Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TIỀN LIỆT TUYẾN VIÊM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.85 KB, 8 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
TIỀN LIỆT TUYẾN VIÊM
(Tiền Liệt Tuyến Viêm - Prostatitis)
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất thường gặp ở tuổi thành niên, có phân
ra cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần,
tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm. Viêm tuyến tiền liệt
mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm,
tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc
phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.
Trên lâm sàng gặp nhiều chứng mạn tính.
Nguyên Nhân
Theo YHHĐ thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng
viêm niệu
đạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận
trực tràng. Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu
khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu. Những yếu tố dẫn
đến bệnh thường là cơ thể cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng
hội âm, phòng dục quá độ v v…
Theo YHCT, viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp
nriệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn.
Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làn tổn thương tinh khí gây
nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè
quá mức làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn
xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên
Triệu Chứng Lâm Sàng
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Cấp: Phát bệnh cấp, đột nhiên xuất hiện tiểu
nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, bệnh nặng thì tiểu có máu, sau tiểu có nhỏ giọt,
kèm theo các triệu
chứng như sốt sợ lạnh, đau đầu và thân mình. Bệnh nhân có cảm giác
vùng hội âm đầy tức đau trụy xuyên vùng cùng cụt, dương vật và phía trong
đùi. Khám đường hậu môn phát hiện tuyến tiền liệt sưng to đầy, ấn đau.


Nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, dịch tuyến tiền liệt có mủ (tế bào
mủ).
+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Mạn Tính: Triệu chứng đa dang, thường có
các biểu hiện sau :
. Tiểu không thông lợi, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu xong nhỏ
giọt, cảm giác còn muốn tiểu, niệu đạo ngứa, chảy chất dịch trắng đục, có
lúc tiểu ra máu hoặc lẫn tinh dịch (hiện tượng bao tinh viêm).
. Đau âm ỉ vùng hội âm, trực tràng xuyên vùng cùng cụt, bên trong đùi
và bụng dưới.
. Giảm tìh dục, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, liệt dương.
. Tinh thần suy nhược, mất ngủ, váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi, u
uất
Kiểm tra trực tràng phát hiện tuyến tiền liệt to cứng, mặt trơn hoặc có
cục cứng, to nhỏ không bình thường, ấn đau, có thể nhỏ do xơ cứng. Kiểm
tra dịch tuyến tiền liệt có nhiều bạch cầu.
Chẩn Đoán Phân Biệt
1. Viêm đường tiểu: kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi và trực tràng
để phân biệt.
2. Lao Tuyến Tiền Liệt: triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, sờ tuyến
tiền liệt thường có cục, có triệu chứng tiểu ra máu từng đợt và có tiền sử
bệnh lao.
3. Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: khám dịch tuyến tiền liệt phát hiện tế
bào ung thư hoặc sinh thiết phân biệt.
Biện Chứg Luận Trị
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, đường tiểu có
cảm giác nóng bỏng, nước tiểu vàng đục, đau vùng hội âm, chất lưỡi đỏ, rêu
vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Nhu Sác. Thường gặp trong viêm tuyến tiền liệt
cấp hoặc mạn tính cấp diễn.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc. Dùng bài Long Đởm Tả Can
Thang, Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm gia giảm.

+ Khí Huyết Ứ Trệ: đau âm ỉ vùng hội âm, bụng dưới, tuyến tiền liệt
sờ thấy nhỏ cứng, cảm giác đau trụy tinh hoàn hoặc tiểu ra máu, nước tiểu có
lẫn tinh dịch, lưỡi tím, mạch Trầm Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, đạo trệ. Dùng bài Tiền Liệt Tuyến
Viêm Thang. (Đơn sâm, Nhũ hương, Một dược, Bạch chỉ, Trạch tả, Xích
thược, Vương bất lưu hành,
Bồ công anh, Đào nhân, Hồng hoa, Thanh bì, Xuyên luyện tử, Tiểu
hồi).
+ Âm Hư Hỏa Vượng: lưng gối nhức mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất
ngủ, di tinh, liệt dương, người gầy, miệng khô, họng khô, lười đỏ, ít rêu,
mạch Tế Sác.
Điều trị: tư dưỡng thận âm, thanh dư nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa
Hoàng Thang.
+ Thận Dương Hư: sắc mặt tái nhợt, lưng gối lạnh, liệt dương, tảo
tinh, tiết tinh.
Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn.
Ngoại Khoa
. Thuốc Ngâm: dùng nước sắc thứ 3 của thang thuốc cho thêm vào 1
nắm lá thuốc thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, Lá diếp cá, Kim ngân
hoa sắc nước vừa đủ để
ngâm. Trước lúc ngâm nên chuẩn bị 1 phích nước sôi 2,5 lít để lúc
nước ngâm nguội cho thêm nước sôi vào vừa đủ ấm để ngâm được đúng 10
phút đến 20 phút; mỗi ngày có thể ngâm 1 ~ 2 lần, đối với thể cấp có tác
dụng tiêu viêm, giảm đau, đối với thể mạn tính có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, hoạt huyết, hóa ứ; Hoặc dùng nước nóng chườm vùng hội âm 30 phút
mỗi tối trước lúc ngủ, mỗi liệu trình 20 ngày.
. Thuốc Nhét: dùng hoa cúc dại giã nát, vo viên, nhét hậu môn, mỗi
ngày 1-3 lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
. Đối với viêm mạn tính: dùng phương pháp xoa bóp tiền liệt tuyến có
thể làm gia tăng tuần hoàn tại chỗ, giúp tiết viêm, chống xơ cứng. Không

dùng trong trường hợp cấp tính.
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Long Bế Tán (Trung Y Tạp Chí 1982: 7): Xuyên sơn giáp (sao) 60g,
Nhục quế 40g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, uống với nước pha
mật ong. 20 ngày là một liệu trình.
Tác dụng: Ôn dương, thông lạc, tán kết. Trị tiền liệt tuyến sưng to.
Đã trị 45 ca, bình quân uống 44 ngày. Khỏi hoàn toàn 23 ca, có
chuyển biến 13 ca, không hiệu quả 3 ca. Tỉ lệ khỏi 93,3%.
+ Trương Chính Đại báo cáo dùng phương pháp hoạt huyết hóa ứ hợp
với thanh nhiệt, giải độc trị 108 ca tiền liệt tuyến viêm mạn. Dùng Vương
bất lưu hành25g, Xích thược 15g, Nguyên hồ sách 15g, Mộc thông 10g,
Cam thảo 5-10g, Hoàng bá 25g, Bại tương thảo 25g, Bồ công anh 25g, Đan
sâm 15g, Xuyên sơn giáp 15g, Tạo giác thích 15g. Nếu thuộc dạng âm hư
thêm Quy bản, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ Thận âm. Nếu dương hư thêm
Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Ba kích thiên để giúp cho thận dương. Kết quả
đạt 90% (Trương Chính Đại, Tân Trung Y 1981 (1): 32).
+ Ngô Tuệ Mẫn dùng dịch chiết Tỏi chích để trị viêm tiền liệt tuyến
mạn. Dùng dịch chiết Tỏi 5 ‰ (gồm 15‰ dầu Tỏi) chích vào vùng hội âm.
Mỗi lần 2ml, cách ngày chích một lần, tổng cộng 20 lần. Trị 79 ca, khỏi 9,
kết quả ít 30, có tiến bộ 34, không kết quả 6 (Ngô Tuệ Mẫn, Trung Hoa Lý
Liệu Ung Chí 1982, 5 (1): 61).
+ Từ Phúc Thái dùng phép hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết,
dùng bài thuốc kinh nghiệm Vương Bất Lưu Hành Thang trị viêm tiền liệt
tuyến mạn thể huyết ứ có hiệu quả cao. Bài thuốc gồm: Vương bất lưu hành,
Xích thược, Nguyên hồ, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Đào
nhân, Hồng hoa, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung, Ngưu tất, Đơn bì) (Từ
Phúc Thán, Thượng Hải Trung Y Dược Ung Chí 1987, (1): 12).
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
1. Bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp: thường lan truyền do các bệnh nhiễm
khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, v.v vì vậy, cần tích

cực điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vùng kế cận.
2. Bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn: thường lao động quá sức hoặc
phòng dục quá độ nên cần chú ý điều độ trong sinh hoạt.
3. Cần chú ý: vệ sinh ăn uống, không ăn nhiều chất cay nóng, chất
kích thích, hạn chế rượu, thuốc lá. Nên uống nhiều nước, tiểu nhiều có thể
giúp chất dịch tiền liệt tuyến bài tiết dễ dàng. Người cao tuổi ăn chế độ
nhiều rau và trái cây, ăn cà chua mỗi ngày.
4. Giảm bớt thời gian đi xe đạp, nên ngồi ghế mềm để giảm bớt lực đè
lên tiền liệt tuyến và tránh ngồi quá lâu để cho tuần hoàn vùng hội âm lưu
thông dễ dàng. Đối với người bệnh viêm tiền liệt tuyến, cần nên đi lại vận
động nhiều.

×