Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TÍCH TỤ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.96 KB, 14 trang )

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
TÍCH TỤ
Tích tụ là một loại tật bệnh trong bụng kết khối, hoặc trướng hoặc
đau. Bệnh này có thể chia ra chứng Tích và chứng Tụ.
Chứng Tích là cố định không di chuyển, trướng và đau đều ở một chỗ
nhất định. Chứng Tụ thì chướng xiên thúc, đau không nơi nhất định. Vì vậy,
chứng Tích có tích khối rõ rệt, phần nhiều thuộc về Huyết. Chứng Tụ, vật
khối dễ tụ dễ tan, phần nhiều
thuộc về Khí.
Chứng Tích phải thời gian khá dài mới hình thành, bệnh tình cũng
nặng, điều trị hơi khó khăn. Chứng Tụ gây bệnh, thời gian hơi ngắn, bệnh
tình khá nhẹ, điều trị dễ hơn.
Thiên ‘Ngũ Biến’ (Linh Khu 46) viết: “Người ta mắc bệnh ở trong
ruột, chẩn đoán thế nào ? Trả lời: da mỏng không tươi nhuận, thịt không
chắc mà mềm nhão, vậy là trong Trường Vị có vấn đề. Có vấn đề thì tà khí
ngưng đọng, tích tụ làm hại. Trong Trường Vị ấm lạnh không đều, là khí
chợt đến, súc tích ngưng đọng thì phát sinh bệnh Tụ.
- Bệnh có Tích có Tụ, phân biệt ra sao ? Trả lời: Đúng ? Tích là thuộc
âm khí, Tụ là thuộc dương khí. Cho nên âm chìm mà ẩn náu, Dương nổi lên
mà động. Cái nơi tích của khí gọi là Tích, cái nơi khí tụ gọi là Tụ. Cho nên
Tích là do ngũ Tạng phát sinh, Tụ là do lục Phủ hình thành. Tích thuộc âm
khí, chỗ xuất phát có quy định và đau cũng không rời bộ vị của nó, có đầu
cuối và trên dưới, trái phải có bờ tận cùng. Còn Tụ thuộc dương khí, chỗ
xuất phát không có căn bản, trên dưới không thấy tận cùng cũng không nơi
đau nhất định gọi là Tụ. Cho nên lấy đó mà biết phân biệt Tích Tụ (Nạn thứ
55 - Nạn Kinh).
Bệnh Tích tụ, do ăn uống, huyết khí, hoặc do phong hàn, đều có thể
gây nên. Nhưng cũng nên phân biệt thế nào là Tích, thế nào là Tụ. Nói là
Tích có ý như tích lũy, hình thành một cách từ từ. Nói là Tụ có ý như lúc tụ
lúc tan, như có như không. Như vậy rắn chắc không di chuyển, vốn là hữu
hình, cho nên hữu hình là Tích. Hoặc tụ hoặc tan vốn là vô hình, cho nên vô


hình là Tụ. Các loại hữu hình, hoặc do ăn uống đình trệ, hoặc do máu mủ ứ
đọng, hoặc do bọt nước ngưng đọng, quấn lại thành hòn khối đều là loại
Tích, bệnh đa số thuộc phần huyết, vì huyết hữu hình ở thể tinh. Các loại vô
hình hoặc không trướng, hoặc đau hoặc không đau, sờ lúc thấy lúc không,
đều thuộc loại Tụ, bệnh đa số ở phần khí, khí vô hình ở thể động. Cho nên
Nạn Kinh lấy Tích là âm khí, Tụ là dương khí theo nghĩa đỏ (Cảnh Nhạc
Toàn Thư).
Đối với y học hiện đại, Tích Tụ bao gồm các bệnh Rối loạn công năng
đường ruột, Tắc ruột, Gan Lách to, Ung thư vùng bụng, sa Thận v.v
Nguyên Nhân
Tích Tụ thường do thất tình uất kết, khí trệ huyết ứ; Hoặc do ăn uống
nội thương, đờm trệ ngăn trở; hoặc do nóng lạnh không điều hòa, Chính khí
hư yếu, ngưng trệ
Thời kỳ đầu phần nhiều thuộc Thực, bệnh kéo dài đa số thuộc Hư.
+ Tình chí uất ức: Tạng Phủ mất sự điều hòa, khí cơ không hư sướng,
khí trệ huyết ứ, tích lũy ngày này sang tháng khác gây nên Tích Tụ.
+ Nội thương: ăn uống rượu chè không điều độ, Tỳ mất sự kiện vận,
thấp trọc ngưng tụ thành đàm, đờm và khí quấn vào nhau làm cho huyết đi
không thông, ủng tắc mạch lạc hình thành Tích Tụ. Sách ‘Vệ Sinh Bảo
Giám’ viết: "Những người Tỳ Vị hư yếu hoặc ăn uống quá độ, dùng thức
sống lạnh bừa bãi không chịu đựng sự biến hóa đến nỗi thành Tích tụ kết
khối".
+Nóng lạnh ngưng tụ: Hàn thấp xâm phạm, Tỳ dương không vận
chuyển, đờm thấp tụ ở trong, khí huyết ứ trệ, tích khối thành bệnh. Thiên
‘Bách Bệnh Thiû Sinh’ (Linh Khu 66) ghi: "Ban đầu bị chứng Tích là do
hàn gây nên".
Những nguyên nhân bệnh nói trên có rất nhiều nguồn gốc, nhưng hình
thành Tích Tụ, chủ yếu là do khí huyết ứ trệ.
Biện chứng
Tích với Tụ tuy khác nhau, nhưng khí tụ cũng có thể ảnh hưởng sự

lưu thông của huyết. Huyết ứ cũng có thể có cả khí trệ. Đối với chính khí, thì
Tích lâu ngày làm cho chính khí suy nặng hơn, Tụ dần dần làm chính khí
suy nông hơn.
Trên lâm sàng, một số tật bệnh có thể thấy trước bị Tụ mà khí trệ, về
sau huyết ứ thành Tích. Như vậy, giai đoạn khí trệ nên điều trị kịp thời, nếu
không thì tụ lại mà thành Tích, cuối cùng sẽ khó chữa. Về nguyên tắc điều
trị, đối với Tụ chủ yếu phải sơ Can lý khí hóa đờm ; Đối với Tích chủ yếu
phải hoạt huyết hóa ứ và lý khí, nhưng nên hỗ trợ với phương pháp làm mềm
chất rắn và giúp chính khí.
CHỨNG TỤ
1. Can uất khí trệ: Hơi tụ ở trong bụng, đau xốc lên, đầy trướng, lúc tụ
lúc tan, vùng bụng và sườn có lúc khó chịu, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền.
Biện chứng: Can khí uất kết, khí cơ không lợi thì vùng bụng sườn có
lúc khó chịu; Khi tụ thành hình thì cứng hoặc nghịch loạn thì đầy trướng,
đau xốc lên, khi khí tan thì chứng trướng đau ngừng ngay.
Điều trị: Sơ Can giải uất, hành khí tiêu tụ. Chủ yếu dùng Tiêu Dao
Tán.
(Trong bài dùng Sài hồ để sơ Can, Bạch thược để nhu Can, Bạc hà để
tán uất (liều lượng ít), Bạch truật, Phục linh, Cam thảo để điều lý Tỳ Vị. Nếu
là người già thể lực yếu, tinh thần mỏi mệt, thêm Đảng sâm để bổ hư. Nếu
khí trệ nặng, hàn thấp nghẽn ở trong, dùng Tiêu Dao Tán không đỡ, có thể
dùng bài Mộc Hương Thuận Khí Tán (Mộc hương, Can khương, Ngô thù,
Thương truật, Hậu phác, Thăng ma, Thảo đậu khấu, Phục linh, Đương qui,
Trạch tả, Thanh bì, Bán hạ, Ích trí, Sài hồ) để ôn trung tán hàn, lý khí hoạt
huyết.
2. Thực trệ đờm ngăn trở: Bụng trướng hoặc đau, táo bón, biếng ăn, ó
lúc như có vật nổi cộm lên ở bụng. Bệnh nặng hơn thì ấn vào trướng đau
nhiều, rêu lưỡi nhớt, mạch Huyền Hoạt.
Biện chứng: Thức ăn ngăn trở ở đường ruột, rối loạn tiêu hóa, Tỳ mất
sự vận hóa, đờm thấp từ trong sinh ra, đờm trệ cùng tắc nghẽn làm cho khí

cơ không thông nên mới chướng đau, táo bón, biếng ăn, Lại do khí cơ không
thông thì đờm trệ cùng với khí tụ lại không tan nên mới như có vật nổi cộm
lên ở bụng: Nếu như tống được thực trệ xuống dưới, phủ khí thông lợi thì
chứng Tụ có thể tan.
Điều trị: Thông tiện đạo trệ, lý khí hóa đờm. Chủ yếu dùng Lục Ma
Thang.
Thực trệ nghẽn ở đường ruột không dùng phương pháp tiêu đạo không
được, trong bài Lục Ma Thang có Đại hoàng, Chỉ thực, Binh lang để hóa
đờm thông đại tiện, vì đại tiện thông thì thực trệ dồn xuống không hợp với
khí làm ngăn trở nữa. Lại dùng Trầm hương, Mộc hương, Ô dược để lý khí.
Có thể thêm Bán hạ, Phục linh, Trần bì để hóa đờm, hòa trung thì một khi
khí cơ thông lợi, thực trệ càng dễ dàng tống xuống, đờm thấp cũng dễ tiêu
trừ, nhờ đó mà Tỳ dương mạnh lên, các loại Hà, Tụ có thể tiêu tan. Nếu đờm
thấp nặng hơn lại có cả thực trệ, phủ khí không thông, nên lưỡi nhớt không
hóa được, có thể dùng Bình Vị Tán thêm Sơn tra, Lục khúc để táo thấp hóa
đờm, kiện Tỳ và tiêu đạo.
Chứng Tụ đa số thường gặp là Thực chứng, nhưng nếu tái phát nhiều
lần, Tỳ khí bị hại, có thể dùng Hương Sa Lục Quân Tử Thang để kiện Tỳ
hòa trung, giúp chính khí.
CHỨNG TÍCH
1. Khí Uất, Huyết Ngăn Trở: Dưới sườn có khối u mềm, khối u cố
định không di chuyển, vừa đầy vừa đau, rêu lưỡi mỏng mạch Huyền.
Biện chứng: Can khí uất kết, lạc mạch không thông, chứng Tích mới
chớm phát, chính khí chưa bị hư, sự quấy nhiễu bởi Tích chưa lâu, cho nên
khối u mềm không cứng, sự biến hóa của mạch và lưỡi không nhiều. Tuy
thuộc khí trệ mà huyết đã không trôi chảy thông lợi, do đó khối u cố định,
đầy và đau chỉ khu trú một chỗ, không có cảm giác xiên nhói.
Điểm phân biệt chủ yếu giữa Can uất khí trệ của chứng Tụ với khí uất
huyết nghẽn của chứng Tích ở chỗ: chứng Tụ lấy khí uất là chính, có thể
kèm theo chứng trạng Can khí phạm Tỳ hoặc Tỳ mất sự kiện vận, hàn thấp ứ

đọng, tuy cũng có thể kiêm có ứ huyết nhưng biểu hiện đều không rõ rệt.
Chứng Tích tuy cũng có khí trệ, nhưng biểu hiện huyết ứ khá rõ, vì thế điểm
quan trọng để biện chứng là khối u cố định và đầy đau chỉ khu trú một chỗ.
Điều trị: Lý khí, hoạt huyết, tiêu tích. Chủ yếu dùng Kim Linh Tử Tán
hợp với Thất
Tiếu Tán.
Trong bài có Kim linh tử để sơ Can hành khí; Huyền hồ lý khí, hoạt
huyết, giảm đau, lại dùng chung với Thất Tiếu Tán để hoạt huyết, trừ ứ thì
khí huyết được lưu thông, 'thông thì không đau’, tích khối có thể tiêu tan.
Nếu khí uất huyết ngăn trở phát triển thêm một bước, dùng những
phương nói ở trên không hiệu quả, có thể đổi dùng Đại Thất Khí Thang, có
Thanh bì, Trần bì, Cát cánh, Hoắc hương để hành khí tán kết; Quế chi, Tam
lăng, Nga truật, Hương phụ để ôn thông huyết lạc, tán kết, mềm chất rắn
Nếu có cả chứng nóng và rét, đau mình, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Phù
là có biểu chứng phong hàn, nên sử dụng phép tuyên biểu lý khí, thông trệ,
tiêu tích, có thể dùng Ngũ Tích Tán để chữa. Chứng Tích giai đoạn đầu có
hàn thấp xâm phạm, khí cơ không lợi dẫn đến một loại chứng nghẽn trở
không thông, phương pháp trị là làm cho từng bước tiêu tan dần.
2. Ứ huyết kết ở trong: Vùng bụng kết khối rõ rệt, cứng, đau không di
chuyển, mặt sạm, gầy ốm, kém ăn, có lúc nóng rét, rêu lưỡi mỏng, rìa lưỡi
tối hoặc chất lưỡi hơi tía hoặc có điểm ứ huyết, mạch Tế Sáp.
Biện chứng: Tích khối lâu ngày to lên rõ rệt, đó là huyết ứ ngưng kết,
mạch lạc bị nghẽn tắc cho nên khối u cứng đau. Tuy thấy mặt sạm, gầy ốm,
không thể xem là Hư chứng mà đó là hiện tượng khí trệ huyết ứ. Còn như
kém ăn, có lúc nóng rét cũng là do doanh vệ không hòa, Tỳ Vị mất điều hòa
gây nên. Hơn nữa, lưỡi và mạch đều biểu hiện rõ là bệnh ở huyết phận, ứ
huyết kết ở trong, đó mới là nguyên nhân chính.
Điều trị: Khứ ứ, nhuyễn kiên, hành khí. Dùng Cách Hạ Trục Ứ Thang.
(Trong bài thuốc dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên
khung, Ngũ linh chi, Huyền hồ, Đơn bì, Xích thược đều là những vị hoạt

huyết khứ ứ; Ô dược, Chỉ xác làm tá để lý khí; Dùng Cam thảo phối hợp với
Xích thược, một vị có thể giảm đau, một vị có thể hòa hoãn bên trong cũng
là có ý điều lý Tỳ Vị).
Tích khối lâu ngày còn có thể dùng thêm Miết Giáp Tiễn Hoàn (Kim
Quỹ Yếu Lược) bài này ngoài tác dụng hoạt huyết hóa ứ, còn có tác dụng
nhuyễn kiên và bổ ích. Hai phương thuốc trên, còn có thể uống xen kẽ với
Lục Quân Tử Thang, để bổ ích khí của Tỳ Vị theo phương pháp vừa công
vừa bổ.
3. Chính Khí Hư Ứ Kết: Tích khối cứng, đau tăng dần, sắc mặt úa
vàng hoặc đen sạm, gầy ốm, ăn rất kém, chất lưỡi tía nhạt hoặc lưỡi bóng
không có rêu, mạch Tế Sác hoặc Huyền Tế.
Biện chứng: Bệnh kéo dài, chính khí đã suy, mạch lạc tắc nghẽn cho
nên tích khối cứng rắn, đau càng tăng. Tỳ Vị mất chức năng vận hóa, nguồn
gốc của khí huyết không đủ cho nên gầy ốm, sắc mặt úa vàng. Chất lưỡi tía
nhạt là dương khí tổn thương, âm huyết bị hại, lưỡi bóng không rêu và mạch
Tế.
Điều trị: Đại bổ khí huyết, hoạt huyết hóa ứ. Dùng bài Bát Trân Thang
hợp với Hóa Tích Hoàn.
Bệnh đã lâu ngày, chính khí tổn thương nhiều, dùng Đảng sâm, Bạch
truật, Phục linh, Cam thảo, Đương quy, Bạch thược, Địa hoàng, Xuyên
khung để đại bổ khí huyết; Nhưng lưỡi đỏ bóng không rêu là phần âm tổn
thương quá nặng, có thể thêm Sinh địa, Sa sâm, Thạch hộc để nuôi tân dịch.
Tuy chính khí bị tổn thương nhiều, nhưng tích khối quá lâu, khí huyết ứ trệ,
cho nên dùng phương pháp hóa tích để làm mềm chất rắn, phá ứ và hoạt
huyết. Tuy nhiên vì bệnh quá lâu, hiệu quả khá chậm, không thể khỏi nhanh
được.
Chứng Tích dù mới bị hay tích khối đã lâu, đều có thể phối hợp phép
chữa bên ngoài, trên lâm sàng nói chung sử dụng Cao A Ngùy dán vào chỗ
khối u giúp cho tác dụng tiêu tích tán ứ rất tốt.
Ngoài ra, chứng Trưng Hà thuộc phạm vi Tích tụ. Sách ‘Chư Bệnh

Nguyên Hậu Luận’ viết: “Bệnh không di động, đúng tên gọi là Trưng - Nếu
bệnh tuy có kết khối mà có thể chuyển đẩy được gọi là Trưng Hà - Hà là giả,
là hư giả có thể chuyển động". Xem vậy thì biết Trưng và Tích thuộc loại
hữu hình có đặc điểm cứng rắn không di chuyển. Hà với Tụ có chứng trạng
lúc tụ lúc tan bất thường. Chứng Huyền tích ghi trong sách ‘Thánh Huệ
Phương’ cũng thuộc phạm vi chứng Tích tụ, đó là căn cứ vào bộ vị kết khối
nông sâu ở vùng bụng mà đặt tên. Bộ vị ở sâu không nhìn thấy hòn khối,
hoặc kiểm tra kỹ mới thấy hòn khối thì gọi là Tích.
Cần phân biệt Tích với Bỉ mãn. Bỉ mãn là loại chứng trạng tự cảm
giác ở vùng bụng - chủ yếu vùng Vị quản, bỉ đầy không thông, chướng tắc
không chịu nổi nhưng không thể sờ thấy khối u. Nếu là 'Bỉ khối’ thì thuộc
phạm vi Tích tụ.
Tóm lạïi, khi mới bị chứng Tụ nếu điều trị kịp thời có thể chuyển biến
tốt hoặc khỏi hẳn. Nhưng chứng Tụ để kéo dài, cũng có thể thành Tích. Còn
như chứng Tích thời kỳ đầu, nếu chạy chữa thích đáng, có thể đỡ dần; để
đến thời kỳ cuối hoặc biến
thành Hoàng đản, thành Cổ trướng, hoặc nôn ra máu, tiêu ra máu
đều là biến chứng rất nặng.
Bệnh Án Tích Tụ
(Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’)
Ngô X, nam, 54 tuổi.
- Khám lần dầu: Sườn bên phải đau lan tỏa tới vùng rốn, khí tụ lại
thành chứng Hà, sau khi ăn vào càng khó chịu, nôn ra nước vàng, ợ hơi thì
dễ chịu, qua 2 ngày vẫn chưa đại tiện, nước tiểu mầu vàng sẫm. Đây là Can
Đởm mất chức năng sơ đạt gây nên, điều trị theo hướng sơ Can, lý khí hỗ trợ
phép giáng nghịch. Dùng Sài hồ 6g, Xuyên luyện tử 12g, Bán hạ 12g,
Hương duyên bì 12g, Thanh bì 6g, Uất kim 12g, Mộc hương 6g, Hương phụ
chế 12g, Toàn đương qui 12g, Xích thược 12g. Tả Kim Hoàn 4g (chia làm 3
lần nuốt).
Khám lần 2: Đã hết đau sườn, nôn mửa cũng giảm, rêu lưỡi mỏng

nhớt, mạch Tiểu, Huyền, khí cơ đã thông lợi, theo phương pháp cũ có gia
giảm thêm. Mộc hương trong đơn dùng 4g, Tả Kim Hoàn dùng 3g, uống tiếp
3 thang nữa khỏi hẳn. Về sau bệnh tái phát lại uống đơn này cũng khỏi.
- Nhận xét: Đau sườn phải giống như cố định (thực tế là lan tỏa đến
vùng rốn, có ý như lúc tụ lúc tan. Lâm sàng nói chung thấy loại bệnh này
đều cảm thấy như có vật gì ở vùng sườn, khó chịu, ngồi sờ cũng không thấy
hòn khối.
Vương X, nam, 39 tuổi. Hình dung tiều tụy, mỏi mệt yếu sức, sắc da
vàng khô không nhuận, chi dưới mềm yếu, cánh tay tê dại, ăn kém. Rêu lưỡi
trắng mỏng, mạch Tiểu Sác. Đây là loại ứ kết do chính khí hư, đã hình thành
chứng Tích. Điều trị theo hướng phù chính hóa ứ. Dùng Sinh địa 16g, Thục
địa 16g, Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 16g, Bạch thược 20g, Miết giáp 32g, Mẫu
lệ 32g, Đan sâm 12g, Sa nhân 3g, Ngưu tất 12g, Phục linh 16g, Đơn bì 6g.
Nhân Sâm Miết Giáp Tiễn Hoàn 4g (chia 2 lần nuốt). Lại dùng Cẩu Bì Tiêu
Bỉ Cao thêm A nguy 2g dán vào chỗ lách (Tỳ) sưng to.
Chú ý: bệnh án này lách sưng to xuống quá rốn, sau khi uống 17
thang, tinh thần khá hơn, ăn ngon, lách sưng to cũng nhỏ dần.
Nhận xét: Bệnh án này đã hình thành chứng Tích, sau khi uống 17
thang theo hướng phù chính hóa ứ, Trưng Tích nhỏ dần. Trong bệnh án tuy
không nói đến Trưng Tích, nhưng trong lời ‘chú ý’ đã nói nguyên nhân, hơn
nữa, trong đơn thuốc cũng nêu ra dán cao vào chỗ Trưng Tích.

×