Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - SUY THƯỢNG THẬN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.89 KB, 9 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
SUY THƯỢNG THẬN
(Insuffisance surrénale lente, Maladie d’Addison, Addisonsmus)
Đại Cương
Bệnh suy tuyến thương thận mạn tính còn gọi là bệnh suy thượng thận
mạn hay bệnh Addison, thường do lao vỏ tuyến thượng thân, teo thượng
thận, bệnh tự miễn, Histoblast, thoái hóa tinh bột, ung thư di căn, thoái hóa
do nhiễm độc tế bào, nhiễm nấm, bệnh bạch cầu, di chứng xuất huyết não,
nhiễm khuẩn, do trị liệu Corticoid kéo dài, phẫu thuật cắt tuyến thượng
thận Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, chán
ăn, tăng nhiễm sắc tố, mất nước mất Natri, huyết áp hạ. Bệnh phát sinh phần
lớn ở tuổi thành niên từ 20 đến 50 tuổi. Tuy có tăng tụ sắc tố như chứng "hắc
đởm" nhưng bệnh có nhiều biểu hiện hư hàn, vì vậy được qui vào chứng "hư
lao" trong chứng bệnh nội khoa y học cổ truyền.
Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh có nhiều, do tiên thiên bất túc, mắc bệnh ngoại
cảm hoặc nội thương lâu ngày, do tư tưởng tình cảm có sự đột biến bất
thường (thất tình) làm tổn thương tạng phủ, cũng có thể do sinh hoạt ăn
uống, phòng dục, lao động không điều độ đều có thể gây nên âm dương mất
điều hòa, khí huyết hư tổn, chức năng tạng phủ rối loạn. Và theo nhiều học
giả trong bệnh suy tuyến thượng thận thì chức năng của 3 tạng thận, can, tỳ
bị suy giảm nhiều nhất.
Có thể phân tích cơ chế bệnh lý như sau: Thận là gốc của tiên thiên,
thận tàng tinh, chủ mệnh môn hỏa, là nguồn năng lương và cơ sở vật chất
của sự sống, thúc đẩy sự sính trưởng và phát dục. Do mệnh môn hỏa suy,
năng lượng khí hóa thiếu hụt nên bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối
lạnh, mệt mỏi, tinh thần suy sụp, sinh lý yếu kém, sắc tố lắng đọng thành
xạm đen. Tinh suy nguyên âm không đủ để nuôi cơ thể nên thể trạng âm hư,
người gầy sụt cân, da xạm khô, ù tai, hoa mắt, ngủ ít, hay quên, lòng bàn
chân tay nóng. Can thận đồng nguyên, thận tinh hư thì can âm huyết
cũng thiếu nên chóng mặt ù tai, tóc khô rụng, chân tay tê dại cơ giật


run, tinh thần khó tập trung dễ bị kích động, can khí uất khí trệ sinh huyết ứ.
Tỳ chủ vận hóa, thận dương không đủ thì tỳ dương phải thiếu nên người
chân tay mệt mỏi. ăn kém, rối loạn
tiêu hóa. Cho nên trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh chính là tỳ
thận dương hư, can thận âm hư hoặc âm dương đều hư. Trường hợp bệnh
tiến triển xấu mệnh môn hỏa và nguyên khí suy nặng, dẫn đến hội chứng
bệnh lý: phù dương ngoại việt, âm dương ly quyết thì xuất hiện sốt cao hôn
mê, nôn, huyết áp tụt, mạch Vi Tế muốn tuyệt, khó bắt, dễ nguy hiểm đến
tính mạng.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Bệnh bắt đầu từ từ, bệnh nhân thường xuyên ở tình trạng suy yếu, mệt
mỏi, chán ăn, sụt cân, nôn và buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn sinh dục, có khi
đau bụng, thèm ăn muối. Cơ thể bị mất nước mạn tính, suy mòn, huyết áp
thấp, tim nhỏ lại, hạ đường huyết, nhiễm sắc tố ngày càng tăng, chủ yếu ở
các vùng sinh dục, rốn nách, núm vú, các khớp khuỷu, niêm mạc miệng,
hoặc nơi có sẹo, thường có màu nâu hơi xanh, hoặc xạm đen.
Nhiễm sắc tố nặng có thể lan ra toàn thân màu than đen hay đồng
thau. Bệnh nhân dễ bực tức, tư tưởng không tập trung hoặc u uất, trầm cảm,
đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, khó thở, tóc khô dễ rụng, rối loạn kinh nguyệt,
lưng đau, gối mỏi, chân tay lạnh, sợ lạnh, hoặc tiểu đêm nhiều, phù toàn
thân, bệnh nặng dẫn đến hôn mê .
Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:
Người mệt mỏi, suy yếu ngày càng nặng hơn, chán ăn, buồn nôn, sút
cân, nhiễm sắc tố ở da có xu hướng tăng dần.
. Huyết áp hạ.
. Có tiền sử nhiễm lao hoặc đang nhiễm lao.
. X quang ổ bụng phát hiện điểm vôi hóa ở vùng thượng thận.
. Điện tâm đồ, điện não đồ có điện thế thấp.
.Hocmôn cortison máu, 17 Setostéroid trong nước tiểu đều thấp.
Điều Trị

Thường gặp các thể bệnh thượng thận mạn và luận trị như sau:
l) Tỳ thận dương hư: Thường gặp ở những bệnh nhân thể chất dương
hư, lưng đau mỏi, chân tay lạnh sợ lạnh, yếu sinh lý, tóc dễ rụng, tiểu trong
hoặc phù toàn thân, nam thì liệt dương, di tinh, nữ thì bụng lạnh, huyết trắng
nhiều, vô sinh, lưỡi bệu, sắc nhạt, rêu trắng hoạt, người gầy mệt mỏi, chán
ăn, sắc mặt da xạm đen hoặc nâu thâm, mạch Trầm, Trì, Tế, Nhược.
Điều trị: ôn bổ tỳ thận. Dùng bài Hữu Qui Hoàn gia giảm: Thục địa,
Sơn dược đều 15g, Bạch linh, Đơn sâm đều 15g, Sơn thù, Thỏ ti tử, Kỷ tử,
Đỗ trọng, Bạch truật đều 12g, Nhục quế bột 4g (hòa thuốc), Thục phụ tử
10g, Đương qui 12g, Lộc giác giao 10g, Đảng sâm 12g, Cam thảo 3g, sắc
uống.
- Gia giảm: Khí hư nặng bỏ Đảng sâm thêm Hồng sâm; Có ứ huyết
thêm Kê huyết đằng; Nôn, buồn nôn thêm Khương Bán hạ, Trần bì; Bụng
đầy thêm Hậu phác, Mộc hương; Tiêu chảy thêm Bổ cốt chi, Nhục đậu khấu;
Chán ăn thêm Sa nhân, tiêu Sơn tra, Mạch nha; Tim hồi hộp thêm Ngũ vị tử,
Long nhãn nhục, Sinh Mẫu lệ; Liệt dương thêm Dâm dương hoắc, Lộc
nhung. Trường hợp đang mắc bệnh lao thêm Đông trùng hạ thảo, Bạch cập,
Hoàng tinh
Do bệnh kéo dài có thể dùng bài thuốc hoàn sau: Thục địa, Sinh cam
thảo đều 240g, Sơn thù, Câu kỷ tử đều 180g, Thỏ ty tử 150g, Đỗ trọng 120g,
Nhục quế 60g, Chế Phụ tử 100g, Hoàng kỳ 300g, Lộc nhung 60g, Tử hà xa
240g, tán bột mịn làm hoàn mỗi viên 6g, ngày uống 2 lần sáng chiều, mỗi
lần 2 viên (Hiện Địa Nội Khoa Trung Y Học).
2- Can Thận Âm Hư: Thường gặp ở người thể tạng âm hư, triệu
chứng chính là váng đầu, ù tai, lưng gối nhức mỏi, cơ run giật, chân tay tê
dại, sốt ít, lòng bàn chân tay nóng, mất ngủ, mồ hôi trộm, sắc mặt da xạm và
đen dần, táo bón, nam hoạt tinh, nữ kinh nguyệt rối loạn hoặc bế kinh, chất
lưỡi đỏ khô, rêu ít, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác.
Điều trị: T'ư thận, dưỡng can, sơ can, hóa ứ. Dùng Mạch đông, Sa
sâm, Sinh địa, Nữ trinh tử, Qui bản, Miết giáp đều 15g, Hạn liên thảo,

Đương qui, Thỏ ty tử, Bạch thược đều 12g, Đơn sâm, Kê huyết đằng đều
10g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Tring Y Học).
Gia giảm: Can khí uất, ngực sườn đầy tức thêm Xuyên luyện tử, Sài
hồ. Sốt âm ỉ kéo dài thêm Địa cốt bì, Tri mẫu. Di tinh thêm Kim anh tử, Phù
tiểu mạch. Chán ăn thêm Sinh mạch nha, tiêu Sơn tra. Huyết ứ nặng thêm
Bồ hoàng, Đào nhân, Địa long.
3- Âm Dương Lưỡng Hư: Có các triệu chứng của 2 thể bệnh trên đây
đặc biệt chú ý người da khô, sốt nhẹ kéo dài, lưới bệu đỏ ít rêu, mạch Tế Sác
vô lực nhưng sợ lạnh và chân tay lạnh, huyết áp hạ.
Điều trị: Song bổ âm dương. dùng bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn gia
vị: Thục địa, Sơn dược, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Câu kỷ tử đều 15g, Thỏ
ti tử, Đỗ trọng, Nữ trinh tử, Sơn thù đều 10g, Sinh Hoàng kỳ 20g, Nhục quế
bột 4g (hòa uống) Chế Phụ tử 10g (sắc trước 30 phút), Cam thảo 4g, sắc
uống.
4-Khí Huyết Lưỡng Hư: Bệnh nhân thường ngày có các triệu chứng
váng đầu hoa mắt, mệt mỏi, ít nói, hồi hộp, mất ngủ, môi lưỡi nhợt, sắc da
xanh tái, có vùng xạm đen, mạch Trầm Tế, Nhược.
Điều trị: Ích khí dưỡng huyết, kiêm bổ can thận. Dùng bài Bát Trân
Thang gia giảm: Thục địa, Đương qui, Bạch thược, Long nhãn nhục, Đảng
sâm đều 12g, Kỷ tử, Kê huyết đằng, Bạch truật đều 10g, Hoàng kỳ, Sao táo
nhân đều 20g, Xuyên khung 8g, Cam thảo 4g sắc uống.
Bệnh suy tuyến thượng thận mạn tính là bệnh kéo dài hàng năm, biểu
hiện chủ yếu là suy giảm chức năng can tỳ thận, âm dương khí huyết hư tổn
nên phép trị chủ yếu là bổ nhưng bệnh lâu ngày nên không tránh khỏi khí trệ
huyết ứ nên trong lúc điều đó bổ khí huyết âm dương cũng cần chú ý gia
thêm thuốc hoạt huyết hành khí mới có hiệu quả trong điều trị. Ngoài ra
trong điều trị cũng cần cảnh giác trường hợp bệnh đột ngột kịch phát chứng
nguy (vong âm, vong dương hoặc âm dương đều thoát). Ngoài việc dùng
phương pháp y học cổ truyền như hồi dương, cứu âm, cố thoát để cứu mạng,
nhất thiết phải kết hợp phương pháp hồi sức cấp cứu của y học hiện đại.

Những Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Ôn Thận Hóa Khí Lợi Thủy Phương: Bệnh viện trưc thuộc số 2 Học
viện Trung y Hồ Nam): Thuc địa, Hoài sơn, Phục linh, Đơn sâm đều 15g,
Sơn thù, Kỷ tử, Thỏ ti tử, Đỗ trọng, Đương qui đều 12g, Lộc giác giao, Qui
bản giao, Chế Phụ tử đều 10g, Nhục quế bột 5g, bột Điền thất 3g, Cam thảo
3g, sắc uống. Đã trị 1 ca suy thượng thận phù toàn thân khỏi hẳn, 17
Setosteroit bình thường, trở lại công tác bình thường, 9 năm không tái phát.
+ Ngũ Ô Nhị Địa Thang (Tưởng Đại Linh, bệnh viện huyện Diêm
Sơn, Hà Bắc).
Thục địa, Sinh địa đều 15g, Kỷ tử, Đơn bì đều 12g, Ngũ vị tử, Bạch
thược, Hoàng cầm, Chỉ xác, Ngưu tất, Sơn thù, Tri mẫu đều 10g, Ô mai 3
quả, sắc nước uống. Đã
trị 2 ca đồng tử dãn, phản xạ ánh sáng yếu được hồi phục hoàn toàn.
+ Bổ Mệnh Môn Hỏa Phương (Trương Thụy Đình, bệnh viện Trung y
Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long): Đảng sâm, Câu kỷ tử, Thục địa hoàng, Nữ
trinh tử, Tiên linh tỳ, Bổ cốt chi đều 9g, Hoàng kỳ, Sơn dược đều 12g, Tang
ký sinh 15g, Lộc giác giao 6g, sắc uống.
Thuốc có tác dụng ôn thận ích khí, đã dùng trị 6 ca có kết hợp cứu đều
khỏi tốt.
+ Phụ Quế Ôn Thận Phương (Trình Ích Xuân, học viện Trung y Sơn
Đông): Thục Phụ tử 12g, Nhục quế, Sơn dược, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả,
Phục linh, Đơn sâm, Chích thảo đều 9g, Thục địa, Hoàng kỳ đều 15g, sắc
uống.
Trường hợp tức ngực hồi hộp thêm Phỉ bạch 12g, bột Hổ phách l,5g
(hòa uống). Đã dùng trị 1 ca khỏi, 17 Setosteroit bình thường, hồi phục công
tác.

×