
THCS:
Thứ nhất: Mục tiêu và yêu cầu của bài học nên áp dụng tuỳ vào

điều kiện của từng trường từng địa phương và song song với bài
học.
Áp dụng các phương pháp dạy học tuỳ vào cụ thể từng bài. VD:
Bài dạy trang trí: Trang trí thường là bài dạy rất khó đối với GV
mỗi bài là mỗi cách để HS làm bài do vậy vấn đề là GV vận
dụng cách truyền đạt và phương pháp cách vẽ như thế nào đến
với HS. Bài trang trí cơ bản khác với ứng dụng, mỗi bài trang trí
ứng dụng lại cũng khác nhau về cách thể hiện nên GV cần phải
đưa ra PP thích hợp nếu không HS lui tới làm đi làm lại mỗi hoạ
tiết cánh hoa mà không chịu sáng tạo gì thêm. Điều này có khi
GV phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng HS tuỳ vào khả năng
của nó.
Thứ hai: GV nên dùng phương tiện máy chiếu,(CNTT) vào
giảng dạy đây là phương tiện rất thuận lợi dành cho bộ môn Mĩ
thuật, đòi hỏi GV biết và sử dụng thành thạo máy vi tính và cơ
sở vật chất của trường đó.
Thứ ba: Theo tôi nên sử dụng chia theo nhóm ở những bài dạy
thường thức mĩ thuật không nên chia nhóm ở những bài vẽ, nếu
thực hành mà chia nhóm thì HS sẽ ỷ lại (Tuy nhiên đây là vấn
đề ít, chủ yếu là HS làm theo cá nhân)
Nên sắp xếp phòng học hợp lý tuỳ vào nội dung của từng bài.
Nên đưa HS thực tế vẽ ngoài trời nhiều nếu đó là những bài kí
hoạ, vẽ tranh gây hứng thú hơn cho HS.
Thứ tư: Nên tổ chức các chuyên đề ngoại khoá ngoài chương
trình SGK để HS nắm thêm kiến thức VD: Tổ chức chuyên đề
về các xu hưóng, trường phái hội hoạ trên thế giới như: Xu
hướng lãng mạn, trường phái siêu thực… tổ chức chuyên đề tìm
hiểu ứng dụng 3D trong mĩ thuật, điện ảnh. Chuyên đề về hoạ sĩ
trong nước thời kì hiện đại bằng cách triển lãm tác phẩm trên
máy tính. Rồi GV có thể cho HS xem những đoạn phim về cách

làm tranh sơn mài, tranh lụa, điêu khắc, cách làm Gốm, ứng
dụng thời trang… VĐ này GV có thể khai thác đưa vào bài
chuyên đề khi có điều kiện.
Trên đây là một số vấn đề băn khoăn, giải pháp của cá nhân tôi
tuy chưa đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết nhưng phần nào tôi
đã áp dụng và đạt những dấu hiệu khá tích cực trong giảng dạy
và đạt được sự sôi nổi từ các em HS trong từng buổi học và chất
lượng bài làm của các em. Tôi mong rằng đồng nghiệp có thể áp
dụng và chia sẻ để môn Mĩ thuật ngày càng đạt những chất
lượng khả thi hơn.
Gio An, ngày 11 tháng 5 năm 2010
Giáo viên
Nguyễn Thành Trung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×