Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TỬ ÁM pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.31 KB, 3 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
TỬ ÁM

Đại Cương
Có thai mà tiếng nói yếu hoặc tắt nghẹt, gọi là Tử Ám.
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: «Có thai đến tháng thứ 9, tiếng nói
thấp nhỏ, không nói ra tiếng, gọi là Tử Ám.
Tương đương phạm vi Thai Động, Biến Chứng Khi Có Thai của
YHHĐ.
Nguyên Nhân
Theo sách ‘Tố Vấn’ do lạc mạch của bào thai bị tuyệt.
Thiên ‘Kỳ Bệnh Luận‘ (Tố Vấn 47) viết:«Lạc của bào thai liên hệ ở
Thận, mạch Thiếu âm xuyên qua thận, hệ vào cuống lưỡi cho nên không nói
được, trị bằng cách nào? Kỳ Bá trả lời: Không cần trị, đến tháng thứ 10 tự
nhiên sẽ khỏi».
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ giải thích: ‘Lạc của bào thai liên hệ ở Thận,
mạch Thiếu âm xuyên qua Thận, vào cuống lưỡi, 9 tháng thận khí dưỡng
thai, thai thịnh thì mạch bị bế cách, không thông đến cuống lưỡi được, cho
nên tiếng nói nhỏ, muốn tắt. Đến khi sinh, mạch Thận thông lên trên thì
tiếng nói xuất hiện trở lại’.
Nguyên Tắc Điều Trị
Ngày trước, đa số dựa theo ý sách Tố Vấn, không điều trị, chờ đến khi
sinh xong để bệnh tự khỏi.
Đến thế kỷ 13 Trương Tử Hoà, trong sách ‘Nho Môn Sự Thân’ đề
xuất cách trị bằng phương pháp giáng Tâm hoả bằng bài Ngọc Chúc Tán.
+ Sách ‘Nữ Khoa Chỉ Nam’ cho rằng ‘Do thai khí quá thực, nên dùng
bài ‘Sấu Thai Thác Khí Tán’.
Tuy nhiên, theo các sách giáo khoa về phụ khoa, tốt nhất, nên theo
chu trình tự nhiên, chờ sinh xong, lạc của bào cung thông, sẽ nói lại được.
Có một số người chân âm ở Phế, Thận không đủ, nên dùng bài Sinh
Tân Tán và Địa Hoàng Hoàn giúp hỗ trợ thêm cho khí của Phế Thận đẻ


dưỡng thai, không nên dùng các loại thuốc thông thanh khai phát.
Điều Dưỡng
+ Kiêng dùng các thức ăn cay, nóng, các thức xào, nướng… vì dễ làm
tổn thương họng khiến cho bệnh nặng hơn.
+ Nên yên lặng tĩnh dưỡng, tránh nói nhiều quá vì nói nhiều làm tổn
thương khí, tiếng nói có thể mất hẳn.

×