Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đổi mới PP dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.75 KB, 44 trang )

Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sau năm 1995, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và bước vào thời
kỳ mới: thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Lần đầu tiên sau nửa thế
kỷ giành độc lập chúng ta có ổn định để phát triển. Giáo dục - Đào tạo Việt Nam
đứng đầu câu hỏi lớn: mẫu hình con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới
của cách mạng có gì thay đổi ? Và làm thế nào để sản phẩm của giáo dục là những
con người đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thế kỷ mới?
Mục tiêu của giáo dục đào tạo phải được xây dựng trên cở sở thực tiễn giáo
dục Việt Nam, những định hướng chính trị của đất nước đó là xây dựng xã hội:
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội
chủ nghĩa... đồng thời mục tiêu giáo dục còn phải đồng thuận cập nhật và hòa nhập
với xu thế chung của thế giới. Theo tinh thần đó mục tiêu giáo dục có những giá trị
cao đẹp như: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái yêu thương và
quý trọng con người, lòng dũng cảm, trung thực, hăng say lao động ,có sức khỏe,
có tri thức phổ thông về khoa học tự nhiên và xã hội....
Chính việc điều chỉnh. bổ sung hoặc nhận thức lại đầy đủ hơn mục tiêu đào
tạo mới của đất nước buộc giáo dục phải nhìn lại toàn diện hoạt động giáo dục
trong các nhà trường.
Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục theo xu
hướng chung với mục đích đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nhu
cầu đổi mới đang đặt ra cấp thiết trong các nhà trường, tức là đổi mới nội dung
chương trình dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng nhằm phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học làm cho quá trình dạy học thực
sự tập trung vào sự phát triển của người học.
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 1
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
Hiện nay sự nghiệp giáo dục đang đứng trước những mâu thuẫn lớn giữa yêu
cầu và quy mô phát triển, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng trong khi khả năng


và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát
triển, đặc biệt việc quản lý chỉ đạo nâng cao đổi mới phương pháp dạy học của các
nhà quản lý trong thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý giáo dục đặt ra hiện
nay. Chất lượng dạy học của người giáo viên phản ánh cách dạy của giáo viên và
cách học của học sinh, một phần phụ thuộc vào sự quản lý chỉ đạo của người hiệu
trưởng, muốn thành công hay không đều phụ thuộc vào sự điều hành chỉ đạo của
người quản lý.
Như vậy, nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu
cấp thiết của đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong cả nước nói
chung và trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố PleiKu nói riêng. Trong
quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên
Hoàng - thành phố Pleiku, nhìn chung một số giáo viên đứng lớp đã nắm bắt được
nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học để có thể chuyển
tải những kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập theo phương pháp đến học sinh.
Nhiều giáo viên đã có những chuyển đổi tích cực trong việc thực hành đổi mới
phương pháp dạy học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện trên thực tế tỷ lệ giáo
viên thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp thường xuyên trong các giờ dạy trên
lớp chưa phải là nhiều mà chủ yếu chỉ được thực hiện trong các giờ dạy thao giảng,
giờ dạy thi giáo viên giỏi.
Vậy để việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là phong trào, để nó
không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường,
từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo thì một trong những điều
kiện cần thiết là sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ thiết thực từ phía ban giám hiệu nhà
trường và các cấp quản lý. Vì rất nhiều lý do như đã thoát ly giảng dạy, bận bịu với
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 2
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
nhiều việc nên ban giám hiệu nhà trường thường ít thời gian dự giờ, có nơi chưa
thực sự đi sâu, đi sát, tháo gỡ kịp thời những băn khoăn vướng mắc của giáo viên
trong việc triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế cho thấy nếu hiệu

trưởng trường nào quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, thì chắc chắn
giáo viên trường ấy sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với phương pháp dạy học
mới, với trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ... Để đổi mới phương pháp dạy học
đạt hiệu quả và được thực hiện rộng khắp trong toàn ngành nó đòi hỏi người thầy
không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà cần phải tự vượt qua những thói
quen đã ăn sâu bám rễ. Để thực hiện yêu cầu này đạt hiệu quả cao cần có những
biện pháp chỉ đạo mang tính khoa học của hiệu trưởng nhà trường, nơi quyết định
chất lượng học tập của học sinh thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm
đạt mục tiêu giáo dục. Với những suy nghĩ và nhìn nhận từ những vấn đề thực tế có
liên quan đến công tác quản lý giáo dục, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện
pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học tại trường
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku.”
2. Mục đích ,nhiệm vụ , phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu lý luận và thực trạng về chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học trong những năm qua, từ đó đề xuất “Một số biện pháp quản
lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh
Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku”
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác quản lý chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học ở trường Tiểu học.
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 3
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
ở trường Tiểu học.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới
phương pháp dạy học ở trường Tiểu học.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, tôi xin được giới

hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là : “ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất
lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành
phố Pleiku”
3. Đối tượng, khách thể và địa bàn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku.
3.2.Khách thể nghiên cứu
Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng –Pleiku, một số cán
bộ quản lý của các trường.
3.3 Địa bàn nghiên cứu
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Tổ 10- Phường Yên Đổ- Tp Pleiku
4. Giả thuyết khoa học
Đề tài “ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp
dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Thành phố Pleiku” Nếu đề tài có
chất lượng cao và được áp dụng một cách đồng bộ các chức năng quản lý của hiệu
trưởng đến Hội đồng sư phạm trong nhà trường thì chúng tôi hy vọng rằng góp
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 4
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện
đang công tác.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc sách, nghiên cứu nghị quyết, văn bản, xử lý tài liệu để phân tích hiểu các
vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Thông qua việc dự giờ, theo dõi, quan sát chất lượng dạy và học của giáo
viên và học sinh.
-Khảo sát ,điều tra trưng cầu ý kiến.

-Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu nhập được qua quan sát , điều tra.
-Tổng kết kinh nghiệm
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị phụ lục, mục lục, tài liệu tham
khảo- Phần nội dung gồm có 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng quản lý chỉ đạo và thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Pleiku.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đổi mới phương
pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng- Pleiku
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 5
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Đây là một vấn đề rất rộng được Đảng và Nhà nước quan tâm- Ngành giáo
dục đào tạo lưu ý chỉ đạo thực hiện từ lâu, nhưng do nhiều lý do mà phương pháp
tích cực trong dạy học chưa được phát triển và thực hiện phổ biến trong từng nhà
trường. Dạy học theo phương pháp tích cực đã được nhiều tác giả nghiên cứu, biên
soạn trên sách, tài liệu, tạp chí, văn bản...
Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VII( tháng 2-1993); Nghị quyết Trung ương 2- khóa VIII ( tháng 12-1996);
Nghị quyết 40 ( quốc hôị khóa X); Chỉ thị 14 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông; Nghị quyết 43 về đổi mới toàn diện đồng bộ giáo dục- đào tạo, trong luật
giáo dục( khoản 2 điều 4) đã đề cập đến dạy học theo phương pháp tích cực. Tuy
nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu và trình bày một cách cụ thể về việc quản lý
chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Đinh
Tiên Hoàng- Pleiku. Trong quá trình học tập và nghiên cứu về quản lý chuyên môn

tại khoa cán bộ quản lý giáo dục trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai, tôi đề xuất một
số biện pháp nhằm quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy
học phục vụ cho việc dạy và học ở trường địa phương nơi tôi công tác.
2. Một số khái niệm công cụ cơ bản của đề tài.
2.1. Khái niệm về dạy học và quản lý dạy học
*Khái niệm về dạy học
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 6
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học là một hoạt động có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là hoạt động dạy
của giáo viên và hoạt động của học sinh. Trong đó giáo viên là chủ thể của hoạt
động dạy với hai chức năng là người chủ đạo và tổ chức, còn học sinh là chủ thể
của hoạt động học với chức năng chủ động tự tổ chức việc chiếm lĩnh tri thức dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động học của học sinh chỉ có thể đạt được hiệu
quả khi học sinh tiến hành một cách chủ động, tích cực dưới sự tổ chức, hướng dẫn
của giáo viên
*Khái niệm về quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một họat động hai mặt có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là
hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Trong đó giáo viên là chủ thể
hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Học sinh là đối
tượng của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học với hai chức năng
là tiếp thu và tự tổ chức việc tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Hoạt động
động học chỉ đạt hiệu quả nếu như học sinh tiến hành học tập một cách tự giác tích
cực, chủ động thông qua hoạt động học mỗi học sinh sẽ tự hình thành, phát triển và
hoàn thiện nhân cách của mình.
*Bản chất của quá trình dạy học
Là một quá trình nhận thức độc đáo của giáo viên nhằm đạt được các nhiệm
vụ dạy học. Nó là một quá trình truyền thụ, lĩnh hội kiến thức và phương pháp hoạt
động nhận thức đảm bảo cho học sinh một trình độ học vấn nhất định nhằm góp
phần hình thành nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa cho họ.

2.2.Quản lý quá trình dạy học
* Khái niệm quản lý dạy học
Quản lý dạy học là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học bằng
các giải pháp phát huy tác dụng của các pjhương tiện quản lý dạy học như : Chế
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 7
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
định giáo dục và đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, thông tin và môi
trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học.
* Một số yếu tố quản lý dạy học
Trong việc quản lý toàn diện quá trình giáo dục của người hiệu trưởng thì
quản lý quá trình dạy học là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nó là bản chất của quá
trình quản lý đối với hiệu trưởng vì hoạt động dạy học là hoạt động quan trọng của
nhà trường.
Nói đến quản lý quá trình dạy học tức là nói đến quản lý chất lượng dạy học,
đòi hỏi người hiêu trưởng phải quán triệt và ý thức sâu sắc về quá trình dạy học là
hệ thống toàn vẹn các nhân tố cơ bản như mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện, tổ chức, đánh giá. Các nhân tố đó có sự tác động hai chiều, tác động
qua lại lẫn nhau trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế xã
hội ở địa phương. Bởi vậy muốn giải quyết chất lượng dạy học phải giải quyết chất
lượng của tất cả các nhân tố của quá trình dạy học. Bất cứ sự nhận thức phiến diện
nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Người hiệu trưởng cần quán triệt
quan điểm biện chứng Mac xit rằng : thế giới khách quan là nguồn gốc của nhận
thức. Do đó trước khi ý định tác động quản lý vào một vấn đề gì đều phải có sự
nâng cao kỹ lưỡng, cụ thể, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp...của hoạt
động dạy học, trên cơ sở nhận thức đó mà đề ra các giải pháp, biện pháp thích hợp,
tác động hợp quy luật thì hiệu quả quản lý mới cao.
2.3 Phương pháp dạy học
* Khái niệm về phương pháp dạy học
Có nhiều quan niệm về phương pháp dạy học, song có thể hiểu phương pháp

dạy học là hệ thống lý thuyết, cách sử dụng để tiến hành hoạt động dạy học nhằm
đạt được mục tiêu, mục đích đề ra.
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 8
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
* Các phương pháp dạy học ở tiểu học
Ở tiểu học tổng hợp 9 phân môn, mỗi phân môn khi dạy người giáo viên có
thể linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau nhưng đều hướng tới dạy học
phat huy tính tích cực ,chủ động sáng tạo ,của người học để phát triển toàn diện về
đức-trí - thể- mỹ . Vì vậy phương pháp dạy học tích cực, thực chất là cách dạy học
hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương
pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ hoàn toàn các phương pháp cũ mà cần vận
dụng linh hoạt cả phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện
đại với từng môn học, bài học cho phù hợp đem lại hiệu quả. Các phương pháp dạy
học được vận dụng nhiều trong quá trình dạy học tiểu học như :
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp cá biệt hóa( tức là dạy sát từng đối tượng: Giỏi, trung bình,
yếu...) Tùy theo nội dung bài học giáo viên tổ chức hoạt động dạy học cho phù hợp
có thể học cá nhân học nhóm... để người học trực tiếp quan sát, thảo luận, thực
hành, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, từ đó nắm được tri thức, kỹ năng và nắm
được các phương pháp “tìm ra” các tri thức đó.
2.4 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học theo định hướng mới là sự kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với những phương
pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
từng bước áp dụng các phương pháo tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá
trình dạy học, đảm bảo điều kiện tham gia tự học, tự nâng cao cho học sinh.

Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang 9
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
Đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phải đổi mới nhận thức và phải
khẳng định, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ trong việc đổi mới. Xác định đổi mới
phương pháp dạy học là cả một quá trình lâu dài và phải kiên trì, không được tiến
hành ào ạt đến không có hiệu quả. Phải tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng
trường, từng địa phương, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý phải ủng hộ khuyến
khích cái mới, tránh áp đặt để học sinh từng bước chủ động nhận thức vấn đề.
2.5 Đổi mơí phương pháp dạy hoc.
*Khái niệm về đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là đưa ra các phương pháp dạy học mới vào
quá trình dạy học trên cơ sở giữ gìn và phát huy mặt tích cực của phương dạy học
truyền thống nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng
cao chất lượng dạy học.
* Mục đích đổi mới phương pháp dạy học
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng dạy
học. Chất lượng dạy học là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm nhiều nhất. Chất
lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp dạy và phương pháp học. Nếu áp
dụng phương pháp dạy học phù hợp thì hiệu quả dạy học mới cao. Do đó để nâng
cao chất lượng dạy học cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Dạy kiến thức giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức phổ thông một cách có hệ
thống, sát với thực tế nước ta. trong quá trình dạy học giáo viên phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
độc lập, tiếp thu, tự nghiên cứu và biết vận dụng tri thức một cách sáng tạo, hình
thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.Trong quá trình dạy học, giáo viên phải đầu tư
cao độ cho việc phát triển năng lực tư duy, dự đoán, định hướng, tự lực, tự vận
động sáng tạo... để giúp học sinh có điểu kiện phát huy trí thông minh sáng tạo.
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang

10
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
Chất lượng dạy học là mục đích, mục tiêu của mọi nhà trường, do đó cần có
sự quan tâm của toàn thể giáo viên, mọi nhà quản lý của toàn ngành giáo dục.
* Bản chất đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng nhóm các phương pháp dạy học
tích cực. Tích cực trong các phương pháp được dùng với nghĩa chủ động hoạt động
và trái nghĩa với thụ động, không hoạt động. Tích cực được biểu hiện trong hoạt
động, nhưng đó phải là những hoạt động chủ động của cá thể. Vì vậy phương pháp
dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động chống lại thói quen
học tập thụ động.”
2.6. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của người hiệu trưởng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động trong nhà
trường mà nhiệm vụ trọng tâm là quản lý điều hành hoạt động dạy học nhằm nâng
cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy hiệu trưởng chịu
trách nhiệm việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường mình và đặt vấn đề
này trong sự quan tâm đúng mức tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích
cực. Hiệu trưởng phải nghiên cứu và nắm vững bản chất, biểu hiện của phương
pháp dạy học tích cực, từ đó có những biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp để
khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ hướng dẫn giáo viên trong trường áp dụng các
phương pháp tích cực vào từng môn một cách thích hợp, phù hợp với tình hình nhà
trường và địa phương. Hiệu trưởng có trách nhiệm làm cho việc đổi mới phương
pháp dạy học trở thành một phong trào rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn.
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang
11
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG- THÀNH PHỐ PLEIKU
2.1.Vài nét về địa lý- kinh tế, văn hóa- giáo dục của phường Yên
Đỗ nơi trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đóng chân.
2.1.1.Đặc điểm về địa lý kinh tế
Phường Yên Đỗ là một trong những phường nội thành của thành phố
Pleiku. Tổng diện tích gồm có 437,6 ha trong đó đất nông nghiệp là 106 ha.
Phường Yên Đổ gồm có 13 tổ dân phố và làng Leikuroh với tổng 2134 hộ gia đình
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 456 hộ gia đình.
Về kinh tế phát tiển chủ yếu phát triển chủ yếu là sản xuất hàng hóa,
thương mại dịch vụ. Về nông nghiệp thùy túy chỉ có làng đồng bào dân tộc.Nhìn
trên tổng thể mọi lĩnh vực kinh tế của phường đều phát triển với chiều hướng gia
tăng.
2.1.2.Đặc điểm về văn hóa- giáo dục
Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, nhân dân địa phương
tích cực tham gia hoạt động văn hóa- thể dục thể thao, hưởng ứng phong trào “
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” Tính đến tháng 9 năm
2007 hầu hết các gia đình đều đạt gia đình văn hóa, nhiều tổ dân phố đạt khu dân
cư văn hóa cấp thành phố, 3 trường trên địa bàn đạt đơn vị văn hóa.
Về giáo dục , hiện nay trên địa bàn phường có 3 trường mầm non , 1 trường
tiểu học, 1 trường THCS. Hàng năm thu hút nhiều học sinh vào học ở các trường.
Hơn hai năm qua toàn phường luôn chú trọng và quan tâm đến giáo dục song cũng
gặp nhiều khó khăn vì nhiều gia đình kinh tế khó khăn nên không có điều kiện
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang
12
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
chăm sóc con cái, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số học sinh chất lượng còn
thấp.Với những điều kiện đó để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh trong học tập còn gặp nhiều khó kăn đối với nhà trường.
2.2.Thực trạng về công tác tổ chức quản lý đổi mới phương pháp dạy học

của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
2.2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý trong các năm
họcnăm học.
Bảng 1: Tình hình giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường.
Năm học TS Nữ DT BGH Đại học
Cao
đẳng
THSP
GV trực tiếp
giảng dạy
Chưa
chuẩn
GC
2004-2005 30 26 3 7 19 24 4
2005-2006 30 26 3 8 18 24 4
2006-2007 31 27 3 11 1 15 25 4
2007-2008 31 27 3 15 1 11 25 4
Qua điều tra cho thấy hầu hết giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đạt chuẩn, một số giáo viên vì lớn tuổi nên
hạn chế về sức khỏe.
2.2.2. Tình hình trường lớp và học sinh năm học 2007-2008
-Toàn trường trong năm học 2007-2008 có : 616 học sinh ( Nữ : 316, dân tộc
ít người : 107, con TB : 3 HS khuyết tật : 8 ). được chia thành 20 lớp như sau :
Khối 1: 4 lớp/ 131 học sinh- Nữ : 64 – DT : 27 - Con TB : 1 HSKT:7
Khối 2: 4 lớp/ 133 học sinh- Nũ : 63 – DT : 25 - Con TB : 1
Khối 3: 4 lớp / 98 học sinh - Nữ : 58 – DT : 17
Khối 4: 4 lớp/ 137 học sinh- Nữ 71- DT: 22
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang
13

Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
Khối 5: 4 lớp / 117 học sinh- Nữ : 60 – DT: 16 Con TB: 1 HSKT: 1
2.2.3. Tình hình chất lượng học lực của học sinh từ năm học 2002-2003 đến
năm học 2005-2006.
Bảng 2: Thống kê chất lượng học sinh về học lực của học sinh từ năm học 2002-
2003 đến năm học 2005-2006.
Năm học TSHS
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
TS % TS % TS % TS %
2002-2003 615 120 19,5 205 33,3 270 43,9 20 3,3
2003-2004 600 121 20,2 195 32,5 265 44,2 19 3,2
2004-2005 630 128 20,3 200 31,7 283 44,9 19 3

Căn cứ vào chất lượng học tập của học sinh trong những năm gần đây có
thể nhận thấy chất lượng học tập của học sinh có sự chuyển biến tuy nhiên còn
chậm, tỷ lệ học sinh yếu hàng năm còn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguyên nhân do
nhận thức của các em còn chậm trong khi đó kiến thức đòi hỏi các em phải linh
hoạt và sáng tạo. Phần nữa một số em thiếu sự quan tâm của cha mẹ nên lười học
ham chơi.Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa được tiến hành đồng bộ và
thường xuyên.
2.2.4.Thực trạng công tác quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
* Công tác quản lý chỉ đạo đổi mới của ban giám hiệu.
a.Những mặt đã đạt được:
- Tổ chức thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung theo biên chế năm học,
nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, ban giám hiệu bước đầu đã chỉ đạo tổ
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang
14

Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
chuyên môn tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, dự giờ một
số giáo viên,động viên giáo viên sử dụng phương pháp tích cực vào hoạt động dạy
và học.
b.Những mặt còn hạn chế :
-Việc triển khai của ban giám hiệu còn nhiều bất cập và lúng túng, còn phụ
thuộc nhiều vào các loại văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở và phòng Giáo dục, chưa
thật sự chủ động trong kế hoạch, thực hiện còn thiếu kinh nghiệm.
-Việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về việc đổi mới còn nặng về lý
thuyết.
-Trong quá trình chỉ đạo ban giám hiệu còn gặp nhiều khó khăn đó là nhận
thức về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa được quan tâm đúng
mức,nhận thức chưa đầy đủ nên giáo viên còn lúng túng khi tiếp cận với phương
pháp dạy học mới, nhiều giáo viên vẫn còn tình trạng dạy học theo kiểu hỏi - đáp
truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức dẫn đến hiệu quả đổi mới phương pháp dạy
học chưa cao. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhìn chung chưa được quan tâm
áp dụng thường xuyên mà chỉ thực hiện tốt trong các giờ thao giảng, giờ thanh tra
có người dự.
*Công tác chỉ đạo giờ dạy trên lớp của hiệu trưởng.
Trong quá trình giảng dạy, vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ
bản chất của quá trình đổi mới phương pháp dạy học nên còn lúng túng trong giảng
dạy. Thói quen đọc chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo khoa để giáo viên vượt
qua không phải dễ. Trong quá trình dạy nhiều giáo viên đã chủ động trong việc tìm
tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức chưa
đầy đủ nên việc đổi mới kém hiệu quả. Trong đội ngũ giáo viên ngay cả những giáo
viên giỏi trên thực tế cũng chỉ chú trọng đổi mới phương pháp dạy học trong các
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang
15
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học

giờ dạy có người dự, trong các giờ học thường nhật thì rất nhiều giáo viên hầu như
không quan tâm đến việc đổi mới mà chỉ dạy theo lối hỏi - đáp, áp đặt kiến thức
dẫn đến việc đổi mới chưa được thể hiện đại trà trong từng lớp học, từng trường.
-Chất lượng học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Song trên thực tế áp
dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới thì một số học sinh
trung bình và yếu việc lĩnh hội kiến thức còn gặp nhiều khó khăn vì khi dạy nhiều
giáo viên sợ không đủ thời gian nên ít khi giao việc cho các em dẫn đến học sinh
khó có cơ hội thể hiện mình. Một số học sinh dân tộc thiểu số chưa thạo Tiếng Việt
nên việc giao tiếp và chất lượng học tập còn thấp.
Để nắm thêm những thông tin về giờ dạy trên lớp của giáo viên và học sinh tôi
dùng một số câu hỏi sau:
Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp trong giờ dạy trên lớp.
Phiếu 1: Anh (chị ) đã sử dụng những phương pháp dạy học nào khi dạy học
ở tiểu học? Đánh dấu x vào ô trống những ý cho là phù hợp nhất.
- Phương pháp giảng giải, thuyết trình ,làm mẫu.
- Phương pháp thực hành, thảo luận, học nhóm, giải quyết vấn đề, đàm
thoại.
- Kết hợp cả hai phương pháp

Kết quả khảo sát về việc sử dụng các phương pháp trong giờ dạy trên lớp
của giáo viên thu được như sau :
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang
16
Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
Số lượng và
đối tượng
điều tra
Số người thực hiện các phương pháp
Giảng giải

thuyết trình
Phương pháp thực hành, thảo
luận, học nhóm, giải quyết vấn đề, đàm
thoại.
Kết hợp cả hai
phương pháp
50 giáo viên
TS % TS % TS %
30 60% 12 24% 8 16%
Qua điểu tra cho thấy thực tế trên lớp giáo viên sử dụng phương pháp cũ vẫn
còn nhiều chiếm tỷ lệ 60 %, chỉ có 24 % giáo viên sử dụng phương pháp thực hành,
thảo luận nhóm và 16 % giáo viên biết sử dụng phương pháp giảng dạy kết hợp
nhiều hình thức dạy học.Qua đó chúng ta dễ dàng nhận thấy giáo viên hầu hết chưa
áp dụng được phương pháp đổi mới trong giờ dạy.
Phiếu 2: Khảo sát việc tiếp thu bài của học sinh qua việc sử dụng các
phương pháp của giáo viên.
Qua bài học trên lớp em nhận thấy giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy
học nào dưới đây? Trong các phương pháp trên theo em phương pháp nào tiếp thu
bài nhanh hơn? Phương pháp nào tiếp thu bài còn hạn chế? Em hãy đánh dẫu vào ô
trống thích hợp.
A. Phương pháp giảng giải, thuyết trình ,làm mẫu.
B .Phương pháp thực hành, thảo luận, học nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại,
giảng giải, thuyết trình, làm mẫu.
Kết quả điều tra về tiếp thu bài của học sinh thông qua việc sử dụng các
phương pháp dạy học trên lớp thu được như sau :
Đối tượng
và số
Hiệu quả Tiếp thu bài
nhanh hơn
Tiếp thu bài

còn hạn chế
Người thực hiện : Hoàng Thị Tân
Trang
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×